Hết năm học 2016 - 2017, toàn huyện Văn Yên có 58 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông (trong đó có 56 cơ sở công lập, 2 cơ sở mầm non tư thục) với quy mô 1.029 nhóm, lớp; huy động 29.484 học sinh đến lớp. So với thời điểm cuối năm học 2015 - 2016 (trước khi sáp nhập), giảm 29 trường, 6 điểm trường lẻ.
Một giờ học của học sinh Trường Tiểu học An Thịnh.
Những kết quả
Sau một năm thực hiện Đề án Sắp xếp quy mô, mạng lưới trường lớp học đối với giáo dục mầm non (MN), giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016 - 2020, hết năm học 2016 - 2017, toàn huyện Văn Yên có 58 cơ sở giáo dục MN, phổ thông (trong đó có 56 cơ sở công lập, 2 cơ sở MN tư thục) với quy mô 1.029 nhóm, lớp; huy động 29.484 học sinh đến lớp. So với thời điểm cuối năm học 2015 - 2016 (trước khi sáp nhập), giảm 29 trường, 6 điểm trường lẻ.
Từ sắp xếp trường lớp, toàn huyện có 14 trường có học sinh bán trú. So với cuối năm học trước, giảm 3 trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) do sáp nhập trường, đồng thời tăng 4 trường có học sinh bán trú.
Đánh giá cho thấy, các trường PTDTBT hoạt động nề nếp, đều có tổ quản sinh để quản lý việc học tập, sinh hoạt hàng ngày của học sinh; các khu bán trú đều có nội quy và được niêm yết công khai, đồng thời vẫn duy trì được các hoạt động như học tập ngoài giờ lên lớp, tổ chức ăn, ở, sinh hoạt thể dục thể thao, văn nghệ, trồng rau, chăn nuôi để cải thiện bữa ăn cho học sinh bán trú tại trường.
Về cơ sở vật chất, sau sắp xếp, diện tích đất hiện có bình quân/học sinh cơ bản bảo đảm theo quy định và đáp ứng được nhu cầu của các trường. Diện tích phòng học, phòng ở, phòng ăn đến thời điểm hiện nay cơ bản bảo đảm. Các trường cơ bản bảo đảm đủ phòng làm việc của hội đồng, các phòng sinh hoạt chuyên môn, các điều kiện phục vụ công tác bán trú.
Công tác xã hội hóa tiếp tục được triển khai từ huyện đến cơ sở. Cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn đã tích cực phối hợp với ngành giáo dục quy hoạch mặt bằng, sắp xếp lại quy mô trường lớp; tích cực tham gia vận động học sinh ra lớp, chống học sinh bỏ học; củng cố các điều kiện làm việc của giáo viên và điều kiện học tập cho học sinh, đặc biệt là học sinh bán trú. Huy động các nguồn lực trong nhân dân nhằm từng bước củng cố môi trường sư phạm, cảnh quan trường lớp.
Về đội ngũ, thực hiện sự lãnh đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy Văn Yên về công tác tổ chức cán bộ theo phân cấp quản lý, UBND huyện đã thực hiện quy trình bổ nhiệm 84 cán bộ quản lý (25 hiệu trưởng, 59 phó hiệu trưởng); đã sắp xếp lại 60 giáo viên; điều động 20 nhân viên giữa các đơn vị trường; phân công 41 nhân viên kế toán làm nhiệm vụ kế toán của 56 trường sau sáp nhập; cử 29 nhân viên kế toán dôi dư đi bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư.
Đến tháng 4/2017, các trường có tổng số 1.983 lao động, sau khi thực hiện các quy trình sắp xếp lại cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cơ bản đáp ứng yêu cầu về quy mô trường, lớp, học sinh; đội ngũ được điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sắp xếp lại đã ổn định công việc, yên tâm công tác.
Tồn tại và hướng khắc phục
Bên cạnh kết quả đạt được, Đề án Sắp xếp quy mô, mạng lưới trường lớp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ở Văn Yên cũng bộc lộ một số vấn đề. Đó là việc duy trì số lượng, tỷ lệ chuyên cần đối với học sinh ở các điểm lẻ cách xa điểm trường chính về ở bán trú gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là sau dịp tết Nguyên đán, số học sinh nghỉ học nhiều, tỷ lệ chuyên cần thấp, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.
Về cơ sở vật chất, phòng học, phòng bộ môn, phòng ở cho học sinh, bếp ăn, công trình vệ sinh, của một số đơn vị trường có diện tích nhỏ, một số hạng mục xuống cấp, hệ thống điện, nước còn thiếu nên còn gặp nhiều khó khăn trong công tác giảng dạy, nhất là việc ăn, ở, sinh hoạt của học sinh bán trú. Quỹ đất xây dựng các phòng học, các công trình, khu vực sân chơi, mới bảo đảm nhu cầu tối thiểu. Đối với các trường bán trú, diện tích đất, nhà công vụ cho giáo viên... phục vụ cho công tác bán trú còn thiếu.
Năm học 2016 - 2017, năm đầu thực hiện Đề án, tỷ lệ huy động trẻ ra lớp của huyện Văn Yên đạt 15,5%, tỷ lệ huy động mẫu giáo đạt 95,8%, tiểu học đạt 99,7%, THCS đạt 99,1%.
|
Đối với các trường PTDTBT có 2 cấp học, trường phổ thông có 3 cấp học, công tác quản lý chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ cũng bộc lộ những bất cập, công tác hội họp hàng tháng, hàng tuần cũng gặp nhiều khó khăn do đặc thù của mỗi cấp học. Bên cạnh đó, do thiếu giáo viên MN nên công tác nâng cao chất lượng chăm sóc, công tác an toàn cho trẻ gặp nhiều khó khăn; nhiều lớp học 2 buổi/ngày nhưng mới chỉ có 1 giáo viên giảng dạy. Nhân viên kế toán phụ trách nhiều đơn vị trường có khối lượng công việc lớn, gặp nhiều khó khăn khi phải giải quyết công việc ở các đơn vị trường khác nhau.
Trong khi đó, nhân viên kế toán phân công làm nhiệm vụ văn thư có khối lượng công việc ít nhưng không thể làm thay nhân viên kế toán. Bên cạnh đó, phó hiệu trưởng các trường có nhiều cấp học, nhiều lớp, nhiều điểm trường có khối lượng công việc nhiều, khó khăn trong công tác quản lý...
Theo lộ trình thực hiện Đề án, năm học 2017-2018, toàn huyện Văn Yên có 56 cơ sở giáo dục MN, phổ thông với quy mô 1.013 nhóm, lớp, huy động 30.052 học sinh; có 2.884 học sinh được hưởng chế độ chính sách theo Nghị định số 116 của Chính phủ (2.357 học sinh ở trong trường, 527 học sinh trọ học)...
Học sinh Trường Tiểu học và THCS Yên Hưng diễu hành trong Lễ khai giảng năm học mới 2016 - 2017 và đón nhận danh hiệu trường đạt chuẩn quốc gia.
Theo tính toán, để bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất khi đưa học sinh về học tập trung thì năm học này, huyện Văn Yên cần phải đầu tư 35 phòng học; 5 phòng bán trú; 52 phòng công vụ; 135 chiếc giường tầng.
Về đội ngũ, cần bổ sung cán bộ quản lý và giáo viên, nhất là bậc học MN... Để đạt được mục tiêu Đề án, huyện Văn Yên tiếp tục kiến nghị UBND tỉnh xem xét, cho phép điều chỉnh lộ trình sáp nhập các điểm trường lẻ trong năm học 2017-2018 để bảo đảm cơ sở vật chất. Vì qua thực tế nắm bắt tình hình ở một số điểm trường xa điểm trường chính, đường giao thông đi lại còn khó khăn như Mỏ Vàng, Lang Thíp, Châu Quế Hạ, Châu Quế Thượng, Phong Dụ Thượng, Xuân Tầm, Lâm Giang... khi thực hiện lộ trình sáp nhập các điểm trường lẻ về trung tâm hoặc các khu sẽ gặp khó khăn.
Bên cạnh đó, cùng đề nghị sớm cho tuyển dụng bổ sung giáo viên MN còn thiếu và giáo viên THCS thiếu cơ cấu môn, đồng thời cấp kinh phí thanh toán tiền làm thêm giờ, thêm buổi đối với những trường thiếu giáo viên so với quy mô. Huyện cũng đề nghị UBND tỉnh tiếp tục đầu tư xây dựng các hạng mục công trình như trong Đề án đã được phê duyệt để thực hiện việc sáp nhập các điểm trường. Đồng thời, xem xét điều chỉnh thiết kế xây dựng các hạng mục công trình cho phù hợp với diện tích đất và mặt bằng xây dựng của từng trường ...
Từ những kết quả bước đầu trong năm đầu thực hiện, tin rằng với sự quan tâm của tỉnh, sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, toàn ngành giáo dục và sự ủng hộ của người dân, Đề án sẽ tiếp tục mang lại những kết quả tích cực, góp phần đưa chất lượng giáo dục huyện Văn Yên lên một tầm cao mới.
1374 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Hết năm học 2016 - 2017, toàn huyện Văn Yên có 58 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông (trong đó có 56 cơ sở công lập, 2 cơ sở mầm non tư thục) với quy mô 1.029 nhóm, lớp; huy động 29.484 học sinh đến lớp. So với thời điểm cuối năm học 2015 - 2016 (trước khi sáp nhập), giảm 29 trường, 6 điểm trường lẻ.Những kết quả
Sau một năm thực hiện Đề án Sắp xếp quy mô, mạng lưới trường lớp học đối với giáo dục mầm non (MN), giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016 - 2020, hết năm học 2016 - 2017, toàn huyện Văn Yên có 58 cơ sở giáo dục MN, phổ thông (trong đó có 56 cơ sở công lập, 2 cơ sở MN tư thục) với quy mô 1.029 nhóm, lớp; huy động 29.484 học sinh đến lớp. So với thời điểm cuối năm học 2015 - 2016 (trước khi sáp nhập), giảm 29 trường, 6 điểm trường lẻ.
Từ sắp xếp trường lớp, toàn huyện có 14 trường có học sinh bán trú. So với cuối năm học trước, giảm 3 trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) do sáp nhập trường, đồng thời tăng 4 trường có học sinh bán trú.
Đánh giá cho thấy, các trường PTDTBT hoạt động nề nếp, đều có tổ quản sinh để quản lý việc học tập, sinh hoạt hàng ngày của học sinh; các khu bán trú đều có nội quy và được niêm yết công khai, đồng thời vẫn duy trì được các hoạt động như học tập ngoài giờ lên lớp, tổ chức ăn, ở, sinh hoạt thể dục thể thao, văn nghệ, trồng rau, chăn nuôi để cải thiện bữa ăn cho học sinh bán trú tại trường.
Về cơ sở vật chất, sau sắp xếp, diện tích đất hiện có bình quân/học sinh cơ bản bảo đảm theo quy định và đáp ứng được nhu cầu của các trường. Diện tích phòng học, phòng ở, phòng ăn đến thời điểm hiện nay cơ bản bảo đảm. Các trường cơ bản bảo đảm đủ phòng làm việc của hội đồng, các phòng sinh hoạt chuyên môn, các điều kiện phục vụ công tác bán trú.
Công tác xã hội hóa tiếp tục được triển khai từ huyện đến cơ sở. Cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn đã tích cực phối hợp với ngành giáo dục quy hoạch mặt bằng, sắp xếp lại quy mô trường lớp; tích cực tham gia vận động học sinh ra lớp, chống học sinh bỏ học; củng cố các điều kiện làm việc của giáo viên và điều kiện học tập cho học sinh, đặc biệt là học sinh bán trú. Huy động các nguồn lực trong nhân dân nhằm từng bước củng cố môi trường sư phạm, cảnh quan trường lớp.
Về đội ngũ, thực hiện sự lãnh đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy Văn Yên về công tác tổ chức cán bộ theo phân cấp quản lý, UBND huyện đã thực hiện quy trình bổ nhiệm 84 cán bộ quản lý (25 hiệu trưởng, 59 phó hiệu trưởng); đã sắp xếp lại 60 giáo viên; điều động 20 nhân viên giữa các đơn vị trường; phân công 41 nhân viên kế toán làm nhiệm vụ kế toán của 56 trường sau sáp nhập; cử 29 nhân viên kế toán dôi dư đi bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư.
Đến tháng 4/2017, các trường có tổng số 1.983 lao động, sau khi thực hiện các quy trình sắp xếp lại cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cơ bản đáp ứng yêu cầu về quy mô trường, lớp, học sinh; đội ngũ được điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sắp xếp lại đã ổn định công việc, yên tâm công tác.
Tồn tại và hướng khắc phục
Bên cạnh kết quả đạt được, Đề án Sắp xếp quy mô, mạng lưới trường lớp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ở Văn Yên cũng bộc lộ một số vấn đề. Đó là việc duy trì số lượng, tỷ lệ chuyên cần đối với học sinh ở các điểm lẻ cách xa điểm trường chính về ở bán trú gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là sau dịp tết Nguyên đán, số học sinh nghỉ học nhiều, tỷ lệ chuyên cần thấp, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.
Về cơ sở vật chất, phòng học, phòng bộ môn, phòng ở cho học sinh, bếp ăn, công trình vệ sinh, của một số đơn vị trường có diện tích nhỏ, một số hạng mục xuống cấp, hệ thống điện, nước còn thiếu nên còn gặp nhiều khó khăn trong công tác giảng dạy, nhất là việc ăn, ở, sinh hoạt của học sinh bán trú. Quỹ đất xây dựng các phòng học, các công trình, khu vực sân chơi, mới bảo đảm nhu cầu tối thiểu. Đối với các trường bán trú, diện tích đất, nhà công vụ cho giáo viên... phục vụ cho công tác bán trú còn thiếu.
Năm học 2016 - 2017, năm đầu thực hiện Đề án, tỷ lệ huy động trẻ ra lớp của huyện Văn Yên đạt 15,5%, tỷ lệ huy động mẫu giáo đạt 95,8%, tiểu học đạt 99,7%, THCS đạt 99,1%.
Đối với các trường PTDTBT có 2 cấp học, trường phổ thông có 3 cấp học, công tác quản lý chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ cũng bộc lộ những bất cập, công tác hội họp hàng tháng, hàng tuần cũng gặp nhiều khó khăn do đặc thù của mỗi cấp học. Bên cạnh đó, do thiếu giáo viên MN nên công tác nâng cao chất lượng chăm sóc, công tác an toàn cho trẻ gặp nhiều khó khăn; nhiều lớp học 2 buổi/ngày nhưng mới chỉ có 1 giáo viên giảng dạy. Nhân viên kế toán phụ trách nhiều đơn vị trường có khối lượng công việc lớn, gặp nhiều khó khăn khi phải giải quyết công việc ở các đơn vị trường khác nhau.
Trong khi đó, nhân viên kế toán phân công làm nhiệm vụ văn thư có khối lượng công việc ít nhưng không thể làm thay nhân viên kế toán. Bên cạnh đó, phó hiệu trưởng các trường có nhiều cấp học, nhiều lớp, nhiều điểm trường có khối lượng công việc nhiều, khó khăn trong công tác quản lý...
Theo lộ trình thực hiện Đề án, năm học 2017-2018, toàn huyện Văn Yên có 56 cơ sở giáo dục MN, phổ thông với quy mô 1.013 nhóm, lớp, huy động 30.052 học sinh; có 2.884 học sinh được hưởng chế độ chính sách theo Nghị định số 116 của Chính phủ (2.357 học sinh ở trong trường, 527 học sinh trọ học)...
Học sinh Trường Tiểu học và THCS Yên Hưng diễu hành trong Lễ khai giảng năm học mới 2016 - 2017 và đón nhận danh hiệu trường đạt chuẩn quốc gia.
Theo tính toán, để bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất khi đưa học sinh về học tập trung thì năm học này, huyện Văn Yên cần phải đầu tư 35 phòng học; 5 phòng bán trú; 52 phòng công vụ; 135 chiếc giường tầng.
Về đội ngũ, cần bổ sung cán bộ quản lý và giáo viên, nhất là bậc học MN... Để đạt được mục tiêu Đề án, huyện Văn Yên tiếp tục kiến nghị UBND tỉnh xem xét, cho phép điều chỉnh lộ trình sáp nhập các điểm trường lẻ trong năm học 2017-2018 để bảo đảm cơ sở vật chất. Vì qua thực tế nắm bắt tình hình ở một số điểm trường xa điểm trường chính, đường giao thông đi lại còn khó khăn như Mỏ Vàng, Lang Thíp, Châu Quế Hạ, Châu Quế Thượng, Phong Dụ Thượng, Xuân Tầm, Lâm Giang... khi thực hiện lộ trình sáp nhập các điểm trường lẻ về trung tâm hoặc các khu sẽ gặp khó khăn.
Bên cạnh đó, cùng đề nghị sớm cho tuyển dụng bổ sung giáo viên MN còn thiếu và giáo viên THCS thiếu cơ cấu môn, đồng thời cấp kinh phí thanh toán tiền làm thêm giờ, thêm buổi đối với những trường thiếu giáo viên so với quy mô. Huyện cũng đề nghị UBND tỉnh tiếp tục đầu tư xây dựng các hạng mục công trình như trong Đề án đã được phê duyệt để thực hiện việc sáp nhập các điểm trường. Đồng thời, xem xét điều chỉnh thiết kế xây dựng các hạng mục công trình cho phù hợp với diện tích đất và mặt bằng xây dựng của từng trường ...
Từ những kết quả bước đầu trong năm đầu thực hiện, tin rằng với sự quan tâm của tỉnh, sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, toàn ngành giáo dục và sự ủng hộ của người dân, Đề án sẽ tiếp tục mang lại những kết quả tích cực, góp phần đưa chất lượng giáo dục huyện Văn Yên lên một tầm cao mới.