CTTĐT - Ủy ban nhân dân tỉnh giao các đơn vị liên quan triển khai một số nhiệm vụ thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016 - 2020.
Nhân dân xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên tham gia kiên cố hóa đường giao thông nông thôn
Cụ thể, UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí tăng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2018 - 2020 để thực hiện hoàn thành mục tiêu của Đề án đã đề ra, đồng thời hàng năm sớm đề xuất việc giao kế hoạch để UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động triển khai thực hiện và cân đối nguồn kinh phí đối ứng.
Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải nghiên cứu, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối tăng nguồn vốn duy tu, bảo dưỡng công trình để hỗ trợ công tác quản lý, bảo trì hệ thống giao thông sau đầu tư của Đề án; đề xuất giải pháp huy động mức đóng góp kinh phí nhằm tháo gỡ khó khăn trong việc triển khai Đề án ở những vùng có mật độ dân cư thấp, những nơi có địa hình phức tạp, khó khăn để giảm mức đóng góp của người dân.
Sở Giao thông vận tải tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương triển khai Đề án và thực hiện đúng các quy định của nhà nước về quản lý và bảo trì đường bộ; Tăng cường các giải pháp quản lý hoạt động vận tải, kiểm soát tải trọng của các phương tiện vận tải và xử lý nghiêm các phương tiện vi phạm để đảm bảo an toàn, chất lượng và kéo dài tuổi thọ của các công trình giao thông nông thôn đã đầu tư.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động rà soát các danh mục công trình đầu tư, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả; thực hiện tốt công tác phân bổ kế hoạch vốn và tổ chức thực hiện ngay sau khi có quyết định giao vốn của Ủy ban nhân dân tỉnh; chủ động cân đối, bố trí đủ vốn đối ứng theo quy định và các nguồn vốn hợp pháp khác để tham gia thực hiện Đề án trên địa bàn quản lý; Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia xây dựng, quản lý, bảo trì đường giao thông nông thôn trên địa bàn, đảm bảo dân chủ, tự nguyện; kịp thời động viên khen thưởng các cá nhân, tổ chức ủng hộ, đóng góp ngày công lao động, kinh phí, hiến đất trong xây dựng đường giao thông nông thôn; Phối hợp, thực hiện tốt công tác kiểm tra, xử lý các trường hợp xe quá khổ, quá tải vi phạm quy định trên địa bàn; Chỉ đạo cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể xã hội cấp xã, phường thuộc phạm vi quản lý tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng, phát triển giao thông nông thôn; việc ủng hộ đóng góp xây dựng, tham gia công tác quản lý đầu tư, quản lý sau đầu tư, kịp thời duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường hư hỏng; thực hiện nghiêm các quy định của nhà nước về quản lý hành lang an toàn đường bộ.
1666 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ủy ban nhân dân tỉnh giao các đơn vị liên quan triển khai một số nhiệm vụ thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016 - 2020.
Cụ thể, UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí tăng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2018 - 2020 để thực hiện hoàn thành mục tiêu của Đề án đã đề ra, đồng thời hàng năm sớm đề xuất việc giao kế hoạch để UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động triển khai thực hiện và cân đối nguồn kinh phí đối ứng.
Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải nghiên cứu, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối tăng nguồn vốn duy tu, bảo dưỡng công trình để hỗ trợ công tác quản lý, bảo trì hệ thống giao thông sau đầu tư của Đề án; đề xuất giải pháp huy động mức đóng góp kinh phí nhằm tháo gỡ khó khăn trong việc triển khai Đề án ở những vùng có mật độ dân cư thấp, những nơi có địa hình phức tạp, khó khăn để giảm mức đóng góp của người dân.
Sở Giao thông vận tải tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương triển khai Đề án và thực hiện đúng các quy định của nhà nước về quản lý và bảo trì đường bộ; Tăng cường các giải pháp quản lý hoạt động vận tải, kiểm soát tải trọng của các phương tiện vận tải và xử lý nghiêm các phương tiện vi phạm để đảm bảo an toàn, chất lượng và kéo dài tuổi thọ của các công trình giao thông nông thôn đã đầu tư.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động rà soát các danh mục công trình đầu tư, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả; thực hiện tốt công tác phân bổ kế hoạch vốn và tổ chức thực hiện ngay sau khi có quyết định giao vốn của Ủy ban nhân dân tỉnh; chủ động cân đối, bố trí đủ vốn đối ứng theo quy định và các nguồn vốn hợp pháp khác để tham gia thực hiện Đề án trên địa bàn quản lý; Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia xây dựng, quản lý, bảo trì đường giao thông nông thôn trên địa bàn, đảm bảo dân chủ, tự nguyện; kịp thời động viên khen thưởng các cá nhân, tổ chức ủng hộ, đóng góp ngày công lao động, kinh phí, hiến đất trong xây dựng đường giao thông nông thôn; Phối hợp, thực hiện tốt công tác kiểm tra, xử lý các trường hợp xe quá khổ, quá tải vi phạm quy định trên địa bàn; Chỉ đạo cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể xã hội cấp xã, phường thuộc phạm vi quản lý tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng, phát triển giao thông nông thôn; việc ủng hộ đóng góp xây dựng, tham gia công tác quản lý đầu tư, quản lý sau đầu tư, kịp thời duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường hư hỏng; thực hiện nghiêm các quy định của nhà nước về quản lý hành lang an toàn đường bộ.