CTTĐT - Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra, huyện Trạm Tấu đã thực hiện nghiêm túc phương châm 4 tại chỗ trong phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), cùng với đó hiện nay huyện đang tăng cường quản lý việc đốt nương làm rẫy để giảm thiểu nguy cơ cháy lan vào rừng.
Lãnh đạo xã Bản Công kiểm tra việc canh tác nương rẫy của người dân thôn Tà Xùa
Anh Phàng A Trư ở thôn Tà Xùa xã Bản Công niên vụ này có một mảnh nương nhỏ gần rừng dự định để trồng cỏ voi làm thức ăn cho gia súc, trong những ngày nắng nóng khô hanh anh đã được trưởng thôn, cán bộ ban quản lý rừng phòng hộ và cán bộ kiểm lâm địa bàn đến tận nhà tuyên truyền thực hiện các biện pháp an toàn khi canh tác nương rẫy. Nhận thấy đây là chủ trương đúng đắn và rất cần thiết để PCCCR do vậy anh rất vui vẻ tự nguyện thực hiện và cam kết thực hiện theo quy định. Anh Phàng A Trư chia sẻ: Mình đã bảo vợ con không được đốt nương trong những ngày nắng to, phải dọn sạch thực bì trước khi đốt và lúc đi đốt nương phải báo nhiều người đi cùng để chủ động xử lý khi lửa cháy to.
Cũng như nhiều xã vùng cao trong huyện, hàng năm bà con nhân dân xã Bản Công vẫn còn duy trì canh tác nương rẫy trong sản xuất nông nghiệp trong đó có những mảnh nương gần rừng, sát bìa rừng tiềm ẩn nguy cao xảy ra cháy lan vào rừng nếu không thực hiện tốt quy trình đốt nương an toàn. Do vậy ngay khi bước vào vụ hanh khô xã đã chỉ đạo các trưởng thôn phối hợp với kiểm lâm địa bàn, cán bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ rà soát toàn bộ nương rẫy trong rừng, ven rừng trên địa bàn quản lý tổng hợp bằng danh sách cụ thể, chi tiết về địa danh, địa điểm, vị trí, trạng thái thực bì trên mảnh nương, chủ nương, số điện thoại chủ nương ... để thuận lợi trong quá trình quản lý. Quá trình này đã được xã thực hiện quyết liệt và triệt để nên đã hạn chế được thấp nhất việc xảy ra cháy rừng trên địa bàn và Bản Công cũng là xã tiêu biểu trong công tác quản lý nương rẫy trên địa bàn huyện trong những năm qua. Anh Hảng A Hành - Phó Chủ tịch UBND xã Bản Công cho biết: Tính đến thời điểm hiện tại xã Bản Công đã thống kê được 25 mảnh, trong đó có 2 mảnh đã đốt, còn lại 23 mảnh chưa đốt. Xã đã trực tiếp làm việc với những hộ gia đình có những mảnh nương này và yêu cầu ký cam kết đốt nương an toàn và không đốt nương trong những nắng to gió lao thổi mạnh. Trong năm 2023 xã Bản Công đã xử lý 17 vụ liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng, trong đó 7 vụ chuyển lên cấp trên, còn 10 vụ xử lý tại xã. Tính đến thời điểm hiện tại, công tác quản lý, bảo vệ rừng người dân trên địa bàn xã thực hiện tốt, chỉ có 1 vụ đang trong quá trình chờ xử lý, sau khi được xã tuyên truyền các hộ gia đình có các mảnh nương gần rừng cam kết không đốt nương rãy và không sử dụng các mảnh nương này nữa.
Thông qua công tác tuyên truyền vận động cộng với xử lý quyết liệt đối với những trường hợp vi phạm đã giúp mỗi người dân trên địa bàn xã nhận thức đầy đủ hơn việc sử dụng lửa an toàn trong mùa khô hanh cũng như việc canh tác nương rẫy an toàn. Anh Phàng A Chỉnh - thôn Tà Xùa xã Bản Công bộc bạch: Tôi là một hộ dân có mảnh nương gần rừng và sau khi được nghe cán bộ tuyên truyền, tôi đã thực hiện nghiêm theo sự chỉ đạo của xã không được phát nương lần chiếm rừng và không được đốt nương trong những ngày nắng nóng. Bên cạnh đó, mỗi khi đun nấu trên nương, trên ruộng thì tôi sẽ gạt hết ngọn lửa và đợi khi tắt hoàn toàn tôi mới rời khỏi khu vực mà mình vừa đun nấu, tuyệt nhiên không để phát sinh ngọn lửa trong rừng.
Do đặc điểm điều kiện tự nhiên nên mùa khô hanh ở Trạm Tấu thường bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 5 năm sau và đây cũng là thời vụ canh tác nương rẫy của đồng bào các xã trong huyện. Thực tế trong các vụ cháy rừng xảy ra trên địa bàn huyện hầu hết đều do lửa cháy lan từ việc đốt nương của bà con gây ra. Do vậy UBND huyện đã có các văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, ngăn chặn tình trạng chặt, phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, đốt nương gây cháy rừng mới đây nhất UBND huyện đã yêu cầu các xã phối hợp với kiểm lâm địa bàn, cán bộ Ban quản lý rừng phòng hộ rà soát, thống kê toàn bộ nương rẫy ven rừng, gần rừng một cách cụ thể chi tiết để quản lý. Cùng với đó tăng cường tuyên truyền vận động, hướng dẫn người dân đốt nương an toàn, nghiêm cấm hành vi mang lửa vào rừng trong những ngày nắng nóng. Ông Nguyễn Duy Sơn - Hạt phó Hạt kiểm lâm Trạm Tấu - Nghĩa Lộ cho biết: Hàng năm bước vào đầu vụ khô hanh, cán bộ Kiểm Lâm địa bàn đã phối hợp với cán bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ, cán bộ xã tổ chức tuyên truyền các biện pháp PCCCR đến 100% các thôn, bản trên địa bàn huyện, đồng thời tổ chức cho bà con nhân dân ký cam kết bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng. Bên cạnh đó, cũng phối hợp giữa các ngành và chính quyền địa phương tổ chức rà soát các mảnh nương gần rừng có nguy cơ cháy lan cao và yêu cầu bà con ký cam kết không đốt. Cùng với đó, hướng dẫn cho các trưởng thôn phát trên loa cảnh báo thông tin thời gian cao điểm nghiêm cấm bà con nhân dân dùng lửa để xử lý thực bì trong canh tác nương rẫy để tránh cháy lan vào rừng.
Trên cơ sở công tác chỉ đạo của huyện tất cả các xã trên địa bàn huyện và ngành chức năng đã nghiêm túc thực hiện việc thống kê, rà soát tình trạng sản xuất nương rẫy trên địa bàn và thực tế đã có những mảnh nương bị xử lý vi phạm và có những mảnh nương người dân tự nguyện không canh tác khi nhận thấy nguy cơ xảy ra cháy rừng, cho thấy sự thay đổi đáng kể trong nhận thức của người dân đối với công tác PCCCR và quyết tâm của cấp ủy đảng, chính quyền và ngành chức năng năng trong công tác PCCCR ./.
1470 lượt xem
CTV: Thu Hằng- Trung Quân
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra, huyện Trạm Tấu đã thực hiện nghiêm túc phương châm 4 tại chỗ trong phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), cùng với đó hiện nay huyện đang tăng cường quản lý việc đốt nương làm rẫy để giảm thiểu nguy cơ cháy lan vào rừng.Anh Phàng A Trư ở thôn Tà Xùa xã Bản Công niên vụ này có một mảnh nương nhỏ gần rừng dự định để trồng cỏ voi làm thức ăn cho gia súc, trong những ngày nắng nóng khô hanh anh đã được trưởng thôn, cán bộ ban quản lý rừng phòng hộ và cán bộ kiểm lâm địa bàn đến tận nhà tuyên truyền thực hiện các biện pháp an toàn khi canh tác nương rẫy. Nhận thấy đây là chủ trương đúng đắn và rất cần thiết để PCCCR do vậy anh rất vui vẻ tự nguyện thực hiện và cam kết thực hiện theo quy định. Anh Phàng A Trư chia sẻ: Mình đã bảo vợ con không được đốt nương trong những ngày nắng to, phải dọn sạch thực bì trước khi đốt và lúc đi đốt nương phải báo nhiều người đi cùng để chủ động xử lý khi lửa cháy to.
Cũng như nhiều xã vùng cao trong huyện, hàng năm bà con nhân dân xã Bản Công vẫn còn duy trì canh tác nương rẫy trong sản xuất nông nghiệp trong đó có những mảnh nương gần rừng, sát bìa rừng tiềm ẩn nguy cao xảy ra cháy lan vào rừng nếu không thực hiện tốt quy trình đốt nương an toàn. Do vậy ngay khi bước vào vụ hanh khô xã đã chỉ đạo các trưởng thôn phối hợp với kiểm lâm địa bàn, cán bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ rà soát toàn bộ nương rẫy trong rừng, ven rừng trên địa bàn quản lý tổng hợp bằng danh sách cụ thể, chi tiết về địa danh, địa điểm, vị trí, trạng thái thực bì trên mảnh nương, chủ nương, số điện thoại chủ nương ... để thuận lợi trong quá trình quản lý. Quá trình này đã được xã thực hiện quyết liệt và triệt để nên đã hạn chế được thấp nhất việc xảy ra cháy rừng trên địa bàn và Bản Công cũng là xã tiêu biểu trong công tác quản lý nương rẫy trên địa bàn huyện trong những năm qua. Anh Hảng A Hành - Phó Chủ tịch UBND xã Bản Công cho biết: Tính đến thời điểm hiện tại xã Bản Công đã thống kê được 25 mảnh, trong đó có 2 mảnh đã đốt, còn lại 23 mảnh chưa đốt. Xã đã trực tiếp làm việc với những hộ gia đình có những mảnh nương này và yêu cầu ký cam kết đốt nương an toàn và không đốt nương trong những nắng to gió lao thổi mạnh. Trong năm 2023 xã Bản Công đã xử lý 17 vụ liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng, trong đó 7 vụ chuyển lên cấp trên, còn 10 vụ xử lý tại xã. Tính đến thời điểm hiện tại, công tác quản lý, bảo vệ rừng người dân trên địa bàn xã thực hiện tốt, chỉ có 1 vụ đang trong quá trình chờ xử lý, sau khi được xã tuyên truyền các hộ gia đình có các mảnh nương gần rừng cam kết không đốt nương rãy và không sử dụng các mảnh nương này nữa.
Thông qua công tác tuyên truyền vận động cộng với xử lý quyết liệt đối với những trường hợp vi phạm đã giúp mỗi người dân trên địa bàn xã nhận thức đầy đủ hơn việc sử dụng lửa an toàn trong mùa khô hanh cũng như việc canh tác nương rẫy an toàn. Anh Phàng A Chỉnh - thôn Tà Xùa xã Bản Công bộc bạch: Tôi là một hộ dân có mảnh nương gần rừng và sau khi được nghe cán bộ tuyên truyền, tôi đã thực hiện nghiêm theo sự chỉ đạo của xã không được phát nương lần chiếm rừng và không được đốt nương trong những ngày nắng nóng. Bên cạnh đó, mỗi khi đun nấu trên nương, trên ruộng thì tôi sẽ gạt hết ngọn lửa và đợi khi tắt hoàn toàn tôi mới rời khỏi khu vực mà mình vừa đun nấu, tuyệt nhiên không để phát sinh ngọn lửa trong rừng.
Do đặc điểm điều kiện tự nhiên nên mùa khô hanh ở Trạm Tấu thường bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 5 năm sau và đây cũng là thời vụ canh tác nương rẫy của đồng bào các xã trong huyện. Thực tế trong các vụ cháy rừng xảy ra trên địa bàn huyện hầu hết đều do lửa cháy lan từ việc đốt nương của bà con gây ra. Do vậy UBND huyện đã có các văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, ngăn chặn tình trạng chặt, phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, đốt nương gây cháy rừng mới đây nhất UBND huyện đã yêu cầu các xã phối hợp với kiểm lâm địa bàn, cán bộ Ban quản lý rừng phòng hộ rà soát, thống kê toàn bộ nương rẫy ven rừng, gần rừng một cách cụ thể chi tiết để quản lý. Cùng với đó tăng cường tuyên truyền vận động, hướng dẫn người dân đốt nương an toàn, nghiêm cấm hành vi mang lửa vào rừng trong những ngày nắng nóng. Ông Nguyễn Duy Sơn - Hạt phó Hạt kiểm lâm Trạm Tấu - Nghĩa Lộ cho biết: Hàng năm bước vào đầu vụ khô hanh, cán bộ Kiểm Lâm địa bàn đã phối hợp với cán bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ, cán bộ xã tổ chức tuyên truyền các biện pháp PCCCR đến 100% các thôn, bản trên địa bàn huyện, đồng thời tổ chức cho bà con nhân dân ký cam kết bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng. Bên cạnh đó, cũng phối hợp giữa các ngành và chính quyền địa phương tổ chức rà soát các mảnh nương gần rừng có nguy cơ cháy lan cao và yêu cầu bà con ký cam kết không đốt. Cùng với đó, hướng dẫn cho các trưởng thôn phát trên loa cảnh báo thông tin thời gian cao điểm nghiêm cấm bà con nhân dân dùng lửa để xử lý thực bì trong canh tác nương rẫy để tránh cháy lan vào rừng.
Trên cơ sở công tác chỉ đạo của huyện tất cả các xã trên địa bàn huyện và ngành chức năng đã nghiêm túc thực hiện việc thống kê, rà soát tình trạng sản xuất nương rẫy trên địa bàn và thực tế đã có những mảnh nương bị xử lý vi phạm và có những mảnh nương người dân tự nguyện không canh tác khi nhận thấy nguy cơ xảy ra cháy rừng, cho thấy sự thay đổi đáng kể trong nhận thức của người dân đối với công tác PCCCR và quyết tâm của cấp ủy đảng, chính quyền và ngành chức năng năng trong công tác PCCCR ./.