CTTĐT - Để chủ động phát hiện, phòng chống dịch bệnh thương hàn tại cộng đồng và các cơ sở điều trị trên địa bàn tỉnh, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thương hàn.
Người dân nên thực hành ăn chín, uống sôi và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
Thương hàn là bệnh về đường tiêu hóa có khả năng lây lan trong cộng đồng, do vi khuẩn Salmonella typhi gây ra. Thời gian ủ bệnh trung bình từ 8 - 14 ngày, phụ thuộc vào số lượng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể người bệnh. Đây là một bệnh khởi phát rất đột ngột. Trong trường hợp nhẹ, bệnh thương hàn thường không có triệu chứng. Trong trường hợp nặng, bệnh gây sốt cao kéo dài, mệt mỏi, chán ăn, đau đầu, nôn khan, táo bón hoặc tiêu chảy,… Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây tử vong, loét thanh mạc và thủng ruột dẫn đến chảy máu.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, ngày 21/3/2024 đã ghi nhận 01 trường hợp mắc bệnh thương hàn, kết quả xét nghiệm dương tính với Salmonella typhimurium. Để chủ động phát hiện, phòng chống dịch bệnh thương hàn tại cộng đồng và các cơ sở điều trị trên địa bàn tỉnh, Sở Y tế yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tăng cường kiểm tra, giám sát, hỗ trợ các địa phương điều tra, xử lý các ca bệnh, ổ dịch theo đúng quy định; chỉ đạo phối hợp với các cơ sở y tế trên địa bàn phát hiện sớm và xử lý kịp thời các trường hợp mắc bệnh đầu tiên, không để lây lan, kéo dài, bùng phát thành dịch.
Đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, chủ động phòng chống lây nhiễm bệnh thương hàn bằng nhiều hình thức với các thông điệp truyền thông như: đảm bảo vệ sinh môi trường, bảo vệ nguồn nước, xử lý phân, rác triệt để, hợp vệ sinh; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến, sản xuất, kinh doanh thực phẩm; thực hành ăn chín, uống sôi; rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; khuyến khích người dân chủ động tiêm chủng vắc xin phòng bệnh thương hàn tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng vật tư, hóa chất, trang thiết bị sẵn sàng đáp ứng với các tình huống dịch bệnh; củng cố các đội cơ động chống dịch sẵn sàng hỗ trợ tuyến dưới điều tra, xác minh, đánh giá, xử lý ổ dịch.
Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo trạm y tế các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tăng cường truyền thông về phòng, chống dịch bệnh thương hàn; phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để được khám, điều trị và xử lý ổ dịch kịp thời. Tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức về giám sát phát hiện bệnh và điều trị để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế, đặc biệt là y tế cơ sở. Chủ động các biện pháp phòng chống dịch bệnh thương hàn tại địa phương.
Các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh, Bệnh viện đa khoa Hữu Nghị 103, Bệnh viện đa khoa Trường Đức tổ chức tốt việc phân luồng khám bệnh, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, bố trí khu vực điều trị riêng cho bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm, hạn chế người thăm, đặc biệt lưu ý các bệnh nhân nặng, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong. Thực hiện tốt việc phòng tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị. Củng cố, kiện toàn đội cấp cứu lưu động, chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, phương tiện cấp cứu, nhân lực sẵn sàng hỗ trợ chuyên môn cho các đơn vị trong cấp cứu, điều trị bệnh nhân khi có tình huống xảy ra.
Để phòng ngừa bệnh thương hàn, người dân cần tiêm vắc xin phòng bệnh; kiểm tra kỹ nguồn nước trước khi sử dụng; sử dụng thực phẩm hàng ngày tươi mới, đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ và trên hết là đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn. Người dân nên thực hành ăn chín, uống sôi và rửa tay sạch trước khi chế biến món ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
1191 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Để chủ động phát hiện, phòng chống dịch bệnh thương hàn tại cộng đồng và các cơ sở điều trị trên địa bàn tỉnh, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thương hàn.Thương hàn là bệnh về đường tiêu hóa có khả năng lây lan trong cộng đồng, do vi khuẩn Salmonella typhi gây ra. Thời gian ủ bệnh trung bình từ 8 - 14 ngày, phụ thuộc vào số lượng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể người bệnh. Đây là một bệnh khởi phát rất đột ngột. Trong trường hợp nhẹ, bệnh thương hàn thường không có triệu chứng. Trong trường hợp nặng, bệnh gây sốt cao kéo dài, mệt mỏi, chán ăn, đau đầu, nôn khan, táo bón hoặc tiêu chảy,… Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây tử vong, loét thanh mạc và thủng ruột dẫn đến chảy máu.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, ngày 21/3/2024 đã ghi nhận 01 trường hợp mắc bệnh thương hàn, kết quả xét nghiệm dương tính với Salmonella typhimurium. Để chủ động phát hiện, phòng chống dịch bệnh thương hàn tại cộng đồng và các cơ sở điều trị trên địa bàn tỉnh, Sở Y tế yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tăng cường kiểm tra, giám sát, hỗ trợ các địa phương điều tra, xử lý các ca bệnh, ổ dịch theo đúng quy định; chỉ đạo phối hợp với các cơ sở y tế trên địa bàn phát hiện sớm và xử lý kịp thời các trường hợp mắc bệnh đầu tiên, không để lây lan, kéo dài, bùng phát thành dịch.
Đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, chủ động phòng chống lây nhiễm bệnh thương hàn bằng nhiều hình thức với các thông điệp truyền thông như: đảm bảo vệ sinh môi trường, bảo vệ nguồn nước, xử lý phân, rác triệt để, hợp vệ sinh; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến, sản xuất, kinh doanh thực phẩm; thực hành ăn chín, uống sôi; rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; khuyến khích người dân chủ động tiêm chủng vắc xin phòng bệnh thương hàn tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng vật tư, hóa chất, trang thiết bị sẵn sàng đáp ứng với các tình huống dịch bệnh; củng cố các đội cơ động chống dịch sẵn sàng hỗ trợ tuyến dưới điều tra, xác minh, đánh giá, xử lý ổ dịch.
Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo trạm y tế các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tăng cường truyền thông về phòng, chống dịch bệnh thương hàn; phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để được khám, điều trị và xử lý ổ dịch kịp thời. Tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức về giám sát phát hiện bệnh và điều trị để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế, đặc biệt là y tế cơ sở. Chủ động các biện pháp phòng chống dịch bệnh thương hàn tại địa phương.
Các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh, Bệnh viện đa khoa Hữu Nghị 103, Bệnh viện đa khoa Trường Đức tổ chức tốt việc phân luồng khám bệnh, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, bố trí khu vực điều trị riêng cho bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm, hạn chế người thăm, đặc biệt lưu ý các bệnh nhân nặng, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong. Thực hiện tốt việc phòng tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị. Củng cố, kiện toàn đội cấp cứu lưu động, chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, phương tiện cấp cứu, nhân lực sẵn sàng hỗ trợ chuyên môn cho các đơn vị trong cấp cứu, điều trị bệnh nhân khi có tình huống xảy ra.
Để phòng ngừa bệnh thương hàn, người dân cần tiêm vắc xin phòng bệnh; kiểm tra kỹ nguồn nước trước khi sử dụng; sử dụng thực phẩm hàng ngày tươi mới, đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ và trên hết là đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn. Người dân nên thực hành ăn chín, uống sôi và rửa tay sạch trước khi chế biến món ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.