CTTĐT - Mù Cang Chải là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái, với diện tích tự nhiên hơn 1.200km2, dân số hơn 69 nghìn người, trong đó đồng bào dân tộc Mông chiếm gần 91%. Người Mông ở Mù Cang Chải có nền văn hoá dân gian phong phú, phản ánh những quan điểm về cuộc sống sinh hoạt và lao động sản xuất, những nét văn hóa đó đã mang lại các giá trị bản sắc riêng biệt, trở thành sức mạnh nội sinh để vươn lên thoát nghèo.
Mù Cang Chải khai mạc chào mừng Ngày hội thống nhất 30/4 và các hoạt động Mùa nước đổ năm 2024
Bám sát Nghị quyết 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, trong những năm qua, huyện Mù Cang Chải xác định việc phát triển kinh tế - xã hội mà trọng tâm là phát triển ngành du lịch gắn với giữ gìn, phát huy giá trị bản sắc văn hoá dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ vừa là giải pháp tạo sinh kế, giúp người dân có thu nhập ổn định và thoát nghèo bền vững, tiến tới xây dựng Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch - Là điểm đến “Bản sắc, an toàn, thân thiện”, phấn đấu đến năm 2025 cơ bản không còn là huyện nghèo, đến năm 2030 không còn là huyện nghèo.
Trên tinh thần đó, Đảng bộ huyện đã xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể, đồng thời xây dựng và ban hành 02 nghị quyết chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mông gắn với phát triển du lịch trên địa bàn. Triển khai kế hoạch xây dựng con người Mù Cang Chải “Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập” gắn với tổ chức vận động cải sửa các phong tục tập quán không còn phù hợp, xây dựng đời sống văn hóa mới mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc trên từng địa bàn, cộng đồng dân cư. Đồng thời đề xuất và xây dựng Đồ án quy hoạch vùng huyện và Đề án xây dựng Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch, trình Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Danh lam, thắng cảnh Ruộng bậc thang Mù Cang Chải. Hiện 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận gồm: Lễ mừng cơm mới; Nghệ thuật trình diễn Khèn Mông và Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông Mù Cang Chải. Huyện đã đề nghị với tỉnh bảo tồn 04 di sản và lập danh mục kiểm kê đối với 39 di sản văn hóa vật thể và 142 di sản văn hóa phi vật thể khác.
Huyện luôn chú trọng việc giữ gìn và trao truyền bản sắc văn hóa dân tộc Mông tới các thế hệ, tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ để giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Có thể kể đến một số hoạt động như tổ chức các lớp truyền dạy nghề (nghề chế tác khèn, nghề thêu dệt thổ cẩm hay vẽ sáp ong trên vải...) hay chỉ đạo đưa các điệu múa khăn, múa khèn, hoạt động vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải, thêu dệt thổ cẩm vào trong các trường học (hiện nay điệu múa khèn, múa khăn, múa gậy xinh tiền, các điệu dân vũ của đồng bào đã được đưa vào giờ thể dục giữa giờ và hoạt động ngoại khóa ở tất cả các trường học) gắn với xây dựng mô hình trường học hạnh phúc, trường học du lịch; thành lập và duy trì 110 đội văn nghệ bản sắc ở các bản, các chòm dân cư sẵn sàng tham gia biểu diễn các hoạt động tại cộng đồng và phục vụ du khách.
Hằng năm, huyện Mù Cang Chải định kỳ tổ chức các lễ hội như: Lễ hội khám phá Danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang, Lễ “Mừng cơm mới”, Hội thi “Giã bánh Giầy”, Hội thi vẽ hoa văn bằng sáp ong, Lễ hội “Hoa Tớ Dày”, Festival Khèn Mông, Hội thi trình diễn trang phục dân tộc Mông, Hội thi sáo Mông… Các hoạt động này không chỉ góp phần bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Mông mà còn giúp quảng bá, giới thiệu hình ảnh miền đất và con người Mù Cang Chải, thu hút đông đảo người dân địa phương, du khách trong và ngoài nước tham gia. Đặc biệt Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đối với Nghệ thuật trình diễn Khèn Mông, Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải và Festival Khèn Mông năm 2024 - một sự kiện văn hóa dân tộc Mông lớn nhất từ trước đến nay đã nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của báo chí, truyền thông trong và ngoài tỉnh, để lại nhiều dấu ấn sâu sắc với Nhân dân trong huyện và đồng bào các dân tộc trong khu vực.
Bênh cạnh đó, huyện luôn quan tâm đẩy mạnh chương trình liên kết, hợp tác phát triển vùng giữa huyện Mù Cang Chải, Văn Chấn, Trạm Tấu (tỉnh Yên Bái) với huyện Bắc Yên, Mường La (tỉnh Sơn La) và thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, du lịch gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc; phối hợp với các cơ quan truyền thông của Trung ương và địa phương để tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, bản sắc văn hóa của đồng bào Mông Mù Cang Chải ra các tỉnh, thành phố trong nước và thế giới. Kết quả, Mù Cang Chải đã được nhiều kênh truyền hình, tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới đánh giá, như: Kênh truyền hình CNBC của Mỹ bình chọn là điểm đến hấp dẫn nhất năm 2020; hay Tạp chí du lịch quốc tế Condé Nast Traveler bình chọn là điểm đến màu sắc nhất thế giới vào các năm 2019 và 2023; hay trang website về du lịch Big Seven Travel bình chọn là 1 trong 50 điểm đến đẹp nhất năm 2020 (xếp hạng 21)…
Tất cả các hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa nêu trên đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, dịch vụ du lịch huyện. Đến cuối năm 2023, trên địa bàn huyện đã có trên 1.250 hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ, trong đó có 139 nhà nghỉ, homestay với sức chứa trên 3.000 khách/đêm và 40 nhà hàng, quán ăn, thu hút trên 370 nghìn lượt du khách, đem lại doanh thu từ du lịch đạt gần 360 tỷ đồng… Đặc biệt, khi giá trị văn hóa dân tộc được phát huy, đã khơi dậy được niềm tự hào đã xóa bỏ được sự tự ti, khơi dậy được khát vọng vươn lên xóa đói giảm nghèo của đồng bào các dân tộc, nhất là trong các bạn trẻ. Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, hiệu quả từ việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách hỗ trợ phát triển của Trung ương, của tỉnh trên địa bàn, kinh tế - xã hội của huyện tiếp tục có những bước phát triển mới, đặc biệt công tác giảm nghèo bền vững tiếp tục đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tỷ lệ giảm nghèo đa chiều năm 2023 đạt 12,42%, trong đó, tỷ lệ giảm nghèo 9,83% (cao nhất từ trước đến nay), giảm tỷ lệ hộ cận nghèo 2,59%. Mù Cang Chải tiếp tục trở thành một trong những điểm đến đầy bản sắc đối với du khách trong và ngoài nước.
Để phát huy những kết quả đạt đươc và tiếp tục bảo tồn, gìn giữ văn hóa dân tộc Mông, cũng như phát triển du lịch bền vững, trong thời gian tới, huyện Mù Cang Chải xác định cần tiếp tục tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau:
Một là: Triển khai thực hiện và quản lý tốt quy hoạch vùng huyện; các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Kiên trì làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của người dân, dòng họ, cộng đồng dân cư trong việc giữ gìn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc; khuyến khích khởi nghiệp sáng tạo dựa trên nền tảng văn hóa, điều kiện tự nhiên, thổ những khí hậu để gắn phát triển nông nghiệp đặc sản, hữu cơ theo bản sắc riêng có của địa phương với du lịch để tạo ra chuỗi giá trị tuần hoàn trong sản xuất và dịch vụ.
Hai là: Tiếp tục quán triệt và tổ chức triển khai các chủ trương, nghị quyết của trung ương, của tỉnh về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; nâng cao nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, làm cho mỗi người dân hiểu rõ mình vừa là chủ thể sáng tạo, vừa là đối tượng thụ hưởng, vừa phải có trách nhiệm trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Tập trung trao truyền các giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc cho thế hệ trẻ; tiếp tục đẩy mạnh giáo dục văn hóa dân tộc vào các trường học để học sinh hiểu và trân trọng giá trị văn hóa truyền thống từ khi còn nhỏ.
Ba là: Chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch như nhà nghỉ homestay, nhà hàng và các điểm tham quan; đảm bảo các dịch vụ này phù hợp với văn hóa và môi trường địa phương, không gây ảnh hưởng tiêu cực đến cảnh quan và đời sống của người dân. Khuyến khích và hỗ trợ người dân phát triển các sản phẩm du lịch như hàng thủ công mỹ nghệ, trang phục, nhạc cụ truyền thống, ẩm thực địa phương, các tour du lịch trải nghiệm văn hóa, chú trọng đến chất lượng và tính độc đáo của các sản phẩm, tạo sức hút đối với du khách.
Bốn là: Làm tốt việc tôn vinh và khen thưởng các tập thể, cá nhân, các nghệ nhân có đóng góp lớn trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Mông. Tạo điều kiện cho họ truyền dạy các kỹ năng và kiến thức cho thế hệ trẻ. Cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các nghệ nhân và thợ thủ công để họ có thể tiếp tục sản xuất và duy trì các sản phẩm văn hóa truyền thống.
Năm là: Tăng cường quảng bá văn hóa dân tộc Mông thông qua các phương tiện truyền thông, sự kiện văn hóa và triển lãm du lịch. Đẩy mạnh các chiến dịch marketing để thu hút du khách trong và ngoài nước. Xây dựng các tour du lịch liên kết với các huyện và địa phương lân cận để tạo nên những hành trình trải nghiệm văn hóa phong phú và đa dạng, giúp cho người dân có nhu nhập ổn định, chính đáng từ chính những giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
Có thể khẳng định, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Mông không chỉ góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa độc đáo mà còn là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, dịch vụ du lịch, tạo điều kiện cho cộng đồng dân tộc Mông ở Mù Cang Chải phát triển bền vững và hạnh phúc. Tin tưởng rằng, những kết quả đạt được hôm nay sẽ là tiền đề quan trọng để tiếp tục lan toả, chia sẻ thông tin tích cực, hình ảnh đẹp về miền đất và con người Yên Bái nói chung, huyện Mù Cang Chải nói riêng, góp phần xây dựng Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch - Là điểm đến “bản sắc, an toàn, thân thiện” trong tương lai không xa.
916 lượt xem
Theo Trang TTĐT huyện Mù Cang Chải
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Mù Cang Chải là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái, với diện tích tự nhiên hơn 1.200km2, dân số hơn 69 nghìn người, trong đó đồng bào dân tộc Mông chiếm gần 91%. Người Mông ở Mù Cang Chải có nền văn hoá dân gian phong phú, phản ánh những quan điểm về cuộc sống sinh hoạt và lao động sản xuất, những nét văn hóa đó đã mang lại các giá trị bản sắc riêng biệt, trở thành sức mạnh nội sinh để vươn lên thoát nghèo.Bám sát Nghị quyết 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, trong những năm qua, huyện Mù Cang Chải xác định việc phát triển kinh tế - xã hội mà trọng tâm là phát triển ngành du lịch gắn với giữ gìn, phát huy giá trị bản sắc văn hoá dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ vừa là giải pháp tạo sinh kế, giúp người dân có thu nhập ổn định và thoát nghèo bền vững, tiến tới xây dựng Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch - Là điểm đến “Bản sắc, an toàn, thân thiện”, phấn đấu đến năm 2025 cơ bản không còn là huyện nghèo, đến năm 2030 không còn là huyện nghèo.
Trên tinh thần đó, Đảng bộ huyện đã xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể, đồng thời xây dựng và ban hành 02 nghị quyết chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mông gắn với phát triển du lịch trên địa bàn. Triển khai kế hoạch xây dựng con người Mù Cang Chải “Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập” gắn với tổ chức vận động cải sửa các phong tục tập quán không còn phù hợp, xây dựng đời sống văn hóa mới mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc trên từng địa bàn, cộng đồng dân cư. Đồng thời đề xuất và xây dựng Đồ án quy hoạch vùng huyện và Đề án xây dựng Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch, trình Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Danh lam, thắng cảnh Ruộng bậc thang Mù Cang Chải. Hiện 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận gồm: Lễ mừng cơm mới; Nghệ thuật trình diễn Khèn Mông và Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông Mù Cang Chải. Huyện đã đề nghị với tỉnh bảo tồn 04 di sản và lập danh mục kiểm kê đối với 39 di sản văn hóa vật thể và 142 di sản văn hóa phi vật thể khác.
Huyện luôn chú trọng việc giữ gìn và trao truyền bản sắc văn hóa dân tộc Mông tới các thế hệ, tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ để giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Có thể kể đến một số hoạt động như tổ chức các lớp truyền dạy nghề (nghề chế tác khèn, nghề thêu dệt thổ cẩm hay vẽ sáp ong trên vải...) hay chỉ đạo đưa các điệu múa khăn, múa khèn, hoạt động vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải, thêu dệt thổ cẩm vào trong các trường học (hiện nay điệu múa khèn, múa khăn, múa gậy xinh tiền, các điệu dân vũ của đồng bào đã được đưa vào giờ thể dục giữa giờ và hoạt động ngoại khóa ở tất cả các trường học) gắn với xây dựng mô hình trường học hạnh phúc, trường học du lịch; thành lập và duy trì 110 đội văn nghệ bản sắc ở các bản, các chòm dân cư sẵn sàng tham gia biểu diễn các hoạt động tại cộng đồng và phục vụ du khách.
Hằng năm, huyện Mù Cang Chải định kỳ tổ chức các lễ hội như: Lễ hội khám phá Danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang, Lễ “Mừng cơm mới”, Hội thi “Giã bánh Giầy”, Hội thi vẽ hoa văn bằng sáp ong, Lễ hội “Hoa Tớ Dày”, Festival Khèn Mông, Hội thi trình diễn trang phục dân tộc Mông, Hội thi sáo Mông… Các hoạt động này không chỉ góp phần bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Mông mà còn giúp quảng bá, giới thiệu hình ảnh miền đất và con người Mù Cang Chải, thu hút đông đảo người dân địa phương, du khách trong và ngoài nước tham gia. Đặc biệt Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đối với Nghệ thuật trình diễn Khèn Mông, Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải và Festival Khèn Mông năm 2024 - một sự kiện văn hóa dân tộc Mông lớn nhất từ trước đến nay đã nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của báo chí, truyền thông trong và ngoài tỉnh, để lại nhiều dấu ấn sâu sắc với Nhân dân trong huyện và đồng bào các dân tộc trong khu vực.
Bênh cạnh đó, huyện luôn quan tâm đẩy mạnh chương trình liên kết, hợp tác phát triển vùng giữa huyện Mù Cang Chải, Văn Chấn, Trạm Tấu (tỉnh Yên Bái) với huyện Bắc Yên, Mường La (tỉnh Sơn La) và thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, du lịch gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc; phối hợp với các cơ quan truyền thông của Trung ương và địa phương để tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, bản sắc văn hóa của đồng bào Mông Mù Cang Chải ra các tỉnh, thành phố trong nước và thế giới. Kết quả, Mù Cang Chải đã được nhiều kênh truyền hình, tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới đánh giá, như: Kênh truyền hình CNBC của Mỹ bình chọn là điểm đến hấp dẫn nhất năm 2020; hay Tạp chí du lịch quốc tế Condé Nast Traveler bình chọn là điểm đến màu sắc nhất thế giới vào các năm 2019 và 2023; hay trang website về du lịch Big Seven Travel bình chọn là 1 trong 50 điểm đến đẹp nhất năm 2020 (xếp hạng 21)…
Tất cả các hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa nêu trên đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, dịch vụ du lịch huyện. Đến cuối năm 2023, trên địa bàn huyện đã có trên 1.250 hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ, trong đó có 139 nhà nghỉ, homestay với sức chứa trên 3.000 khách/đêm và 40 nhà hàng, quán ăn, thu hút trên 370 nghìn lượt du khách, đem lại doanh thu từ du lịch đạt gần 360 tỷ đồng… Đặc biệt, khi giá trị văn hóa dân tộc được phát huy, đã khơi dậy được niềm tự hào đã xóa bỏ được sự tự ti, khơi dậy được khát vọng vươn lên xóa đói giảm nghèo của đồng bào các dân tộc, nhất là trong các bạn trẻ. Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, hiệu quả từ việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách hỗ trợ phát triển của Trung ương, của tỉnh trên địa bàn, kinh tế - xã hội của huyện tiếp tục có những bước phát triển mới, đặc biệt công tác giảm nghèo bền vững tiếp tục đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tỷ lệ giảm nghèo đa chiều năm 2023 đạt 12,42%, trong đó, tỷ lệ giảm nghèo 9,83% (cao nhất từ trước đến nay), giảm tỷ lệ hộ cận nghèo 2,59%. Mù Cang Chải tiếp tục trở thành một trong những điểm đến đầy bản sắc đối với du khách trong và ngoài nước.
Để phát huy những kết quả đạt đươc và tiếp tục bảo tồn, gìn giữ văn hóa dân tộc Mông, cũng như phát triển du lịch bền vững, trong thời gian tới, huyện Mù Cang Chải xác định cần tiếp tục tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau:
Một là: Triển khai thực hiện và quản lý tốt quy hoạch vùng huyện; các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Kiên trì làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của người dân, dòng họ, cộng đồng dân cư trong việc giữ gìn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc; khuyến khích khởi nghiệp sáng tạo dựa trên nền tảng văn hóa, điều kiện tự nhiên, thổ những khí hậu để gắn phát triển nông nghiệp đặc sản, hữu cơ theo bản sắc riêng có của địa phương với du lịch để tạo ra chuỗi giá trị tuần hoàn trong sản xuất và dịch vụ.
Hai là: Tiếp tục quán triệt và tổ chức triển khai các chủ trương, nghị quyết của trung ương, của tỉnh về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; nâng cao nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, làm cho mỗi người dân hiểu rõ mình vừa là chủ thể sáng tạo, vừa là đối tượng thụ hưởng, vừa phải có trách nhiệm trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Tập trung trao truyền các giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc cho thế hệ trẻ; tiếp tục đẩy mạnh giáo dục văn hóa dân tộc vào các trường học để học sinh hiểu và trân trọng giá trị văn hóa truyền thống từ khi còn nhỏ.
Ba là: Chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch như nhà nghỉ homestay, nhà hàng và các điểm tham quan; đảm bảo các dịch vụ này phù hợp với văn hóa và môi trường địa phương, không gây ảnh hưởng tiêu cực đến cảnh quan và đời sống của người dân. Khuyến khích và hỗ trợ người dân phát triển các sản phẩm du lịch như hàng thủ công mỹ nghệ, trang phục, nhạc cụ truyền thống, ẩm thực địa phương, các tour du lịch trải nghiệm văn hóa, chú trọng đến chất lượng và tính độc đáo của các sản phẩm, tạo sức hút đối với du khách.
Bốn là: Làm tốt việc tôn vinh và khen thưởng các tập thể, cá nhân, các nghệ nhân có đóng góp lớn trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Mông. Tạo điều kiện cho họ truyền dạy các kỹ năng và kiến thức cho thế hệ trẻ. Cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các nghệ nhân và thợ thủ công để họ có thể tiếp tục sản xuất và duy trì các sản phẩm văn hóa truyền thống.
Năm là: Tăng cường quảng bá văn hóa dân tộc Mông thông qua các phương tiện truyền thông, sự kiện văn hóa và triển lãm du lịch. Đẩy mạnh các chiến dịch marketing để thu hút du khách trong và ngoài nước. Xây dựng các tour du lịch liên kết với các huyện và địa phương lân cận để tạo nên những hành trình trải nghiệm văn hóa phong phú và đa dạng, giúp cho người dân có nhu nhập ổn định, chính đáng từ chính những giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
Có thể khẳng định, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Mông không chỉ góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa độc đáo mà còn là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, dịch vụ du lịch, tạo điều kiện cho cộng đồng dân tộc Mông ở Mù Cang Chải phát triển bền vững và hạnh phúc. Tin tưởng rằng, những kết quả đạt được hôm nay sẽ là tiền đề quan trọng để tiếp tục lan toả, chia sẻ thông tin tích cực, hình ảnh đẹp về miền đất và con người Yên Bái nói chung, huyện Mù Cang Chải nói riêng, góp phần xây dựng Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch - Là điểm đến “bản sắc, an toàn, thân thiện” trong tương lai không xa.
Các bài khác
- Lục Yên: Huy động xã hội hoá 160 triệu đồng để tu sửa, nâng cấp di tích lịch sử văn hoá khu cách mạng Cổ Văn, xã Mường Lai (08/07/2024)
- Mù Cang Chải phát động phát động phong trào cán bộ, đảng viên thi đua nêu gương thực hiện “4 có, 5 không, 3 sạch” (03/07/2024)
- Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao lần thứ II xã Tân Phượng sẽ diễn ra vào 4/8 (03/07/2024)
- Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội: Nhiều nhiệm vụ trong Chương trình hành động số 188 kết quả đạt cao (02/07/2024)
- Đêm Đại ngàn Nà Hẩu (huyện Văn Yên) sẽ diễn ra vào ngày 6-7/7/2024 (02/07/2024)
- 6 tháng đầu năm 2024, Yên Bái tiến hành triển khai 109 cuộc thanh tra (30/06/2024)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh tra (29/06/2024)
- Tăng cường công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh (28/06/2024)
- Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ Công an tỉnh tiếp sức mùa thi năm 2024 (27/06/2024)
- Ứng dụng Chăm sóc khách hàng của Tổng công ty Điện lực miền Bắc (APP CSKH) (25/06/2024)
Xem thêm »