Mục tiêu của Đảng bộ huyện Văn Chấn lần thứ XX, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra bình quân mỗi năm phấn đấu giảm 5% hộ nghèo. Để triển khai đồng bộ các chính sách, dự án đầu tư cho giảm nghèo, huyện đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), thực hiện chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi... và đây là động lực quan trọng cho công tác giảm nghèo bền vững.
Cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Chấn kiểm tra lúa xuân tại thị trấn Nông trường Liên Sơn.
Huyện Văn Chấn được chia thành 3 tiểu vùng kinh tế gồm: vùng trong (vùng cánh đồng Mường Lò) gồm 12 xã, là địa bàn tương đối bằng phẳng, có cánh đồng Mường Lò rộng trên 2.400 ha; vùng ngoài gồm 9 xã, thị trấn với lợi thế về phát triển vườn đồi trồng các loại cây ăn quả, chè, cây lâm nghiệp, trồng lúa nước; vùng cao (thượng huyện) gồm 10 xã có tiềm năng đất đai, lâm sản, khoáng sản, kết hợp với chăn nuôi đại gia súc.
Để triển khai đồng bộ các chính sách, dự án đầu tư cho giảm nghèo, huyện đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), thực hiện chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi... và đây là động lực quan trọng cho công tác giảm nghèo bền vững.
Những năm qua, được sự quan tâm của Nhà nước, huyện đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho việc xây dựng các công trình thiết yếu như giao thông kết nối liên xã, thị trấn với các thôn, bản.
Riêng năm 2016, thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã ĐBKK thuộc Chương trình 135, huyện đã thực hiện 7 công trình chuyển tiếp với kinh phí trên 6,7 tỷ đồng, làm mới 16 công trình với kinh phí thực hiện 8,5 tỷ đồng; Chương trình 135 hỗ trợ các thôn, bản ĐBKK thực hiện 22 công trình chuyển tiếp với kinh phí trên 6,1 tỷ đồng và làm mới 16 công trình, kinh phí trên 6,7 tỷ đồng.
Trong 6 tháng năm 2017, tổng kinh phí hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng 17 xã ĐBKK với kinh phí thực hiện trên 18 tỷ đồng; tiếp tục thi công và triển khai các công trình đường giao thông liên xã, thôn, bản thuộc các xã: An Lương, Nậm Búng, Nậm Lành, Tú Lệ…
Thực hiện kế hoạch sản xuất nông lâm nghiệp, gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, để vượt qua những khó khăn, thách thức, Đảng bộ huyện đã triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp giữa các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp.
Mục tiêu là tăng giá trị, hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác; quan tâm đẩy mạnh công tác xã hội hóa, nâng cao chất lượng, hiệu quả các loại hình dịch vụ nông nghiệp; tăng cường hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, thú y, bảo vệ thực vật và các dịch vụ kỹ thuật khác ở nông thôn; thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển nông lâm nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, gắn với việc bảo vệ môi trường.
Đồng chí Nguyễn Văn Toản - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Chấn cho biết: “Trước năm 2000, người dân còn canh tác theo phương thức cũ. Bây giờ, những cánh đồng của huyện đa phần canh tác 3 vụ/năm gồm 2 vụ lúa và 1 vụ màu. Cây vụ 3 chủ yếu là ngô, khoai lang và rau màu các loại, năng suất lúa trung bình trên 6 tấn/ha/vụ, tăng gấp đôi so với năm 2000. Từ việc hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo cho các xã ĐBKK như: hàng năm hỗ trợ 18.700 kg lúa giống HT1; 6.400 giống ngô AG59, hỗ trợ làm cây rơm làm thức ăn cho gia súc… Cùng với đó, diện tích cây màu vụ 3/đất 2 vụ lúa cũng cho thu đạt 40 triệu đồng/ha. Hiện nay, huyện có trên 2.000 ha ruộng 3 vụ cho thu nhập trên 120 triệu đồng/năm”.
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, được xem là khâu đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp của Văn Chấn. Các chính sách hỗ trợ nông dân là đòn bẩy để thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong 10 năm trở lại đây, các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn huyện đạt trên 300 tỷ đồng gồm: xây dựng trên 200 công trình hạ tầng, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp đã thực hiện các chính sách hỗ trợ nông dân mỗi năm trung bình đạt trên 3 tỷ đồng gồm: hỗ trợ giống lúa lai, ngô lai, đậu tương, khoai tây, chăn nuôi trâu, lợn, gà, nuôi trồng thủy sản….
Cùng với đó là các chính sách hỗ trợ người nghèo và cận nghèo về y tế với trên 13.000 người, kinh phí thực hiện gần 7 tỷ đồng; đối tượng bảo trợ xã hội 1.516 người, kinh phí hỗ trợ trên 800 triệu đồng; trẻ em dưới 6 tuổi 3.693 người, kinh phí hỗ trợ trên 1,7 tỷ đồng; người dân tộc thiểu số vùng ĐBKK 82.728 người, kinh phí hỗ trợ trên 53 tỷ đồng…
Chính sách hỗ trợ người nghèo về giáo dục, hàng năm đã xét miễn giảm học phí cho trên 23.000 lượt học sinh với kinh phí trên 2,4 tỷ đồng; hỗ trợ kinh phí học tập cho gần 30.000 học sinh với kinh phí trên 16 tỷ đồng; học sinh bán trú được cấp tiền ăn trưa gần 5.000 em với kinh phí 1 tỷ đồng; học sinh bán trú được hỗ trợ lương thực trên 6.500 học sinh với kinh phí trên 4,1 tỷ đồng… Người nghèo, người có công với cách mạng còn được hỗ trợ thông qua các chính sách hỗ trợ về nhà ở, tiền điện và trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội…
Thực hiện hiệu quả các chương trình hỗ trợ cho công tác giảm nghèo, cùng với phát huy tốt nội lực của địa phương, năm 2017 huyện Văn Chấn đề ra mục tiêu phấn đấu giảm 5% hộ nghèo, tương đương với 1.785 hộ nghèo thoát nghèo và tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2017 còn 27,27%.
Mục tiêu phấn đấu của huyện đến năm 2020, giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp đạt trên 1.500 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp 1.950 tỷ đồng, sản xuất xây dựng 1.200 tỷ đồng; tạo việc làm 3.800 lao động/năm… Đây là tiền đề vững chắc để Văn Chấn thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững cho những năm tiếp theo.
1462 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Mục tiêu của Đảng bộ huyện Văn Chấn lần thứ XX, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra bình quân mỗi năm phấn đấu giảm 5% hộ nghèo. Để triển khai đồng bộ các chính sách, dự án đầu tư cho giảm nghèo, huyện đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), thực hiện chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi... và đây là động lực quan trọng cho công tác giảm nghèo bền vững.Huyện Văn Chấn được chia thành 3 tiểu vùng kinh tế gồm: vùng trong (vùng cánh đồng Mường Lò) gồm 12 xã, là địa bàn tương đối bằng phẳng, có cánh đồng Mường Lò rộng trên 2.400 ha; vùng ngoài gồm 9 xã, thị trấn với lợi thế về phát triển vườn đồi trồng các loại cây ăn quả, chè, cây lâm nghiệp, trồng lúa nước; vùng cao (thượng huyện) gồm 10 xã có tiềm năng đất đai, lâm sản, khoáng sản, kết hợp với chăn nuôi đại gia súc.
Để triển khai đồng bộ các chính sách, dự án đầu tư cho giảm nghèo, huyện đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), thực hiện chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi... và đây là động lực quan trọng cho công tác giảm nghèo bền vững.
Những năm qua, được sự quan tâm của Nhà nước, huyện đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho việc xây dựng các công trình thiết yếu như giao thông kết nối liên xã, thị trấn với các thôn, bản.
Riêng năm 2016, thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã ĐBKK thuộc Chương trình 135, huyện đã thực hiện 7 công trình chuyển tiếp với kinh phí trên 6,7 tỷ đồng, làm mới 16 công trình với kinh phí thực hiện 8,5 tỷ đồng; Chương trình 135 hỗ trợ các thôn, bản ĐBKK thực hiện 22 công trình chuyển tiếp với kinh phí trên 6,1 tỷ đồng và làm mới 16 công trình, kinh phí trên 6,7 tỷ đồng.
Trong 6 tháng năm 2017, tổng kinh phí hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng 17 xã ĐBKK với kinh phí thực hiện trên 18 tỷ đồng; tiếp tục thi công và triển khai các công trình đường giao thông liên xã, thôn, bản thuộc các xã: An Lương, Nậm Búng, Nậm Lành, Tú Lệ…
Thực hiện kế hoạch sản xuất nông lâm nghiệp, gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, để vượt qua những khó khăn, thách thức, Đảng bộ huyện đã triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp giữa các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp.
Mục tiêu là tăng giá trị, hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác; quan tâm đẩy mạnh công tác xã hội hóa, nâng cao chất lượng, hiệu quả các loại hình dịch vụ nông nghiệp; tăng cường hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, thú y, bảo vệ thực vật và các dịch vụ kỹ thuật khác ở nông thôn; thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển nông lâm nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, gắn với việc bảo vệ môi trường.
Đồng chí Nguyễn Văn Toản - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Chấn cho biết: “Trước năm 2000, người dân còn canh tác theo phương thức cũ. Bây giờ, những cánh đồng của huyện đa phần canh tác 3 vụ/năm gồm 2 vụ lúa và 1 vụ màu. Cây vụ 3 chủ yếu là ngô, khoai lang và rau màu các loại, năng suất lúa trung bình trên 6 tấn/ha/vụ, tăng gấp đôi so với năm 2000. Từ việc hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo cho các xã ĐBKK như: hàng năm hỗ trợ 18.700 kg lúa giống HT1; 6.400 giống ngô AG59, hỗ trợ làm cây rơm làm thức ăn cho gia súc… Cùng với đó, diện tích cây màu vụ 3/đất 2 vụ lúa cũng cho thu đạt 40 triệu đồng/ha. Hiện nay, huyện có trên 2.000 ha ruộng 3 vụ cho thu nhập trên 120 triệu đồng/năm”.
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, được xem là khâu đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp của Văn Chấn. Các chính sách hỗ trợ nông dân là đòn bẩy để thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong 10 năm trở lại đây, các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn huyện đạt trên 300 tỷ đồng gồm: xây dựng trên 200 công trình hạ tầng, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp đã thực hiện các chính sách hỗ trợ nông dân mỗi năm trung bình đạt trên 3 tỷ đồng gồm: hỗ trợ giống lúa lai, ngô lai, đậu tương, khoai tây, chăn nuôi trâu, lợn, gà, nuôi trồng thủy sản….
Cùng với đó là các chính sách hỗ trợ người nghèo và cận nghèo về y tế với trên 13.000 người, kinh phí thực hiện gần 7 tỷ đồng; đối tượng bảo trợ xã hội 1.516 người, kinh phí hỗ trợ trên 800 triệu đồng; trẻ em dưới 6 tuổi 3.693 người, kinh phí hỗ trợ trên 1,7 tỷ đồng; người dân tộc thiểu số vùng ĐBKK 82.728 người, kinh phí hỗ trợ trên 53 tỷ đồng…
Chính sách hỗ trợ người nghèo về giáo dục, hàng năm đã xét miễn giảm học phí cho trên 23.000 lượt học sinh với kinh phí trên 2,4 tỷ đồng; hỗ trợ kinh phí học tập cho gần 30.000 học sinh với kinh phí trên 16 tỷ đồng; học sinh bán trú được cấp tiền ăn trưa gần 5.000 em với kinh phí 1 tỷ đồng; học sinh bán trú được hỗ trợ lương thực trên 6.500 học sinh với kinh phí trên 4,1 tỷ đồng… Người nghèo, người có công với cách mạng còn được hỗ trợ thông qua các chính sách hỗ trợ về nhà ở, tiền điện và trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội…
Thực hiện hiệu quả các chương trình hỗ trợ cho công tác giảm nghèo, cùng với phát huy tốt nội lực của địa phương, năm 2017 huyện Văn Chấn đề ra mục tiêu phấn đấu giảm 5% hộ nghèo, tương đương với 1.785 hộ nghèo thoát nghèo và tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2017 còn 27,27%.
Mục tiêu phấn đấu của huyện đến năm 2020, giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp đạt trên 1.500 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp 1.950 tỷ đồng, sản xuất xây dựng 1.200 tỷ đồng; tạo việc làm 3.800 lao động/năm… Đây là tiền đề vững chắc để Văn Chấn thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững cho những năm tiếp theo.