CTTĐT - Công nghệ thông tin đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển các ứng dụng, dịch vụ, sản phẩm và giải pháp dựa trên công nghệ số, góp phần đưa thế giới vào kỷ nguyên số hóa. Đồng thời, sự phát triển thần tốc của CNTT cũng đem lại những thách thức và cơ hội mới, tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trên thị trường.
Ảnh minh họa.
Hoạt động thông tin cơ sở là hoạt động cung cấp thông tin thiết yếu: chính sách, pháp luật của Nhà nước, thông tin những sự kiện quốc tế, trong nước liên quan trực tiếp đến người dân ở địa phương, cơ sở; thông tin, kiến thức thiết yếu đối với đời sống hằng ngày của người dân địa phương phù hợp với đối tượng, điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng, miền; phục vụ nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị cơ sở đến người dân ở xã, phường, thị trấn thông qua hoạt động phát thanh, truyền thanh của Đài Truyền thanh cấp xã; bản tin thông tin cơ sở; tài liệu không kinh doanh phục vụ hoạt động thông tin cơ sở; thông tin trực tiếp qua báo cáo viên, tuyên truyền viên thông tin cơ sở; bảng tin công cộng và các hình thức hoạt động thông tin cơ sở khác.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 9 Trung tâm Truyền thông và Văn hóa huyện, thị xã, thành phố; 173 Đài Truyền thanh xã, phường, thị trấn; tỉnh Yên Bái chưa có Nhà xuất bản. Toàn tỉnh có 70 cơ quan, đơn vị, tổ chức tham gia hoạt động xuất bản tài liệu không kinh doanh, trung bình 150 – 170 tài liệu không kinh doanh được xuất bản/năm, 25 cơ quan, đơn vị tham gia xuất bản bản tin với tổng sản lượng là 106.200 cuốn; có 70 trang thông tin điện tử do các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh thiết lập và 44 trang thành viên trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh; có 1.719 cán bộ là báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở, trong đó báo cáo viên cấp huyện là 249 đồng chí, báo cáo viên cấp xã là 1.719 đồng chí. Đối với báo cáo viên cấp huyện đảm bảo mỗi xã, phường, thị trấn có 01 báo cáo viên và 05 báo cáo viên ở các cơ quan cấp huyện.
Với sự bùng nổ của các phương tiện thông tin báo chí, truyền hình, Internet… nhưng hoạt động thông tin cơ sở với nhiều loại hình thông tin khác nhau, trong đó truyền thanh cơ sở (xã, phường, thị trấn) là loại hình thông tin chủ lực, đóng vai trò là phương tiện thông tin đại chúng có hiệu quả cao, là vũ khí sắc bén của Đảng và Nhà nước trên mặt trận văn hoá tư tưởng, cung cấp các thông tin thiết yếu trực tiếp đến người dân, góp phần nâng cao dân trí, rút ngắn khoảng cách giữa miền núi và miền xuôi. Phát thanh là diễn đàn thể hiện quyền được biết, được bàn của nhân dân lao động, là phương tiện hữu hiệu để chống phá mọi âm mưu phản động của các thế lực thù địch, củng cố và phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đặc biệt, trong tình huống khẩn cấp hệ thống Đài truyền thanh cơ sở luôn phát huy hiệu quả, kịp thời cung cấp thông tin chính xác, hướng dẫn người dân ứng phó phù hợp với diễn biến dịch bệnh, thiên tai, bão lũ. Vì vậy, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm sâu sắc tới hiệu quả và sự phát triển của hệ thống truyền thanh cơ sở. Theo định hướng của Bộ Thông tin và Truyền thông, cần từng bước phát triển truyền thanh ứng dụng CNTT-VT thay thế các đài truyền thanh hữu tuyến/vô tuyến FM nhằm hiện đại hóa trang thiết bị, đáp ứng yêu cầu thông tin cơ sở trong giai đoạn mới.
Sử dụng các nền tảng công nghệ để thông tin hai chiều giữa chính quyền với người dân
Việc xây dựng, sử dụng nền tảng công nghệ số nhằm tổ chức thông tin hai chiều trong hoạt động thông tin cơ sở, hướng tới mục tiêu thay đổi phương thức cung cấp, tiếp nhận thông tin giữa chính quyền, các cơ quan quản lý với người dân. Kế hoạch xây dựng, sử dụng các nền tảng công nghệ để tổ chức thông tin hai chiều trong hoạt động thông tin cơ sở đã được Bộ TT&TT ban hành và Cục Thông tin cơ sở là cơ quan được giao chủ trì thực hiện kế hoạch. Theo Bộ TT&TT, việc xây dựng, đưa vào sử dụng các nền tảng công nghệ số tổ chức thông tin hai chiều giữa chính quyền, các cơ quan quản lý và người dân trong hoạt động thông tin cơ sở là nội dung thuộc tiểu dự án giảm nghèo về thông tin trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
Cụ thể, các nền tảng công nghệ để tổ chức thông tin hai chiều trong hoạt động thông tin cơ sở bao gồm: Nền tảng công nghệ cung cấp thông tin nguồn và quản lý, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở; nền tảng công nghệ tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin phản ánh của người dân; nền tảng công nghệ tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thông tin, tuyên truyền.
Với nền tảng công nghệ cung cấp thông tin nguồn và quản lý, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở, một trong những yêu cầu đặt ra là đảm bảo cung cấp thông tin nguồn từ Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện cho các hệ thống thông tin cơ sở trên toàn quốc: Đài truyền thanh ứng dụng CNTT - Viễn thông (CNTT – VT), bảng tin điện tử công cộng, cổng/trang thông tin điện tử cấp huyện và cấp xã... Cùng với đó, nền tảng cần quản lý và đánh giá được hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin cơ sở trên toàn quốc.
Nền tảng công nghệ tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin phản ánh của người dân gồm các nội dung: đảm bảo có thể tiếp nhận, xử lý và tổng hợp được thông tin phản ánh của người dân ở xã, phường, thị trấn trên toàn quốc; đảm bảo cấp trên có thể nhìn quá trình và kết quả xử lý các phản ánh, kiến nghị của người dân, của cấp dưới; đồng thời tích hợp được các giải pháp Chatbot, AI... trong việc tiếp nhận, phân luồng và xử lý thông tin phản ánh của người dân.
Từ nhận thức đến hành động ứng dụng nền tảng công nghệ cho hoạt động của Đài Truyền thanh cơ sở
Đối với tỉnh Yên Bái việc triển khai ứng dụng nền tảng công nghệ số trong hoạt động thông tin cơ sở, đặc biệt là hoạt động hệ thống Đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông được quan tâm từ việc xây dựng cơ chế, chính sách, triển khai dự án, xây dựng và triển khai kế hoạch tiêu biểu như năm 2021, triển khai Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 20/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 263/KH-UBND ngày 06/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Chiến lược phát triển lĩnh vực thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025; phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị nâng cao hiệu quả đài truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh Yên Bái (Quyết định số 3187/QĐ-UBND ngày 15/12/2020), theo đó đã đầu tư, lắp đặt và chuyển đổi 67 Đài truyền thanh FM, vô tuyến sang Đài Truyền thanh ứng dụng CNTT – VT. Hiện nay đã có 76 Đài truyền truyền thanh ứng dụng CNTT-VT đảm bảo kết nối lên Hệ thống thông tin nguồn để quản lý, tổ chức hoạt động truyền thanh, còn lại 97 Đài truyền thanh vô tuyến FM.
Nhằm đẩy nhanh chuyển đổi số, hiện đại hóa thông tin cơ sở theo mô hình kết hợp giữa tập trung và phân quyền quản lý theo cấp hành chính từ Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xã; kiểm soát, giám sát và đánh giá được hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở và tiếp tục triển khai Văn bản số 2455/BTTTT-TTCS ngày 27/6/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn nghiệp vụ về chức năng, tính năng kỹ thuật của Hệ thống thông tin nguồn trung ương và Hệ thống thông tin nguồn cấp tỉnh (Phiên bản 2.0), Sở Thông tin và Truyền thông đang trình UBND tỉnh phương án thuê dịch vụ Công nghệ thông tin đối với dự án “Hệ thống thông tin nguồn tỉnh Yên Bái”, trong đó triển khai 97 bộ thiết bị hỗ trợ chuyển đổi tín hiệu số truyền thanh ứng dụng CNTT-VT cho hệ thống Đài truyền thanh vô tuyến FM của 97 xã, phường, thị trấn để kết nối với Hệ thống thông tin nguồn (HTTTN) tỉnh Yên Bái; Triển khai 08 bộ thiết bị điều khiển Bảng tin điện tử, màn hình LED công cộng gồm: 05 màn hình LED (01 của tỉnh, 04 của huyện, thành phố) và 03 Cổng chào điện tử của tỉnh để kết nối với HTTTN tỉnh Yên Bái; Triển khai 01 phần mềm Hệ thống thông tin nguồn của tỉnh nhằm mở rộng và đồng bộ các đài truyền thanh cơ sở đã triển khai trước đó và để kết nối, chia sẻ dữ liệu với hệ thống thông tin nguồn Trung ương.
Việc xây dựng HTTTN tỉnh là nhiệm vụ thiết thực, quan trọng; tạo sự gắn kết, đồng hành với hệ thống Chính phủ số/Chính quyền số, đô thị thông minh, nông thôn mới; sử dụng hạ tầng viễn thông, Internet và các nền tảng công nghệ để tạo ra dữ liệu dùng chung với các hệ thống thông tin khác; HTTTN của tỉnh khi được triển khai sẽ đáp ứng yêu cầu, nhiêm vụ cung cấp một cách nhanh chóng, kịp thời, đồng bộ nhất các thông tin thiết yếu trực tiếp đến người dân, góp phần nâng cao dân trí, rút ngắn khoảng cách giữa miền núi và miền xuôi như thông tin về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thông tin chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền cơ sở; các thông tin khẩn cấp về thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh… trên địa bàn; kiến thức về khoa học, kỹ thuật…; gửi ý kiến phản ánh, kiến nghị và đóng góp ý kiến về hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật ở cơ sở.
Đồng thời, trong công tác quản lý vận hành sẽ đẩy mạnh chuyển đổi số thông tin tin cơ sở hiện đại, đồng bộ và thống nhất từ Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện đến xã, phường, thị trấn trong một hệ sinh thái thông tin đa ngành, đa lĩnh vực; kết hợp sử dụng hạ tầng viễn thông, Internet và các nền tảng công nghệ để tạo ra dữ liệu dùng chung với các hệ thống thông tin khác qua đó nâng cao chất lượng nội dung thông tin để cung cấp, trao đổi thông tin theo hướng chủ động, kịp thời, chính xác và hiệu quả. Cán bộ làm công tác văn hóa thông tin ở cơ sở thay vì làm thủ công sẽ ứng dụng công nghệ số trên hệ thống chuyển đổi văn bản giấy thành văn bản nói thông qua nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) để phát thanh tuyên truyền. Hình thành cơ sở dữ liệu, số hóa nguồn thông tin cơ sở đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin nguồn tuyên truyền, phổ biến đến người dân và phục vụ công tác quản lý nhà nước về thông tin cơ sở (hệ thống cho phép lưu trữ và sử dụng lại thông tin, dữ liệu). Quản lý đồng bộ hệ thống đài truyền thanh vô tuyến FM, truyền thanh ứng dụng CNTT-VT và các bảng điện tử, cổng trào điện tử trên địa bàn toàn tỉnh. Từ đó kiểm soát được tình trạng sử dụng của các trang thiết bị trong toàn hệ thống. Bản tin được phát theo lịch, mọi lúc, mọi nơi tới tất cả các cụm loa hoặc từng cụm loa của đài truyền thanh cấp xã ứng dụng CNTT-VT và bảng tin điện tử công cộng trên địa bàn toàn tỉnh. Qua đó, giúp tiết kiệm thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ phận truyền thanh của xã, đặc biệt giảm được nhân lực trong quá trình vận hành đài truyền thanh, bảng tin điện tử mà vẫn đảm bảo đúng các quy định về hoạt động.
1279 lượt xem
CTV: Hoàng Ngọc
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Công nghệ thông tin đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển các ứng dụng, dịch vụ, sản phẩm và giải pháp dựa trên công nghệ số, góp phần đưa thế giới vào kỷ nguyên số hóa. Đồng thời, sự phát triển thần tốc của CNTT cũng đem lại những thách thức và cơ hội mới, tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trên thị trường.Hoạt động thông tin cơ sở là hoạt động cung cấp thông tin thiết yếu: chính sách, pháp luật của Nhà nước, thông tin những sự kiện quốc tế, trong nước liên quan trực tiếp đến người dân ở địa phương, cơ sở; thông tin, kiến thức thiết yếu đối với đời sống hằng ngày của người dân địa phương phù hợp với đối tượng, điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng, miền; phục vụ nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị cơ sở đến người dân ở xã, phường, thị trấn thông qua hoạt động phát thanh, truyền thanh của Đài Truyền thanh cấp xã; bản tin thông tin cơ sở; tài liệu không kinh doanh phục vụ hoạt động thông tin cơ sở; thông tin trực tiếp qua báo cáo viên, tuyên truyền viên thông tin cơ sở; bảng tin công cộng và các hình thức hoạt động thông tin cơ sở khác.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 9 Trung tâm Truyền thông và Văn hóa huyện, thị xã, thành phố; 173 Đài Truyền thanh xã, phường, thị trấn; tỉnh Yên Bái chưa có Nhà xuất bản. Toàn tỉnh có 70 cơ quan, đơn vị, tổ chức tham gia hoạt động xuất bản tài liệu không kinh doanh, trung bình 150 – 170 tài liệu không kinh doanh được xuất bản/năm, 25 cơ quan, đơn vị tham gia xuất bản bản tin với tổng sản lượng là 106.200 cuốn; có 70 trang thông tin điện tử do các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh thiết lập và 44 trang thành viên trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh; có 1.719 cán bộ là báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở, trong đó báo cáo viên cấp huyện là 249 đồng chí, báo cáo viên cấp xã là 1.719 đồng chí. Đối với báo cáo viên cấp huyện đảm bảo mỗi xã, phường, thị trấn có 01 báo cáo viên và 05 báo cáo viên ở các cơ quan cấp huyện.
Với sự bùng nổ của các phương tiện thông tin báo chí, truyền hình, Internet… nhưng hoạt động thông tin cơ sở với nhiều loại hình thông tin khác nhau, trong đó truyền thanh cơ sở (xã, phường, thị trấn) là loại hình thông tin chủ lực, đóng vai trò là phương tiện thông tin đại chúng có hiệu quả cao, là vũ khí sắc bén của Đảng và Nhà nước trên mặt trận văn hoá tư tưởng, cung cấp các thông tin thiết yếu trực tiếp đến người dân, góp phần nâng cao dân trí, rút ngắn khoảng cách giữa miền núi và miền xuôi. Phát thanh là diễn đàn thể hiện quyền được biết, được bàn của nhân dân lao động, là phương tiện hữu hiệu để chống phá mọi âm mưu phản động của các thế lực thù địch, củng cố và phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đặc biệt, trong tình huống khẩn cấp hệ thống Đài truyền thanh cơ sở luôn phát huy hiệu quả, kịp thời cung cấp thông tin chính xác, hướng dẫn người dân ứng phó phù hợp với diễn biến dịch bệnh, thiên tai, bão lũ. Vì vậy, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm sâu sắc tới hiệu quả và sự phát triển của hệ thống truyền thanh cơ sở. Theo định hướng của Bộ Thông tin và Truyền thông, cần từng bước phát triển truyền thanh ứng dụng CNTT-VT thay thế các đài truyền thanh hữu tuyến/vô tuyến FM nhằm hiện đại hóa trang thiết bị, đáp ứng yêu cầu thông tin cơ sở trong giai đoạn mới.
Sử dụng các nền tảng công nghệ để thông tin hai chiều giữa chính quyền với người dân
Việc xây dựng, sử dụng nền tảng công nghệ số nhằm tổ chức thông tin hai chiều trong hoạt động thông tin cơ sở, hướng tới mục tiêu thay đổi phương thức cung cấp, tiếp nhận thông tin giữa chính quyền, các cơ quan quản lý với người dân. Kế hoạch xây dựng, sử dụng các nền tảng công nghệ để tổ chức thông tin hai chiều trong hoạt động thông tin cơ sở đã được Bộ TT&TT ban hành và Cục Thông tin cơ sở là cơ quan được giao chủ trì thực hiện kế hoạch. Theo Bộ TT&TT, việc xây dựng, đưa vào sử dụng các nền tảng công nghệ số tổ chức thông tin hai chiều giữa chính quyền, các cơ quan quản lý và người dân trong hoạt động thông tin cơ sở là nội dung thuộc tiểu dự án giảm nghèo về thông tin trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
Cụ thể, các nền tảng công nghệ để tổ chức thông tin hai chiều trong hoạt động thông tin cơ sở bao gồm: Nền tảng công nghệ cung cấp thông tin nguồn và quản lý, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở; nền tảng công nghệ tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin phản ánh của người dân; nền tảng công nghệ tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thông tin, tuyên truyền.
Với nền tảng công nghệ cung cấp thông tin nguồn và quản lý, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở, một trong những yêu cầu đặt ra là đảm bảo cung cấp thông tin nguồn từ Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện cho các hệ thống thông tin cơ sở trên toàn quốc: Đài truyền thanh ứng dụng CNTT - Viễn thông (CNTT – VT), bảng tin điện tử công cộng, cổng/trang thông tin điện tử cấp huyện và cấp xã... Cùng với đó, nền tảng cần quản lý và đánh giá được hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin cơ sở trên toàn quốc.
Nền tảng công nghệ tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin phản ánh của người dân gồm các nội dung: đảm bảo có thể tiếp nhận, xử lý và tổng hợp được thông tin phản ánh của người dân ở xã, phường, thị trấn trên toàn quốc; đảm bảo cấp trên có thể nhìn quá trình và kết quả xử lý các phản ánh, kiến nghị của người dân, của cấp dưới; đồng thời tích hợp được các giải pháp Chatbot, AI... trong việc tiếp nhận, phân luồng và xử lý thông tin phản ánh của người dân.
Từ nhận thức đến hành động ứng dụng nền tảng công nghệ cho hoạt động của Đài Truyền thanh cơ sở
Đối với tỉnh Yên Bái việc triển khai ứng dụng nền tảng công nghệ số trong hoạt động thông tin cơ sở, đặc biệt là hoạt động hệ thống Đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông được quan tâm từ việc xây dựng cơ chế, chính sách, triển khai dự án, xây dựng và triển khai kế hoạch tiêu biểu như năm 2021, triển khai Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 20/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 263/KH-UBND ngày 06/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Chiến lược phát triển lĩnh vực thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025; phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị nâng cao hiệu quả đài truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh Yên Bái (Quyết định số 3187/QĐ-UBND ngày 15/12/2020), theo đó đã đầu tư, lắp đặt và chuyển đổi 67 Đài truyền thanh FM, vô tuyến sang Đài Truyền thanh ứng dụng CNTT – VT. Hiện nay đã có 76 Đài truyền truyền thanh ứng dụng CNTT-VT đảm bảo kết nối lên Hệ thống thông tin nguồn để quản lý, tổ chức hoạt động truyền thanh, còn lại 97 Đài truyền thanh vô tuyến FM.
Nhằm đẩy nhanh chuyển đổi số, hiện đại hóa thông tin cơ sở theo mô hình kết hợp giữa tập trung và phân quyền quản lý theo cấp hành chính từ Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xã; kiểm soát, giám sát và đánh giá được hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở và tiếp tục triển khai Văn bản số 2455/BTTTT-TTCS ngày 27/6/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn nghiệp vụ về chức năng, tính năng kỹ thuật của Hệ thống thông tin nguồn trung ương và Hệ thống thông tin nguồn cấp tỉnh (Phiên bản 2.0), Sở Thông tin và Truyền thông đang trình UBND tỉnh phương án thuê dịch vụ Công nghệ thông tin đối với dự án “Hệ thống thông tin nguồn tỉnh Yên Bái”, trong đó triển khai 97 bộ thiết bị hỗ trợ chuyển đổi tín hiệu số truyền thanh ứng dụng CNTT-VT cho hệ thống Đài truyền thanh vô tuyến FM của 97 xã, phường, thị trấn để kết nối với Hệ thống thông tin nguồn (HTTTN) tỉnh Yên Bái; Triển khai 08 bộ thiết bị điều khiển Bảng tin điện tử, màn hình LED công cộng gồm: 05 màn hình LED (01 của tỉnh, 04 của huyện, thành phố) và 03 Cổng chào điện tử của tỉnh để kết nối với HTTTN tỉnh Yên Bái; Triển khai 01 phần mềm Hệ thống thông tin nguồn của tỉnh nhằm mở rộng và đồng bộ các đài truyền thanh cơ sở đã triển khai trước đó và để kết nối, chia sẻ dữ liệu với hệ thống thông tin nguồn Trung ương.
Việc xây dựng HTTTN tỉnh là nhiệm vụ thiết thực, quan trọng; tạo sự gắn kết, đồng hành với hệ thống Chính phủ số/Chính quyền số, đô thị thông minh, nông thôn mới; sử dụng hạ tầng viễn thông, Internet và các nền tảng công nghệ để tạo ra dữ liệu dùng chung với các hệ thống thông tin khác; HTTTN của tỉnh khi được triển khai sẽ đáp ứng yêu cầu, nhiêm vụ cung cấp một cách nhanh chóng, kịp thời, đồng bộ nhất các thông tin thiết yếu trực tiếp đến người dân, góp phần nâng cao dân trí, rút ngắn khoảng cách giữa miền núi và miền xuôi như thông tin về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thông tin chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền cơ sở; các thông tin khẩn cấp về thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh… trên địa bàn; kiến thức về khoa học, kỹ thuật…; gửi ý kiến phản ánh, kiến nghị và đóng góp ý kiến về hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật ở cơ sở.
Đồng thời, trong công tác quản lý vận hành sẽ đẩy mạnh chuyển đổi số thông tin tin cơ sở hiện đại, đồng bộ và thống nhất từ Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện đến xã, phường, thị trấn trong một hệ sinh thái thông tin đa ngành, đa lĩnh vực; kết hợp sử dụng hạ tầng viễn thông, Internet và các nền tảng công nghệ để tạo ra dữ liệu dùng chung với các hệ thống thông tin khác qua đó nâng cao chất lượng nội dung thông tin để cung cấp, trao đổi thông tin theo hướng chủ động, kịp thời, chính xác và hiệu quả. Cán bộ làm công tác văn hóa thông tin ở cơ sở thay vì làm thủ công sẽ ứng dụng công nghệ số trên hệ thống chuyển đổi văn bản giấy thành văn bản nói thông qua nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) để phát thanh tuyên truyền. Hình thành cơ sở dữ liệu, số hóa nguồn thông tin cơ sở đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin nguồn tuyên truyền, phổ biến đến người dân và phục vụ công tác quản lý nhà nước về thông tin cơ sở (hệ thống cho phép lưu trữ và sử dụng lại thông tin, dữ liệu). Quản lý đồng bộ hệ thống đài truyền thanh vô tuyến FM, truyền thanh ứng dụng CNTT-VT và các bảng điện tử, cổng trào điện tử trên địa bàn toàn tỉnh. Từ đó kiểm soát được tình trạng sử dụng của các trang thiết bị trong toàn hệ thống. Bản tin được phát theo lịch, mọi lúc, mọi nơi tới tất cả các cụm loa hoặc từng cụm loa của đài truyền thanh cấp xã ứng dụng CNTT-VT và bảng tin điện tử công cộng trên địa bàn toàn tỉnh. Qua đó, giúp tiết kiệm thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ phận truyền thanh của xã, đặc biệt giảm được nhân lực trong quá trình vận hành đài truyền thanh, bảng tin điện tử mà vẫn đảm bảo đúng các quy định về hoạt động.