CTTĐT - Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm mua bán người, nhằm kiềm chế sự gia tăng của loại tội phạm này trên địa bàn; UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người năm 2018.
Tập trung làm tốt đó là công tác tuyên truyền, giáo dục để cảnh giác với tội phạm mua bán người. (Ảnh minh họa)
Để tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình phòng, chống mua bán người năm 2018 và giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Yên Bái tiếp tục đẩy mạnh truyền thông, nâng nhận thức về phòng, chống mua bán người trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại cộng đồng; chuyển tải nội dung các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người thành tài liệu tuyên truyền đến cơ sở; Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng cho phóng viên, củng cố, mở rộng mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên và cộng tác viên về phòng, chống mua bán người. Tiến hành điều tra, khảo sát nắm tình hình, xu huớng hoạt động tội phạm mua bán người. Đẩy mạnh công tác điều tra, truy tố xét xử tội phạm mua bán người; giải cứu, tiếp nhận hồi hương nạn nhân bị mua bán, trong đó: áp dụng các biện pháp nghiệp vụ tại 100% tuyến, địa bàn trọng điểm; 100% thông tin liên quan mua bán người được phân loại, xử lý và các vụ việc có dấu hiệu tội phạm mua bán người được xác minh theo luật định; So với năm 2017 tăng ít nhất 2% tỷ lệ khởi tố điều tra các vụ án mua bán người trên tổng số các vụ việc được phát hiện; 100% số vụ án mua bán người được truy tố, xét xử. Đảm bảo 100% nạn nhân đã tiếp nhận được tiến hành thủ tục xác minh, xác định, bảo vệ và có nhu cầu thì được hỗ trợ theo quy định của pháp luật. 100% các văn bản pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống mua bán người được các sở, ban, ngành chức năng nghiên cứu, quán triệt, tổ chức thực hiện và theo dõi thi hành.
Kế hoạch đã nêu rõ những nhiệm vụ trọng tâm của công tác tham mưu, chỉ đạo, công tác tuyên truyền, truyền thông, giáo dục, phòng ngừa, công tác đấu tranh chống tội phạm mua bán người, công tác tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về, công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người...
Căn cứ kế hoạch này, các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người năm 2018 và giai đoạn 2016 - 2020. Cơ quan Công an và các đơn vị chức năng chủ động nắm tình hình, kịp thời tham mưu cho các cấp, các ngành chủ động phòng ngừa và đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả tội phạm mua bán người. Triển khai áp dụng Bộ chỉ số phục vụ công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình giai đoạn 2016 - 2020, cập nhật, khai thác dữ liệu đăng nhập vào phần mềm “Quản lý công tác phòng, chống mua bán người”. Kịp thời triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch định kỳ: Kiểm tra, tổng điều tra khảo sát các kế hoạch đột xuất khác của Ban Chỉ đạo 138 Chính phủ. Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn. Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, kịp thời phát hiện và đề xuất các kế hoạch, biện pháp chủ động phòng ngừa, ngăn chặn không để bọn tội phạm lợi dụng sơ hở để hoạt động phạm tội; ra thông báo về phương thức thủ đoạn mới của tội phạm, những chính sách pháp luật có liên quan, những đơn vị làm tốt, những đơn vị làm chưa tốt để kịp thời chấn chỉnh việc thực hiện.
1365 lượt xem
Nguyễn Minh Trung
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm mua bán người, nhằm kiềm chế sự gia tăng của loại tội phạm này trên địa bàn; UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người năm 2018.Để tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình phòng, chống mua bán người năm 2018 và giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Yên Bái tiếp tục đẩy mạnh truyền thông, nâng nhận thức về phòng, chống mua bán người trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại cộng đồng; chuyển tải nội dung các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người thành tài liệu tuyên truyền đến cơ sở; Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng cho phóng viên, củng cố, mở rộng mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên và cộng tác viên về phòng, chống mua bán người. Tiến hành điều tra, khảo sát nắm tình hình, xu huớng hoạt động tội phạm mua bán người. Đẩy mạnh công tác điều tra, truy tố xét xử tội phạm mua bán người; giải cứu, tiếp nhận hồi hương nạn nhân bị mua bán, trong đó: áp dụng các biện pháp nghiệp vụ tại 100% tuyến, địa bàn trọng điểm; 100% thông tin liên quan mua bán người được phân loại, xử lý và các vụ việc có dấu hiệu tội phạm mua bán người được xác minh theo luật định; So với năm 2017 tăng ít nhất 2% tỷ lệ khởi tố điều tra các vụ án mua bán người trên tổng số các vụ việc được phát hiện; 100% số vụ án mua bán người được truy tố, xét xử. Đảm bảo 100% nạn nhân đã tiếp nhận được tiến hành thủ tục xác minh, xác định, bảo vệ và có nhu cầu thì được hỗ trợ theo quy định của pháp luật. 100% các văn bản pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống mua bán người được các sở, ban, ngành chức năng nghiên cứu, quán triệt, tổ chức thực hiện và theo dõi thi hành.
Kế hoạch đã nêu rõ những nhiệm vụ trọng tâm của công tác tham mưu, chỉ đạo, công tác tuyên truyền, truyền thông, giáo dục, phòng ngừa, công tác đấu tranh chống tội phạm mua bán người, công tác tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về, công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người...
Căn cứ kế hoạch này, các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người năm 2018 và giai đoạn 2016 - 2020. Cơ quan Công an và các đơn vị chức năng chủ động nắm tình hình, kịp thời tham mưu cho các cấp, các ngành chủ động phòng ngừa và đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả tội phạm mua bán người. Triển khai áp dụng Bộ chỉ số phục vụ công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình giai đoạn 2016 - 2020, cập nhật, khai thác dữ liệu đăng nhập vào phần mềm “Quản lý công tác phòng, chống mua bán người”. Kịp thời triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch định kỳ: Kiểm tra, tổng điều tra khảo sát các kế hoạch đột xuất khác của Ban Chỉ đạo 138 Chính phủ. Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn. Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, kịp thời phát hiện và đề xuất các kế hoạch, biện pháp chủ động phòng ngừa, ngăn chặn không để bọn tội phạm lợi dụng sơ hở để hoạt động phạm tội; ra thông báo về phương thức thủ đoạn mới của tội phạm, những chính sách pháp luật có liên quan, những đơn vị làm tốt, những đơn vị làm chưa tốt để kịp thời chấn chỉnh việc thực hiện.