CTTĐT - Huyện Văn Chấn vừa tổ chức Hội nghị đối thoại với người trồng chè, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh chè trên địa bàn huyện năm 2024.
Đồng chí Mai Mộng Tuân - Bí thư Huyện ủy Văn Chấn phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Huyện Văn Chấn hiện có tổng diện tích chè 4.625 ha, trong đó, diện tích chè sản xuất kinh doanh trên 4500 ha. Với việc đẩy mạnh công tác trồng mới và trồng cải tạo bằng các giống chè Shan, LDP, đến nay, trên 80% đã được trồng bằng giống chè chất lượng cao, cho năng suất bình quân đạt 106 tấn/ha. Huyện cũng quan tâm đẩy mạnh sản xuất chè theo các tiêu chuẩn chứng nhận trong nước và quốc tế, đã có 13 sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn OCOP. Về sản xuất chế biến chè, đến nay toàn huyện có trên 90 đơn vị tham gia hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh chè. Sản lượng chế biến chè khô 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt trên 12.000 tấn, giá trị sản xuất theo giá thực tế đạt trên 520 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu ngành chè đạt hơn 350 USD.
Tuy nhiên, trong từng thời điểm, việc sản xuất kinh doanh chè vẫn gặp không ít khó khăn, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, công tác chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh còn bất cập, dẫn đến năng suất, chất lượng chè của một số vùng còn thấp; việc sử dụng máy hái chè không đúng kỹ thuật đã ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển bền vững của cây chè; một số đơn vị sản xuất nhỏ lẻ đầu tư cơ sở hạ tầng còn hạn chế, sản xuất cầm chừng, thiếu tính ổn định… Sản phẩm chè sản xuất chủ yếu ở dạng thô, giá trị còn hạn chế.
Thời gian tới, huyện Văn Chấn đề ra mục tiêu xây dựng, mở rộng vùng sản xuất chè hàng hóa, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm; gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, tạo sự ổn định trong phát triển sản xuất, chế biến chè trên địa bàn. Phấn đấu đến năm 2025 diện tích chè trên địa bàn huyện đạt gần 5.000 ha; sản lượng chè búp tươi đạt 50.000 tấn. Huyện tiếp tục vận động, khuyến khích các cơ sở nhỏ lẻ liên kết hoạt động trong các hợp tác xã, tổ hợp tác hoặc các làng nghề; tăng cường mối liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp, nhà khoa học với người trồng chè từ khâu trồng, chăm sóc, thu hái, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ.
Tại Hội nghị, đại diện các hộ sản xuất chè tiêu biểu, lãnh đạo các doanh nghiệp, HTX, các đại biểu phát biểu các ý kiến, nêu các khó khăn, vướng mắc trong phát triển diện tích, sản xuất, kinh doanh chè và đề nghị huyện có các giải pháp, cơ chế chính sách hỗ trợ cho nhân dân và doanh nghiệp, HTX.
Đại diện hộ sản xuất, kinh doanh chè phát biểu tại Hội nghị
Đề nghị huyện hỗ trợ về kỹ thuật, sản xuất, kinh doanh chè, tiếp tục hỗ trợ trồng mới, trồng thay thế các diện tích chè kém chất lượng bằng các giống chè mới có năng suất, sản lượng cao, kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy chế biến chè tại xã Gia Hội, thị trấn Nông trường Liên Sơn để tiêu thụ sản phẩm cho nhân dân các địa phương. Các doanh nghiệp, HTX đề nghị huyện quan tâm thúc đẩy phát triển vùng nguyên liệu, cần tái đầu tư cho cây chè, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư máy móc, dây chuyền sản xuất, quảng bá, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm chè, tăng cường kết nối người dân với doanh nghiệp trong sản xuất chè, huyện tăng cường công tác kiểm tra sản xuất chè trên địa bàn.
Hội nghị được tổ chức là dịp để UBND huyện, các cơ quan chuyên môn hiểu rõ và đầy đủ hơn về những khó khăn, vướng mắc, tâm tư, nguyện vọng của người trồng chè, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh chè trên địa bàn huyện, từ đó cùng tìm giải pháp tháo gỡ, tạo điều kiện để người trồng chè, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh chè vượt qua khó khăn, hướng tới mục tiêu phát triển lâu dài, bền vững, từ đó đặt ra hướng đi, khai thác tiềm năng để phát triển sản phẩm./.
1059 lượt xem
CTV: Phan Tuấn
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Huyện Văn Chấn vừa tổ chức Hội nghị đối thoại với người trồng chè, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh chè trên địa bàn huyện năm 2024. Huyện Văn Chấn hiện có tổng diện tích chè 4.625 ha, trong đó, diện tích chè sản xuất kinh doanh trên 4500 ha. Với việc đẩy mạnh công tác trồng mới và trồng cải tạo bằng các giống chè Shan, LDP, đến nay, trên 80% đã được trồng bằng giống chè chất lượng cao, cho năng suất bình quân đạt 106 tấn/ha. Huyện cũng quan tâm đẩy mạnh sản xuất chè theo các tiêu chuẩn chứng nhận trong nước và quốc tế, đã có 13 sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn OCOP. Về sản xuất chế biến chè, đến nay toàn huyện có trên 90 đơn vị tham gia hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh chè. Sản lượng chế biến chè khô 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt trên 12.000 tấn, giá trị sản xuất theo giá thực tế đạt trên 520 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu ngành chè đạt hơn 350 USD.
Tuy nhiên, trong từng thời điểm, việc sản xuất kinh doanh chè vẫn gặp không ít khó khăn, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, công tác chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh còn bất cập, dẫn đến năng suất, chất lượng chè của một số vùng còn thấp; việc sử dụng máy hái chè không đúng kỹ thuật đã ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển bền vững của cây chè; một số đơn vị sản xuất nhỏ lẻ đầu tư cơ sở hạ tầng còn hạn chế, sản xuất cầm chừng, thiếu tính ổn định… Sản phẩm chè sản xuất chủ yếu ở dạng thô, giá trị còn hạn chế.
Thời gian tới, huyện Văn Chấn đề ra mục tiêu xây dựng, mở rộng vùng sản xuất chè hàng hóa, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm; gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, tạo sự ổn định trong phát triển sản xuất, chế biến chè trên địa bàn. Phấn đấu đến năm 2025 diện tích chè trên địa bàn huyện đạt gần 5.000 ha; sản lượng chè búp tươi đạt 50.000 tấn. Huyện tiếp tục vận động, khuyến khích các cơ sở nhỏ lẻ liên kết hoạt động trong các hợp tác xã, tổ hợp tác hoặc các làng nghề; tăng cường mối liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp, nhà khoa học với người trồng chè từ khâu trồng, chăm sóc, thu hái, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ.
Tại Hội nghị, đại diện các hộ sản xuất chè tiêu biểu, lãnh đạo các doanh nghiệp, HTX, các đại biểu phát biểu các ý kiến, nêu các khó khăn, vướng mắc trong phát triển diện tích, sản xuất, kinh doanh chè và đề nghị huyện có các giải pháp, cơ chế chính sách hỗ trợ cho nhân dân và doanh nghiệp, HTX.
Đại diện hộ sản xuất, kinh doanh chè phát biểu tại Hội nghị
Đề nghị huyện hỗ trợ về kỹ thuật, sản xuất, kinh doanh chè, tiếp tục hỗ trợ trồng mới, trồng thay thế các diện tích chè kém chất lượng bằng các giống chè mới có năng suất, sản lượng cao, kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy chế biến chè tại xã Gia Hội, thị trấn Nông trường Liên Sơn để tiêu thụ sản phẩm cho nhân dân các địa phương. Các doanh nghiệp, HTX đề nghị huyện quan tâm thúc đẩy phát triển vùng nguyên liệu, cần tái đầu tư cho cây chè, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư máy móc, dây chuyền sản xuất, quảng bá, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm chè, tăng cường kết nối người dân với doanh nghiệp trong sản xuất chè, huyện tăng cường công tác kiểm tra sản xuất chè trên địa bàn.
Hội nghị được tổ chức là dịp để UBND huyện, các cơ quan chuyên môn hiểu rõ và đầy đủ hơn về những khó khăn, vướng mắc, tâm tư, nguyện vọng của người trồng chè, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh chè trên địa bàn huyện, từ đó cùng tìm giải pháp tháo gỡ, tạo điều kiện để người trồng chè, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh chè vượt qua khó khăn, hướng tới mục tiêu phát triển lâu dài, bền vững, từ đó đặt ra hướng đi, khai thác tiềm năng để phát triển sản phẩm./.