Dân tộc Khơ Mú là một trong những dân tộc sinh sống lâu đời nhất ở vùng Tây Bắc Việt Nam và là dân tộc không có chữ viết. Do đó tất cả những điệu múa, câu hát và những phong tục văn hóa truyền lại cho con cháu đều từ hình thức truyền miệng. Ở Yên Bái, người Khơ Mú sống chủ yếu tại hai huyện Văn Chấn và Trạm Tấu. Cộng đồng người Khơ Mú tại Yên Bái tuy ít, rải rác và chịu nhiều ảnh hưởng của người Thái song đời sống văn hóa của họ là cả một kho tàng lớn cần được lưu giữ và phát triển. Tiêu biểu là những điệu hát Tơm.
Người Khơ Mú ngày nay vẫn hát Tơm trong mỗi dịp vui của gia đình, làng, bản hay tết đến, xuân về
Nhắc đến dân ca của người Khơ Mú là nhắc đến những điệu hát Tơm. Mỗi làn điệu đều mang một hơi thở, một tâm hồn và phản ánh chân thực nhất đời sống tinh thần của họ. Tơm xuất hiện từ khi nào, không ai biết. Chỉ biết rằng từ bao đời nay người Khơ Mú vẫn truyền tai cho nhau những câu hát đó. Với hát Tơm, nó được ví như những làn điệu dân ca của người Kinh, mang đậm chất sử thi, trữ tình, lúc du dương, êm ái, tình tứ; lúc thì lại rộn ràng, nhộn nhịp. Tơm có thể hát một người hoặc hát đối, hát tập thể. Lời hát Tơm mộc mạc, đơn giản, gần gũi với đời sống con người. Vạn vật thiên nhiên là chủ thể trong những lời hát Tơm nhưng sâu lắng trong đó là sự ý nhị, lòng cao thượng, đầy bao dung của con người.
Người Khơ Mú có phong tục truyền thống, trong bất cứ ngày vui nào của gia đình người Khơ Mú, của làng, của bản, người Khơ Mú không thể thiếu những câu hát Tơm. Thiếu hát Tơm dường như chén rượu thiếu men cay, lời chúc không thành hiện thực. Khi mừng đám cưới, có “Tơm Đường Kmun” (Tơm mừng đám cưới); khi làm nhà là “Tơm Ơ Grang Mỵ” (Tơm mừng nhà mới); trai, gái bản trên làng dưới đi nương, đi rừng hay dự hội vui làng bản đong đưa câu tình tứ lại cất giọng “Tơm Kân Chơ” (Tơm giao duyên); ngày xuân, ngày tết là lúc dân bản thể hiện điệu “Tơm Muôn” (Tơm mùa xuân)… Ấy hoàn toàn là những bài được người Khơ Mú xưa sáng tác và lưu truyền suốt bao đời nay với một hình thức duy nhất là truyền khẩu. Đặc biệt, khi hát Tơm nhất thiết phải có “đao” hay “tính tờ rang” - những nhạc cụ được làm từ tre nứa không thể thiếu trong những lần hát Tơm: Đao là nhạc cụ truyền thống của người Khơ Mú. Người Khơ Mú vừa đánh đao vừa hát hoặc hát một đoạn xong sẽ gõ đao, khi có nốt rồi người hát sẽ dập vào đùi để có âm thanh theo ý muốn. Có thể một đoạn xong rồi sẽ múa. Có đến 9 loại nhạc cụ có thể đệm cho hát tơm, nhưng hay nhất là đàn tính tờ rang. Khi hát Tơm tập thể, người Khơ Mú thường kết hợp với múa. Các động tác đánh tay, lắc hông thể hiện sự hồn nhiên và yêu thích hát ca của người Khơ Mú.
Ví thử trong điệu xin dâu: rượu ngon sẽ được nói là rượu chua, con lợn béo thì chỉ nói là con chuột, con gà bảo là con chim, nếp ngon lại bảo đó là nếp xấu, lễ vật cao sang nhưng chỉ nói lễ mọn... Tất cả chứa đựng ý tứ trong những câu hát mà nhà trai gửi nhà gái lúc đến xin dâu. Để rồi nhà gái đáp lại bằng những câu cũng ý tứ, khiêm nhường không kém: “Con gái nhà tôi không xinh đẹp, đảm đang, con nhà nghèo khó lại được bên nhà trai mang lễ vật cao sang tới xin đón về làm dâu con. Con gái gia đình thực không xứng với lễ vật này, gia đình nhà gái thật cảm động và vinh hạnh lắm thay!…”. Cứ như vậy, lời hát như thay lời muốn nói, nâng lên rồi hạ xuống. Đó cũng là lối ứng xử mang đậm tính nhân văn của người Khơ Mú.
Tâm hồn người Khơ Mú đâu chỉ trong sáng mà còn rất đỗi tinh tế. Điều đó hiển hiện trong cách ví von, khéo léo, đưa đẩy ở từng ca từ trong mỗi câu hát: “Chiếc nỏ bé mới là chiếc nỏ may mắn bắn được con thằn lằn. Nàng dâu bé nhỏ nhưng là nàng dâu may mắn sẽ mang lại nhiều thóc lúa”.
Và trong bữa tiệc vui mừng đón con dâu mới, khi bà con dân bản và các bản bên cùng tới chung vui, bữa cơm thân mật, chén rượu cay nồng lâng lâng, tiếng chúc tụng ồn ào, bỗng giai điệu ngân nga, xao xuyến của điệu Tơm mừng đám cưới vang lên. Hát rằng: “Hôm nay ngày vui của gia chủ đón con dâu mới, dân bản chúng tôi thực vui mừng khi được gia chủ mời đến chung vui. Xin cảm ơn gia chủ đã không chê mà mời mọi người đến dự! Gia chủ đã có lòng thì bà con cũng có dạ. Xin được chúc mừng đôi bạn trẻ, chúc gia đình có con dâu hiền thảo cùng mọi điều tốt đẹp!…”.
Lời chúc mộc mạc, giản dị, chân thành trong câu hát để chén rượu thân tình ngày vui thêm nồng thêm say, tình làng nghĩa xóm thêm đậm đà và niềm vui của gia chủ được nhân lên.
Nếu như người Thái tự hào về những điệu xòe, người Mông tự hào về Gầu plềnh - tiếng hát tình yêu thì người Khơ Mú cũng rất hãnh diện về điệu Tơm của dân tộc mình. Góp phần làm phong phú, sống động kho tàng văn hóa các dân tộc Tây Bắc, người Khơ Mú Văn Chấn, Yên Bái vẫn lưu giữ những làn điệu Tơm truyền lại cho con cháu hôm nay để mỗi khi ngân lên lại làm say lòng du khách.
3967 lượt xem
Ban Biên tập
Dân tộc Khơ Mú là một trong những dân tộc sinh sống lâu đời nhất ở vùng Tây Bắc Việt Nam và là dân tộc không có chữ viết. Do đó tất cả những điệu múa, câu hát và những phong tục văn hóa truyền lại cho con cháu đều từ hình thức truyền miệng. Ở Yên Bái, người Khơ Mú sống chủ yếu tại hai huyện Văn Chấn và Trạm Tấu. Cộng đồng người Khơ Mú tại Yên Bái tuy ít, rải rác và chịu nhiều ảnh hưởng của người Thái song đời sống văn hóa của họ là cả một kho tàng lớn cần được lưu giữ và phát triển. Tiêu biểu là những điệu hát Tơm.Nhắc đến dân ca của người Khơ Mú là nhắc đến những điệu hát Tơm. Mỗi làn điệu đều mang một hơi thở, một tâm hồn và phản ánh chân thực nhất đời sống tinh thần của họ. Tơm xuất hiện từ khi nào, không ai biết. Chỉ biết rằng từ bao đời nay người Khơ Mú vẫn truyền tai cho nhau những câu hát đó. Với hát Tơm, nó được ví như những làn điệu dân ca của người Kinh, mang đậm chất sử thi, trữ tình, lúc du dương, êm ái, tình tứ; lúc thì lại rộn ràng, nhộn nhịp. Tơm có thể hát một người hoặc hát đối, hát tập thể. Lời hát Tơm mộc mạc, đơn giản, gần gũi với đời sống con người. Vạn vật thiên nhiên là chủ thể trong những lời hát Tơm nhưng sâu lắng trong đó là sự ý nhị, lòng cao thượng, đầy bao dung của con người.
Người Khơ Mú có phong tục truyền thống, trong bất cứ ngày vui nào của gia đình người Khơ Mú, của làng, của bản, người Khơ Mú không thể thiếu những câu hát Tơm. Thiếu hát Tơm dường như chén rượu thiếu men cay, lời chúc không thành hiện thực. Khi mừng đám cưới, có “Tơm Đường Kmun” (Tơm mừng đám cưới); khi làm nhà là “Tơm Ơ Grang Mỵ” (Tơm mừng nhà mới); trai, gái bản trên làng dưới đi nương, đi rừng hay dự hội vui làng bản đong đưa câu tình tứ lại cất giọng “Tơm Kân Chơ” (Tơm giao duyên); ngày xuân, ngày tết là lúc dân bản thể hiện điệu “Tơm Muôn” (Tơm mùa xuân)… Ấy hoàn toàn là những bài được người Khơ Mú xưa sáng tác và lưu truyền suốt bao đời nay với một hình thức duy nhất là truyền khẩu. Đặc biệt, khi hát Tơm nhất thiết phải có “đao” hay “tính tờ rang” - những nhạc cụ được làm từ tre nứa không thể thiếu trong những lần hát Tơm: Đao là nhạc cụ truyền thống của người Khơ Mú. Người Khơ Mú vừa đánh đao vừa hát hoặc hát một đoạn xong sẽ gõ đao, khi có nốt rồi người hát sẽ dập vào đùi để có âm thanh theo ý muốn. Có thể một đoạn xong rồi sẽ múa. Có đến 9 loại nhạc cụ có thể đệm cho hát tơm, nhưng hay nhất là đàn tính tờ rang. Khi hát Tơm tập thể, người Khơ Mú thường kết hợp với múa. Các động tác đánh tay, lắc hông thể hiện sự hồn nhiên và yêu thích hát ca của người Khơ Mú.
Ví thử trong điệu xin dâu: rượu ngon sẽ được nói là rượu chua, con lợn béo thì chỉ nói là con chuột, con gà bảo là con chim, nếp ngon lại bảo đó là nếp xấu, lễ vật cao sang nhưng chỉ nói lễ mọn... Tất cả chứa đựng ý tứ trong những câu hát mà nhà trai gửi nhà gái lúc đến xin dâu. Để rồi nhà gái đáp lại bằng những câu cũng ý tứ, khiêm nhường không kém: “Con gái nhà tôi không xinh đẹp, đảm đang, con nhà nghèo khó lại được bên nhà trai mang lễ vật cao sang tới xin đón về làm dâu con. Con gái gia đình thực không xứng với lễ vật này, gia đình nhà gái thật cảm động và vinh hạnh lắm thay!…”. Cứ như vậy, lời hát như thay lời muốn nói, nâng lên rồi hạ xuống. Đó cũng là lối ứng xử mang đậm tính nhân văn của người Khơ Mú.
Tâm hồn người Khơ Mú đâu chỉ trong sáng mà còn rất đỗi tinh tế. Điều đó hiển hiện trong cách ví von, khéo léo, đưa đẩy ở từng ca từ trong mỗi câu hát: “Chiếc nỏ bé mới là chiếc nỏ may mắn bắn được con thằn lằn. Nàng dâu bé nhỏ nhưng là nàng dâu may mắn sẽ mang lại nhiều thóc lúa”.
Và trong bữa tiệc vui mừng đón con dâu mới, khi bà con dân bản và các bản bên cùng tới chung vui, bữa cơm thân mật, chén rượu cay nồng lâng lâng, tiếng chúc tụng ồn ào, bỗng giai điệu ngân nga, xao xuyến của điệu Tơm mừng đám cưới vang lên. Hát rằng: “Hôm nay ngày vui của gia chủ đón con dâu mới, dân bản chúng tôi thực vui mừng khi được gia chủ mời đến chung vui. Xin cảm ơn gia chủ đã không chê mà mời mọi người đến dự! Gia chủ đã có lòng thì bà con cũng có dạ. Xin được chúc mừng đôi bạn trẻ, chúc gia đình có con dâu hiền thảo cùng mọi điều tốt đẹp!…”.
Lời chúc mộc mạc, giản dị, chân thành trong câu hát để chén rượu thân tình ngày vui thêm nồng thêm say, tình làng nghĩa xóm thêm đậm đà và niềm vui của gia chủ được nhân lên.
Nếu như người Thái tự hào về những điệu xòe, người Mông tự hào về Gầu plềnh - tiếng hát tình yêu thì người Khơ Mú cũng rất hãnh diện về điệu Tơm của dân tộc mình. Góp phần làm phong phú, sống động kho tàng văn hóa các dân tộc Tây Bắc, người Khơ Mú Văn Chấn, Yên Bái vẫn lưu giữ những làn điệu Tơm truyền lại cho con cháu hôm nay để mỗi khi ngân lên lại làm say lòng du khách.