CTTĐT - Nhằm tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025. Huyện Trạm Tấu đã ban hành Kế hoạch số 164/KH-UBND cụ thể hóa việc triển khai thực hiện các nội dung, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình trên địa bàn huyện trong năm 2024.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cùng đoàn công tác thăm các mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả tại xã Trạm Tấu (ảnh minh họa)
Theo đó, trong năm 2024, phấn đấu giảm trên 6,5% hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện; hỗ trợ cho 170 hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi không có nhà hoặc có nhà ở bị dột nát, hư hỏng được làm nhà ở năm 2023; hỗ trợ cho trên 500 hộ dân được hưởng chế độ nước sinh hoạt phân tán; tiếp tục đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn; củng cố và phát triển hợp lý hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú; tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả công tác xoá mù chữ; tăng cường công tác y tế để đồng bào vùng dân tộc thỉểu số và miền núi được tiếp cận cận và thụ hưởng đầy đủ quyền được khám, chữa bệnh và hưởng các chính sách ưu tiên theo quy định; tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn, truyền thông nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ cấp thôn, cấp xã; khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống; hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin tại UBND cấp xã để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự.
Để thực hiện hoàn thành các mục tiêu này, huyện Trạm Tấu đề ra các giải pháp đó là: Đa dạng hóa các nguồn vốn thực hiện Chương trình (ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, nguồn vốn tín dụng ưu đãi, vốn xã hội hóa…). Bám sát các nội dung Chương trình, kế hoạch công tác năm 2024 của Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia huyện, chủ động tham mưu triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ đảm bảo thời gian quy định.
Các phòng chuyên môn, các ngành, đoàn thể, UBND các xã, thị trấn trên cơ sở nguồn vốn được giao để thực hiện Chương trình, tiến hành xây dựng Kế hoạch chi tiết cụ thể từng Dự án, Tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình để triển khai thực hiện. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý những hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong quá trình thực hiện Kế hoạch.
Thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững cho các xã, đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết kịp thời các vấn đề bức xúc, cấp bách nhất; ưu tiên cho các địa bàn còn hạn chế về cơ sở hạ tầng thiết yếu; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, không để trùng lặp, chồng chéo với các chương trình, kế hoạch khác.
Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với nâng cao trách nhiệm, tính chủ động của các phòng chuyên môn cấp huyện, UBND cấp xã trong công tác quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện Chương trình để triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình đảm bảo hiệu quả, kịp thời, đúng đối tượng, đúng chính sách.
Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt việc triển khai các chương trình cho vay các đối tượng chính sách, đặc biệt là các chính sách vay vốn cho hộ DTTS là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, nhằm góp phần hỗ trợ đồng bào DTTS, phát triển kinh tế, ổn định đời sống.
Bên cạnh đó, thực hiện tốt công tác truyền thông, tuyên truyền chủ động triển khai thực hiện Chương trình; chỉ đạo chính quyền các xã phổ biến đầy đủ các chính sách, cơ chế, quy định đến cộng đồng dân cư, người dân tham gia thực hiện Chương trình; tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư, người dân tham gia giám sát thực hiện Chương trình theo quy định của pháp luật.
Tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành, thực hiện Chương trình; huy động, tập trung nguồn lực đầu tư, hỗ trợ để thúc đẩy hoàn thành các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của Chương trình. Huy động, lồng ghép, bố trí đủ vốn và từng bước tăng chi ngân sách hợp lý để thực hiện Chương trình và các chính sách liên quan, trong đó trọng tâm là các lĩnh vực: Xây dụng cơ sở hạ tầng đồng bộ phục vụ sản xuất và dân sinh; an sinh xã hội; y tế; giáo dục và đào tạo; bình đẳng giới... nhằm góp phần thực hiện và duy trì bền vững các mục tiêu của Chương trình. Tăng cường sự tham gia của người dân, cộng đồng, xã hội, các đoàn thể và các tổ chức quốc tế trong việc hỗ trợ các nguồn lực về kỹ thuật và tài chính; xây dựng cơ chế để các tổ chức này tham gia một cách tích cực và hiệu quả.
781 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhằm tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025. Huyện Trạm Tấu đã ban hành Kế hoạch số 164/KH-UBND cụ thể hóa việc triển khai thực hiện các nội dung, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình trên địa bàn huyện trong năm 2024.Theo đó, trong năm 2024, phấn đấu giảm trên 6,5% hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện; hỗ trợ cho 170 hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi không có nhà hoặc có nhà ở bị dột nát, hư hỏng được làm nhà ở năm 2023; hỗ trợ cho trên 500 hộ dân được hưởng chế độ nước sinh hoạt phân tán; tiếp tục đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn; củng cố và phát triển hợp lý hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh ở bán trú; tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả công tác xoá mù chữ; tăng cường công tác y tế để đồng bào vùng dân tộc thỉểu số và miền núi được tiếp cận cận và thụ hưởng đầy đủ quyền được khám, chữa bệnh và hưởng các chính sách ưu tiên theo quy định; tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn, truyền thông nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ cấp thôn, cấp xã; khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống; hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin tại UBND cấp xã để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự.
Để thực hiện hoàn thành các mục tiêu này, huyện Trạm Tấu đề ra các giải pháp đó là: Đa dạng hóa các nguồn vốn thực hiện Chương trình (ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, nguồn vốn tín dụng ưu đãi, vốn xã hội hóa…). Bám sát các nội dung Chương trình, kế hoạch công tác năm 2024 của Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia huyện, chủ động tham mưu triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ đảm bảo thời gian quy định.
Các phòng chuyên môn, các ngành, đoàn thể, UBND các xã, thị trấn trên cơ sở nguồn vốn được giao để thực hiện Chương trình, tiến hành xây dựng Kế hoạch chi tiết cụ thể từng Dự án, Tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình để triển khai thực hiện. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý những hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong quá trình thực hiện Kế hoạch.
Thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững cho các xã, đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết kịp thời các vấn đề bức xúc, cấp bách nhất; ưu tiên cho các địa bàn còn hạn chế về cơ sở hạ tầng thiết yếu; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, không để trùng lặp, chồng chéo với các chương trình, kế hoạch khác.
Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với nâng cao trách nhiệm, tính chủ động của các phòng chuyên môn cấp huyện, UBND cấp xã trong công tác quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện Chương trình để triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình đảm bảo hiệu quả, kịp thời, đúng đối tượng, đúng chính sách.
Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt việc triển khai các chương trình cho vay các đối tượng chính sách, đặc biệt là các chính sách vay vốn cho hộ DTTS là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, nhằm góp phần hỗ trợ đồng bào DTTS, phát triển kinh tế, ổn định đời sống.
Bên cạnh đó, thực hiện tốt công tác truyền thông, tuyên truyền chủ động triển khai thực hiện Chương trình; chỉ đạo chính quyền các xã phổ biến đầy đủ các chính sách, cơ chế, quy định đến cộng đồng dân cư, người dân tham gia thực hiện Chương trình; tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư, người dân tham gia giám sát thực hiện Chương trình theo quy định của pháp luật.
Tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành, thực hiện Chương trình; huy động, tập trung nguồn lực đầu tư, hỗ trợ để thúc đẩy hoàn thành các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của Chương trình. Huy động, lồng ghép, bố trí đủ vốn và từng bước tăng chi ngân sách hợp lý để thực hiện Chương trình và các chính sách liên quan, trong đó trọng tâm là các lĩnh vực: Xây dụng cơ sở hạ tầng đồng bộ phục vụ sản xuất và dân sinh; an sinh xã hội; y tế; giáo dục và đào tạo; bình đẳng giới... nhằm góp phần thực hiện và duy trì bền vững các mục tiêu của Chương trình. Tăng cường sự tham gia của người dân, cộng đồng, xã hội, các đoàn thể và các tổ chức quốc tế trong việc hỗ trợ các nguồn lực về kỹ thuật và tài chính; xây dựng cơ chế để các tổ chức này tham gia một cách tích cực và hiệu quả.