CTTĐT - Sáng ngày 10/7/2024, Đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và PTNT do đồng chí Nguyễn Xuân Sang – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra thực địa tình hình sạt lở sau mưa lũ tại xã Hồng Ca và thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.
Tại Bản Khun, xã Hồng Ca bị sạt lở bờ kè nghiêm trọng
Do ảnh hưởng của trận lũ đêm ngày 25/6/2024, tại khu vực thôn Bản Chiềng, xã Hồng Ca, toàn bộ 100m kè tạm bảo vệ đường giao thông và 20m kênh dẫn thuộc công trình thủy lợi Bản Khun 2 đã bị sập đổ hoàn toàn, hiện đã được gia cố tạm thời, tuy nhiên tình hình sạt lở tại khu vực kè tạm và công trình thủy lợi Bản Khun 2 đang diễn biến phức tạp. Vị trí suối đoạn tuyến thôn Bản Chiềng được xác định là đặc biệt nguy hiểm nếu xảy ra một đợt lũ tiếp theo, sẽ có nguy cơ sập hoàn toàn 150m đường giao thông trục xã và 100m kênh thủy lợi của công trình Bản Khun 2, sẽ làm cắt đứt giao thông của 4 thôn, với 526 hộ, hơn 1.900 khẩu và 28,6 ha lúa sẽ mất nguồn nước tưới.
Mưa to đã gây sạt lở nghiêm trọng bờ kè suối tại xã Hồng Ca
Tại Bản Khun, xã Hồng Ca bị sạt lở bờ kè nghiêm trọng
Hệ thống đê Cổ Phúc là công trình quan trọng và nằm trong hệ thống đê chống lũ của tỉnh Yên Bái, có tác dụng ngăn lũ từ sông Hồng tràn vào thị trấn làm ngập úng cục bộ ảnh hưởng đến tình hình giao thông, trên 500 hộ dân thuộc tổ dân phố số 1, 4, 11 và trên 30ha diện tích cây cối, hoa màu của các hộ dân trên địa bàn. Hiện tại, có 03 đoạn đê kết cấu hoàn toàn bằng đất, đã bị bào mòn theo thời gian; các đoạn đê này vừa có tác dụng ngăn lũ, vừa kết hợp giao thông đi lại cứu hộ đê nên vào mùa mưa lũ, giao thông đi lại khó khăn và nguy cơ nước tràn đê rất cao; cộng thêm hệ thống cống dưới đê tại tuyến đê số 2 đã bị mục rỗng và hư hỏng không đảm bảo nhiệm vụ ngăn lũ và tiêu nước.
Đoàn công tác của tỉnh kiểm tra tuyến đê xung yếu tại địa bàn thị trấn Cổ Phúc
Lãnh đạo Sở NN và PTNT Tỉnh kết luận buổi làm việc
Sau khi kiểm tra thực địa, Ủy ban nhân dân huyện Trấn Yên đề nghị các sở ngành có liên quan, cho chủ trương đầu tư khắc phục, xây dựng kè chống sạt đường giao thông trục xã và công trình thủy lợi Bản Khun 2 xã Hồng Ca, tuyến thôn Bản Chiềng, với chiều dài 150m. Đồng thời, đề nghị xem xét đầu tư sửa chữa, nâng cấp đường bao chống lũ tại thị trấn Cổ Phúc, trong đó khắc phục khẩn cấp 03 đoạn đê thuộc công trình phòng chống thiên tai huyện Trấn Yên với quy mô công trình cấp IV, tần suất chống lũ 2%. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh và các sở ngành liên quan đã thống nhất đồng ý sự cần thiết phải đầu tư xây dựng, nâng cấp sữa chữa các công trình đã bị mưa lũ làm hư hỏng, đề nghị huyện Trấn Yên sớm hoàn thành thủ tục, hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt phương án, để triển khai tổ chức thực hiện đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân trong mùa mưa lũ./.
869 lượt xem
CTV: Nguyễn Thư
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng ngày 10/7/2024, Đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và PTNT do đồng chí Nguyễn Xuân Sang – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra thực địa tình hình sạt lở sau mưa lũ tại xã Hồng Ca và thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên. Do ảnh hưởng của trận lũ đêm ngày 25/6/2024, tại khu vực thôn Bản Chiềng, xã Hồng Ca, toàn bộ 100m kè tạm bảo vệ đường giao thông và 20m kênh dẫn thuộc công trình thủy lợi Bản Khun 2 đã bị sập đổ hoàn toàn, hiện đã được gia cố tạm thời, tuy nhiên tình hình sạt lở tại khu vực kè tạm và công trình thủy lợi Bản Khun 2 đang diễn biến phức tạp. Vị trí suối đoạn tuyến thôn Bản Chiềng được xác định là đặc biệt nguy hiểm nếu xảy ra một đợt lũ tiếp theo, sẽ có nguy cơ sập hoàn toàn 150m đường giao thông trục xã và 100m kênh thủy lợi của công trình Bản Khun 2, sẽ làm cắt đứt giao thông của 4 thôn, với 526 hộ, hơn 1.900 khẩu và 28,6 ha lúa sẽ mất nguồn nước tưới.
Mưa to đã gây sạt lở nghiêm trọng bờ kè suối tại xã Hồng Ca
Tại Bản Khun, xã Hồng Ca bị sạt lở bờ kè nghiêm trọng
Hệ thống đê Cổ Phúc là công trình quan trọng và nằm trong hệ thống đê chống lũ của tỉnh Yên Bái, có tác dụng ngăn lũ từ sông Hồng tràn vào thị trấn làm ngập úng cục bộ ảnh hưởng đến tình hình giao thông, trên 500 hộ dân thuộc tổ dân phố số 1, 4, 11 và trên 30ha diện tích cây cối, hoa màu của các hộ dân trên địa bàn. Hiện tại, có 03 đoạn đê kết cấu hoàn toàn bằng đất, đã bị bào mòn theo thời gian; các đoạn đê này vừa có tác dụng ngăn lũ, vừa kết hợp giao thông đi lại cứu hộ đê nên vào mùa mưa lũ, giao thông đi lại khó khăn và nguy cơ nước tràn đê rất cao; cộng thêm hệ thống cống dưới đê tại tuyến đê số 2 đã bị mục rỗng và hư hỏng không đảm bảo nhiệm vụ ngăn lũ và tiêu nước.
Đoàn công tác của tỉnh kiểm tra tuyến đê xung yếu tại địa bàn thị trấn Cổ Phúc
Lãnh đạo Sở NN và PTNT Tỉnh kết luận buổi làm việc
Sau khi kiểm tra thực địa, Ủy ban nhân dân huyện Trấn Yên đề nghị các sở ngành có liên quan, cho chủ trương đầu tư khắc phục, xây dựng kè chống sạt đường giao thông trục xã và công trình thủy lợi Bản Khun 2 xã Hồng Ca, tuyến thôn Bản Chiềng, với chiều dài 150m. Đồng thời, đề nghị xem xét đầu tư sửa chữa, nâng cấp đường bao chống lũ tại thị trấn Cổ Phúc, trong đó khắc phục khẩn cấp 03 đoạn đê thuộc công trình phòng chống thiên tai huyện Trấn Yên với quy mô công trình cấp IV, tần suất chống lũ 2%. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh và các sở ngành liên quan đã thống nhất đồng ý sự cần thiết phải đầu tư xây dựng, nâng cấp sữa chữa các công trình đã bị mưa lũ làm hư hỏng, đề nghị huyện Trấn Yên sớm hoàn thành thủ tục, hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt phương án, để triển khai tổ chức thực hiện đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân trong mùa mưa lũ./.