CTTĐT - Là huyện có địa bàn rộng, Văn Chấn có trên 12 vạn dân, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 66%. Trong những năm qua, huyện đặc biệt quan tâm triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, bộ mặt vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên. Vững mãi niềm tin theo Đảng chính là động lực để Nhân dân các dân tộc huyện Văn Chấn đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu trong công cuộc kiến thiết xây dựng quê hương.
Lãnh đạo huyện Văn Chấn chụp ảnh, động viên người có uy tín tiêu biểu trong cộng đồng dân tộc thiểu số
Sau bao năm mong đợi, năm 2023, niềm vui đã thực sự đến với đồng bào Dao, đồng bào Mông của 2 xã Sùng Đô, Nậm Mười. Vốn phải đi lại trên tuyến đường giao thông nhỏ hẹp, quanh co, lại thường xuyên bị tác động của thiên tai, bão lũ nên đời sống nơi đây càng thêm khó khăn. Năm 2020 được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đầu tư kinh phí nâng cấp, mở rộng tuyến đường, đồng bào các dân tộc nơi đây hết sức phấn khởi. Ông Bàn Thừa Thanh - thôn Nậm Mười, xã Nậm Mười, huyện Văn Chấn cho biết: Ngoài sự đầu tư của Nhà nước, đồng bào dân tộc Mông, Dao ở xã Sùng Đô và Nậm Mười đã tự nguyện hiến hàng nghìn m2 đất, di rời nhà cửa, chặt bỏ cây cối tạo điều kiện cho đơn vị thi công nhanh chóng hoàn thiện tuyến đường. Tuyến đường hoàn thành và đưa vào sử dụng đã thỏa lòng mong ước và mở ra vận hội mới cho đồng bào các dân tộc nơi đây.
Cùng với mục tiêu nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông nông thôn, những năm qua, huyện Văn Chấn đặc biệt quan tâm tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc thiểu số khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đẩy mạnh phát triển kinh tế. Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, những năm qua huyện Văn Chấn đã chỉ đạo Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) chủ động nguồn vốn ưu đãi, tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn phát triển kinh tế. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng CSXH huyện bình quân hàng năm đạt trên 13%, nguồn vốn tăng trưởng chủ yếu tập trung vào chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu số, hộ sản xuất kinh doanh, nước sạch vệ sinh môi trường, hỗ trợ việc làm duy trì và mở rộng việc làm. Toàn huyện có 4 tổ chức Hội uỷ thác, hơn 340 tổ vay vốn và tiết kiệm, với gần 11.780 lượt khách hàng, tổng dư nợ trên 690 tỷ đồng, tăng gần 110 tỷ đồng so với năm 2019.
Ông Hà Văn Báo - thôn Vực Tuần, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn chia sẻ: Nhờ có nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội, năm 2022 gia đình ông đã thoát nghèo và trở thành hộ khá, giàu trong thôn. Hiện nay, gia đình có 4,5 ha quế bắt đầu cho thu hoạch, 1 máy cày, chăn nuôi lợn, gà, thu nhập hàng năm đạt từ 250 triệu đồng trở lên.
Ông Hà Văn Báo - thôn Vực Tuần, xã Cát Thịnh chăm sóc vườn quế
Cùng với tạo điều kiện về nguồn vốn, trong những năm qua, huyện đã quan tâm, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các cơ sở dạy nghề, các xã, thị trấn mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, góp phần vào việc nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao trình độ góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu ngành nghề, tăng năng suất lao động. Giai đoạn 2019 - 2024, số lao động được tạo việc làm mới là 14.980 người; số người được xuất khẩu lao động trên 490 người; số người được cấp bằng, chứng chỉ gần 9.360 người; Chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp gần 6.930 người. Tuyển sinh đào tạo nghề cho 2.640 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên trên 68%.
Anh Đặng Văn Toàn, thôn Khe Trầu, xã An Lương, huyện Văn Chấn chia sẻ: Trước đây do không có kiến thức về chăn nuôi cũng như phòng bệnh nên đàn gà của gia đình thường bị mắc bệnh hàng loạt, thiệt hại rất lớn đến kinh tế. Từ khi tham gia lớp học nghề chăn nuôi thú y, anh đã có thêm kiến thức về chăn nuôi, đã nhận biết được các bệnh thường gặp và cách phòng chống dịch bệnh. Nhờ đó chăn nuôi đàn gà đen bản địa của gia đình phát triển tốt hơn.
Với mục tiêu nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt, phấn đấu sớm đạt mục tiêu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới, huyện Văn Chấn đã tập trung chỉ đạo, triển khai có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới”; hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. Đến hết năm 2023, huyện đã có 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới, có 5 thôn đạt chuẩn nông thôn mới. Trong đó 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 6 xã dặc biệt khó khăn đạt nông thôn mới gồm: Sơn Lương, Gia Hội, Nậm Búng, Tú Lệ, Minh An và Bình Thuận.
Đồng chí Mai Mộng Tuân - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Văn Chấn khẳng định: Nhìn lại chặng đường 5 năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng huyện Văn Chấn đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng và toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực. Huyện đã ưu tiên bố trí nguồn lực để thực hiện hỗ trợ về giáo dục, y tế, phát triển hạ tầng, kinh tế xã hội cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Các chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai trên địa bàn huyện đã huy động tổng thể nguồn lực giảm nghèo bền vững, chăm lo đời sống đồng bào DTTS, phát triển hạ tầng miền núi, xây dựng đời sống mới trong vùng đồng bào DTTS và miền núi ngày càng phát triển. Nhân dân các dân tộc thiểu số ở Văn Chấn luôn đoàn kết, đồng lòng, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, hoàn thành toàn diện 17 chỉ tiêu, nhiệm vụ Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện lần thứ III năm 2019. Các giá trị truyền thống, văn hóa tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm bảo tồn và phát huy, đóng góp quan trọng trong công cuộc phát triển chung của huyện.
Có thể khẳng định, sau một nhiệm kỳ thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc miền núi, diện mạo nông thôn miền núi trên địa bàn huyện Văn Chấn có sự khởi sắc, thay đổi một cách rõ nét, đời sống của đồng bào các dân tộc từng bước được nâng lên cả về vật chất và tinh thần, an ninh chính trị ổn định, nhân dân các dân tộc tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực phát huy tốt nội lực để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo và làm giầu ngay chính trên quê hương./.
1727 lượt xem
CTV: Tuyết Mai - Hoàng Minh
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Là huyện có địa bàn rộng, Văn Chấn có trên 12 vạn dân, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 66%. Trong những năm qua, huyện đặc biệt quan tâm triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, bộ mặt vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên. Vững mãi niềm tin theo Đảng chính là động lực để Nhân dân các dân tộc huyện Văn Chấn đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu trong công cuộc kiến thiết xây dựng quê hương.Sau bao năm mong đợi, năm 2023, niềm vui đã thực sự đến với đồng bào Dao, đồng bào Mông của 2 xã Sùng Đô, Nậm Mười. Vốn phải đi lại trên tuyến đường giao thông nhỏ hẹp, quanh co, lại thường xuyên bị tác động của thiên tai, bão lũ nên đời sống nơi đây càng thêm khó khăn. Năm 2020 được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đầu tư kinh phí nâng cấp, mở rộng tuyến đường, đồng bào các dân tộc nơi đây hết sức phấn khởi. Ông Bàn Thừa Thanh - thôn Nậm Mười, xã Nậm Mười, huyện Văn Chấn cho biết: Ngoài sự đầu tư của Nhà nước, đồng bào dân tộc Mông, Dao ở xã Sùng Đô và Nậm Mười đã tự nguyện hiến hàng nghìn m2 đất, di rời nhà cửa, chặt bỏ cây cối tạo điều kiện cho đơn vị thi công nhanh chóng hoàn thiện tuyến đường. Tuyến đường hoàn thành và đưa vào sử dụng đã thỏa lòng mong ước và mở ra vận hội mới cho đồng bào các dân tộc nơi đây.
Cùng với mục tiêu nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông nông thôn, những năm qua, huyện Văn Chấn đặc biệt quan tâm tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc thiểu số khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đẩy mạnh phát triển kinh tế. Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, những năm qua huyện Văn Chấn đã chỉ đạo Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) chủ động nguồn vốn ưu đãi, tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn phát triển kinh tế. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng CSXH huyện bình quân hàng năm đạt trên 13%, nguồn vốn tăng trưởng chủ yếu tập trung vào chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu số, hộ sản xuất kinh doanh, nước sạch vệ sinh môi trường, hỗ trợ việc làm duy trì và mở rộng việc làm. Toàn huyện có 4 tổ chức Hội uỷ thác, hơn 340 tổ vay vốn và tiết kiệm, với gần 11.780 lượt khách hàng, tổng dư nợ trên 690 tỷ đồng, tăng gần 110 tỷ đồng so với năm 2019.
Ông Hà Văn Báo - thôn Vực Tuần, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn chia sẻ: Nhờ có nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội, năm 2022 gia đình ông đã thoát nghèo và trở thành hộ khá, giàu trong thôn. Hiện nay, gia đình có 4,5 ha quế bắt đầu cho thu hoạch, 1 máy cày, chăn nuôi lợn, gà, thu nhập hàng năm đạt từ 250 triệu đồng trở lên.
Ông Hà Văn Báo - thôn Vực Tuần, xã Cát Thịnh chăm sóc vườn quế
Cùng với tạo điều kiện về nguồn vốn, trong những năm qua, huyện đã quan tâm, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các cơ sở dạy nghề, các xã, thị trấn mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, góp phần vào việc nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao trình độ góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu ngành nghề, tăng năng suất lao động. Giai đoạn 2019 - 2024, số lao động được tạo việc làm mới là 14.980 người; số người được xuất khẩu lao động trên 490 người; số người được cấp bằng, chứng chỉ gần 9.360 người; Chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp gần 6.930 người. Tuyển sinh đào tạo nghề cho 2.640 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên trên 68%.
Anh Đặng Văn Toàn, thôn Khe Trầu, xã An Lương, huyện Văn Chấn chia sẻ: Trước đây do không có kiến thức về chăn nuôi cũng như phòng bệnh nên đàn gà của gia đình thường bị mắc bệnh hàng loạt, thiệt hại rất lớn đến kinh tế. Từ khi tham gia lớp học nghề chăn nuôi thú y, anh đã có thêm kiến thức về chăn nuôi, đã nhận biết được các bệnh thường gặp và cách phòng chống dịch bệnh. Nhờ đó chăn nuôi đàn gà đen bản địa của gia đình phát triển tốt hơn.
Với mục tiêu nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt, phấn đấu sớm đạt mục tiêu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới, huyện Văn Chấn đã tập trung chỉ đạo, triển khai có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới”; hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. Đến hết năm 2023, huyện đã có 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới, có 5 thôn đạt chuẩn nông thôn mới. Trong đó 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 6 xã dặc biệt khó khăn đạt nông thôn mới gồm: Sơn Lương, Gia Hội, Nậm Búng, Tú Lệ, Minh An và Bình Thuận.
Đồng chí Mai Mộng Tuân - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Văn Chấn khẳng định: Nhìn lại chặng đường 5 năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng huyện Văn Chấn đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng và toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực. Huyện đã ưu tiên bố trí nguồn lực để thực hiện hỗ trợ về giáo dục, y tế, phát triển hạ tầng, kinh tế xã hội cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Các chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai trên địa bàn huyện đã huy động tổng thể nguồn lực giảm nghèo bền vững, chăm lo đời sống đồng bào DTTS, phát triển hạ tầng miền núi, xây dựng đời sống mới trong vùng đồng bào DTTS và miền núi ngày càng phát triển. Nhân dân các dân tộc thiểu số ở Văn Chấn luôn đoàn kết, đồng lòng, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, hoàn thành toàn diện 17 chỉ tiêu, nhiệm vụ Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện lần thứ III năm 2019. Các giá trị truyền thống, văn hóa tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm bảo tồn và phát huy, đóng góp quan trọng trong công cuộc phát triển chung của huyện.
Có thể khẳng định, sau một nhiệm kỳ thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc miền núi, diện mạo nông thôn miền núi trên địa bàn huyện Văn Chấn có sự khởi sắc, thay đổi một cách rõ nét, đời sống của đồng bào các dân tộc từng bước được nâng lên cả về vật chất và tinh thần, an ninh chính trị ổn định, nhân dân các dân tộc tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực phát huy tốt nội lực để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo và làm giầu ngay chính trên quê hương./.