CTTĐT - Thời gian gần đây, nhờ hiệu quả của công tác quảng bá, giới thiệu và sự quan tâm sát sao của các cấp ngành, địa phương trong huyện mà việc phát triển du lịch nói chung, đặc biệt là du lịch tìm hiểu giá trị lịch sử cách mạng, văn hóa, tham quan cảnh đẹp thiên nhiên nói riêng của huyện Trấn Yên đã phát huy được hiệu quả, lan tỏa rộng khắp trong cộng đồng.
Di tích Nhà ông Trần Đình Khánh là điểm đến không thể thiếu trong hành trình khám phá du lịch tại vùng Chiến khu cách mạng.
Di tích Nhà ông Trần Đình Khánh tọa lạc tại làng Vần, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên. Đây là 1 trong 4 điểm di tích nằm trong Cụm di tích lịch sử quốc gia Chiến khu Vần đã được công nhận là Di tích lịch sử cách mạng quốc gia. Ông Trần Đình Khánh là quan chức của chính quyền thời Pháp thuộc được bổ nhiệm giữ chức Chánh tổng Lương ca. Tuy làm Chánh tổng nhưng ông Trần Đình Khánh là vị quan có lòng yêu nước thương dân. Nhà ông Trần Đình Khánh trở thành địa điểm tiếp nhận sự quyên góp của nhân dân trong vùng, là nơi tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng của Đội du kích Âu Cơ và căn cứ địa cách mạng. Nơi đây năm xưa, Ủy ban Hành chính kháng chiến tỉnh Yên Bái được thành lập, trụ sở đầu tiên đặt tại nhà ông Trần Đình Khánh. Với giá trị lịch sử to lớn đó, Di tích nhà ông Trần Đình Khánh hiện nay đã được huyện Trấn Yên, xã Việt Hồng bảo tồn và phát huy giá trị bằng nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, mở các đợt sinh hoạt chính trị của các Chi bộ, lễ kết nạp Đảng viên, nơi đến thăm quan tìm hiểu lịch sử tỉnh Yên Bái của các trường học trên địa bàn toàn tỉnh. Anh Trần Anh Sơn, Trung tâm TT và VH huyện Trấn Yên cho biết: Tôi thường xuyên biên tập lại phần thuyết minh về lịch sử của mình để giúp cho người dân và du khách hiểu được hết những giá trị lịch sử to lớn và cách bảo tồn và giữ gìn giá trị lịch sử của người dân vùng chiến khu cách mạng. Hơn nữa, chúng tôi cũng chuyển tài liệu về khi di tích qua các mã quyét QR Code để khi du khách không nghe được hết nội dung phần thuyết minh thì có thể quyét để sử dụng tài liệu.
Di tích lịch sử Chiến khu Vần được Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1995. Quần thể di tích gồm Đình Trung, Hang Dơi, Gò Cọ Đồng Yếng, và nhà ông Trần Đình Khánh tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Huyện Trấn Yên đã phối hợp với công ty kinh doanh dịch vụ Lữ hành khảo sát, xây dựng và ra mắt tour du lịch lịch sử "Theo dấu chân anh hùng”, với hành trình tới các di tích lịch sử văn hóa tại xã Việt Hồng và các di tích trên địa bàn thành phố Yên Bái như: Chiến khu Vần, Đình Làng Dọc, Bến Âu Lâu, Bảo tàng tỉnh Yên Bái... thu hút nhiều du khách ở mọi lứa tuổi đến thăm quan tìm hiểu. Chị Phạm Thị Kiều Vân, Hiệu trưởng Trường TH và THCS xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên cho biết thêm: Rất vinh dự cho nhà trường khi vào những dịp lễ lớn của đất nước, tổ chức được chuyến đi tìm hiểu về lịch sử cách mạng của ông cha ta, góp phần rất lớn trong việc bổ trợ cho kiến thức về lịch sử cho các em học sinh
Em Đặng Hoàng Ánh Nguyệt, Trường TH và THCS xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên phấn khởi nói: Lần đầu tiên được đến thăm Khu di tích Chiến Khu Vần, em rất xúc động trước sự hy sinh to lớn của các bậc cha ông đi trước. Trở về, em sẽ kể những câu chuyện em biết khi thăm quan ở các Di tích cho cha mẹ và người thân, các bạn cùng lứa tuổi.
Cùng với việc phát huy giá trị lịch sử cách mạng trong hoạt động du lịch, thì Trấn Yên còn phát huy lợi thế về cảnh đẹp thiên nhiên, trong đó Đầm Vân Hội luôn là một điểm đến nổi tiếng, hấp dẫn du khách gần xa bởi cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ, khí hậu mát mẻ quanh năm với 410 ha mặt nước, 40 đảo lớn nhỏ, xung quanh đầm Vân Hội là địa bàn của người Tày, người Dao sinh sống, nên ở đây còn có vốn văn hóa tộc người khá đa dạng, độc đáo. Sau này, người Kinh di cư đến đây cùng sinh sống gắn bó keo sơn với đồng bào dân tộc nên càng làm cho văn hóa truyền thống ở vùng này thêm đặc sắc. Bởi thế, du khách đến đây sẽ có dịp thưởng thức văn hóa ẩm thực dân tộc, hay những món ăn đặc sản của đầm được chế biến khéo léo từ các loài thủy sản đặc trưng như: cá chiên, cá quả, cá trắm đen... Vân Hội đã lựa chọn những giống sen mới, đó là: Super, Quan âm trắng, Bách Diệp (Tây hồ), sen hồng Đồng Tháp... Đây là các giống sen nổi tiếng ở các vùng, miền, thích hợp với trồng ở ao, hồ, ruộng trũng. Ngoài việc trồng sen để phát triển du lịch, người trồng sen cũng có thêm nhiều nguồn thu nhập từ ướp trà, bán hoa, ngó sen, cây giống, lấy lá làm trà… Chị Hà Thị Sinh, du khách từ thành phố Yên Bái chia sẻ: Không gian rộng lớn, mát mẻ ở đây làm cho tôi cảm thấy rất khoan khoái, đặc biệt là được đi thuyền trên đầm, gần gũi với thiên nhiên cũng là dịp để thả mình vào khung cảnh hùng vĩ. Nếu có dịp, tôi sẽ đưa thật nhiều bạn bè của tôi đến thăm Đầm Vân Hội.
Với quan điểm phát triển du lịch bền vững nhưng phải độc đáo, Trấn Yên hình thành và xây dựng tour du lịch mang giá trị lịch sử cách mạng, lịch sử văn hóa, đồng thời mời gọi du khách tới các điểm du lịch sinh thái khám phá cảnh đẹp thiên nhiên. Huyện đã có những bước đi đúng đắn cho lộ trình phát triển du lịch địa phương. 3 năm gần đây, huyện đã triển khai hỗ trợ trên 800 triệu đồng đầu tư mua sắm thiết bị thu gom rác thải tại các thôn, bản có hoạt động du lịch cộng đồng; thành lập và duy trì hoạt động đội văn nghệ quần chúng phục vụ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ tại các thôn, bản có hoạt động du lịch cộng đồng; hỗ trợ truyền dạy trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể; hỗ trợ kinh phí duy trì đội văn nghệ… Nhờ đó, 5 tháng đầu năm nay, huyện đã đón gần 40.000 lượt khách, trong đó 8.400 khách quốc tế, doanh thu trên 31 tỷ đồng, đạt 88,8% kế hoạch tỉnh giao. Ông Phạm Huy Mai - Trưởng Phòng Văn hóa và thông tin huyện Trấn Yên cho biết thêm về vấn đề này: Các chính sách hỗ trợ người dân làm du lịch bước đầu đã phát huy được hiệu quả, tạo được những ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách khi có dịp thăm quan trải nghiệm và tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, khám phá thiên nhiên.
Thời gian tới, Trấn Yên sẽ tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có, kết hợp hài hòa giữa du lịch sinh thái, văn hóa và lịch sử với một số sản phẩm du lịch tiềm năng như: du lịch khám phá hồ, đầm với các hoạt động chèo thuyền, câu cá; phát triển các tuyến trekking, khám phá rừng nguyên sinh, thác nước, hang động, tham quan các di tích lịch sử, khu căn cứ cách mạng... Cùng với đó, huyện tập trung đào tạo nguồn nhân lực để nâng cao tính chuyên nghiệp, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng; quảng bá du lịch Trấn Yên qua website, mạng xã hội, các ấn phẩm du lịch, tham gia các hội chợ du lịch..., tạo dựng hình ảnh du lịch Trấn Yên độc đáo, thu hút du khách./.
1352 lượt xem
CTV: Nguyễn Thư
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thời gian gần đây, nhờ hiệu quả của công tác quảng bá, giới thiệu và sự quan tâm sát sao của các cấp ngành, địa phương trong huyện mà việc phát triển du lịch nói chung, đặc biệt là du lịch tìm hiểu giá trị lịch sử cách mạng, văn hóa, tham quan cảnh đẹp thiên nhiên nói riêng của huyện Trấn Yên đã phát huy được hiệu quả, lan tỏa rộng khắp trong cộng đồng.Di tích Nhà ông Trần Đình Khánh tọa lạc tại làng Vần, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên. Đây là 1 trong 4 điểm di tích nằm trong Cụm di tích lịch sử quốc gia Chiến khu Vần đã được công nhận là Di tích lịch sử cách mạng quốc gia. Ông Trần Đình Khánh là quan chức của chính quyền thời Pháp thuộc được bổ nhiệm giữ chức Chánh tổng Lương ca. Tuy làm Chánh tổng nhưng ông Trần Đình Khánh là vị quan có lòng yêu nước thương dân. Nhà ông Trần Đình Khánh trở thành địa điểm tiếp nhận sự quyên góp của nhân dân trong vùng, là nơi tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng của Đội du kích Âu Cơ và căn cứ địa cách mạng. Nơi đây năm xưa, Ủy ban Hành chính kháng chiến tỉnh Yên Bái được thành lập, trụ sở đầu tiên đặt tại nhà ông Trần Đình Khánh. Với giá trị lịch sử to lớn đó, Di tích nhà ông Trần Đình Khánh hiện nay đã được huyện Trấn Yên, xã Việt Hồng bảo tồn và phát huy giá trị bằng nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, mở các đợt sinh hoạt chính trị của các Chi bộ, lễ kết nạp Đảng viên, nơi đến thăm quan tìm hiểu lịch sử tỉnh Yên Bái của các trường học trên địa bàn toàn tỉnh. Anh Trần Anh Sơn, Trung tâm TT và VH huyện Trấn Yên cho biết: Tôi thường xuyên biên tập lại phần thuyết minh về lịch sử của mình để giúp cho người dân và du khách hiểu được hết những giá trị lịch sử to lớn và cách bảo tồn và giữ gìn giá trị lịch sử của người dân vùng chiến khu cách mạng. Hơn nữa, chúng tôi cũng chuyển tài liệu về khi di tích qua các mã quyét QR Code để khi du khách không nghe được hết nội dung phần thuyết minh thì có thể quyét để sử dụng tài liệu.
Di tích lịch sử Chiến khu Vần được Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1995. Quần thể di tích gồm Đình Trung, Hang Dơi, Gò Cọ Đồng Yếng, và nhà ông Trần Đình Khánh tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Huyện Trấn Yên đã phối hợp với công ty kinh doanh dịch vụ Lữ hành khảo sát, xây dựng và ra mắt tour du lịch lịch sử "Theo dấu chân anh hùng”, với hành trình tới các di tích lịch sử văn hóa tại xã Việt Hồng và các di tích trên địa bàn thành phố Yên Bái như: Chiến khu Vần, Đình Làng Dọc, Bến Âu Lâu, Bảo tàng tỉnh Yên Bái... thu hút nhiều du khách ở mọi lứa tuổi đến thăm quan tìm hiểu. Chị Phạm Thị Kiều Vân, Hiệu trưởng Trường TH và THCS xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên cho biết thêm: Rất vinh dự cho nhà trường khi vào những dịp lễ lớn của đất nước, tổ chức được chuyến đi tìm hiểu về lịch sử cách mạng của ông cha ta, góp phần rất lớn trong việc bổ trợ cho kiến thức về lịch sử cho các em học sinh
Em Đặng Hoàng Ánh Nguyệt, Trường TH và THCS xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên phấn khởi nói: Lần đầu tiên được đến thăm Khu di tích Chiến Khu Vần, em rất xúc động trước sự hy sinh to lớn của các bậc cha ông đi trước. Trở về, em sẽ kể những câu chuyện em biết khi thăm quan ở các Di tích cho cha mẹ và người thân, các bạn cùng lứa tuổi.
Cùng với việc phát huy giá trị lịch sử cách mạng trong hoạt động du lịch, thì Trấn Yên còn phát huy lợi thế về cảnh đẹp thiên nhiên, trong đó Đầm Vân Hội luôn là một điểm đến nổi tiếng, hấp dẫn du khách gần xa bởi cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ, khí hậu mát mẻ quanh năm với 410 ha mặt nước, 40 đảo lớn nhỏ, xung quanh đầm Vân Hội là địa bàn của người Tày, người Dao sinh sống, nên ở đây còn có vốn văn hóa tộc người khá đa dạng, độc đáo. Sau này, người Kinh di cư đến đây cùng sinh sống gắn bó keo sơn với đồng bào dân tộc nên càng làm cho văn hóa truyền thống ở vùng này thêm đặc sắc. Bởi thế, du khách đến đây sẽ có dịp thưởng thức văn hóa ẩm thực dân tộc, hay những món ăn đặc sản của đầm được chế biến khéo léo từ các loài thủy sản đặc trưng như: cá chiên, cá quả, cá trắm đen... Vân Hội đã lựa chọn những giống sen mới, đó là: Super, Quan âm trắng, Bách Diệp (Tây hồ), sen hồng Đồng Tháp... Đây là các giống sen nổi tiếng ở các vùng, miền, thích hợp với trồng ở ao, hồ, ruộng trũng. Ngoài việc trồng sen để phát triển du lịch, người trồng sen cũng có thêm nhiều nguồn thu nhập từ ướp trà, bán hoa, ngó sen, cây giống, lấy lá làm trà… Chị Hà Thị Sinh, du khách từ thành phố Yên Bái chia sẻ: Không gian rộng lớn, mát mẻ ở đây làm cho tôi cảm thấy rất khoan khoái, đặc biệt là được đi thuyền trên đầm, gần gũi với thiên nhiên cũng là dịp để thả mình vào khung cảnh hùng vĩ. Nếu có dịp, tôi sẽ đưa thật nhiều bạn bè của tôi đến thăm Đầm Vân Hội.
Với quan điểm phát triển du lịch bền vững nhưng phải độc đáo, Trấn Yên hình thành và xây dựng tour du lịch mang giá trị lịch sử cách mạng, lịch sử văn hóa, đồng thời mời gọi du khách tới các điểm du lịch sinh thái khám phá cảnh đẹp thiên nhiên. Huyện đã có những bước đi đúng đắn cho lộ trình phát triển du lịch địa phương. 3 năm gần đây, huyện đã triển khai hỗ trợ trên 800 triệu đồng đầu tư mua sắm thiết bị thu gom rác thải tại các thôn, bản có hoạt động du lịch cộng đồng; thành lập và duy trì hoạt động đội văn nghệ quần chúng phục vụ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ tại các thôn, bản có hoạt động du lịch cộng đồng; hỗ trợ truyền dạy trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể; hỗ trợ kinh phí duy trì đội văn nghệ… Nhờ đó, 5 tháng đầu năm nay, huyện đã đón gần 40.000 lượt khách, trong đó 8.400 khách quốc tế, doanh thu trên 31 tỷ đồng, đạt 88,8% kế hoạch tỉnh giao. Ông Phạm Huy Mai - Trưởng Phòng Văn hóa và thông tin huyện Trấn Yên cho biết thêm về vấn đề này: Các chính sách hỗ trợ người dân làm du lịch bước đầu đã phát huy được hiệu quả, tạo được những ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách khi có dịp thăm quan trải nghiệm và tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, khám phá thiên nhiên.
Thời gian tới, Trấn Yên sẽ tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có, kết hợp hài hòa giữa du lịch sinh thái, văn hóa và lịch sử với một số sản phẩm du lịch tiềm năng như: du lịch khám phá hồ, đầm với các hoạt động chèo thuyền, câu cá; phát triển các tuyến trekking, khám phá rừng nguyên sinh, thác nước, hang động, tham quan các di tích lịch sử, khu căn cứ cách mạng... Cùng với đó, huyện tập trung đào tạo nguồn nhân lực để nâng cao tính chuyên nghiệp, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng; quảng bá du lịch Trấn Yên qua website, mạng xã hội, các ấn phẩm du lịch, tham gia các hội chợ du lịch..., tạo dựng hình ảnh du lịch Trấn Yên độc đáo, thu hút du khách./.