CTTĐT- Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, từ đêm 16/7 đến ngày 18/7/2017 trên địa bàn huyện Trấn Yên đã xảy ra mưa trên diện rộng gây sạt lở đất ở một số xã, kết hợp lũ thượng nguồn làm mực nước sông Hồng lên báo động cấp III; mưa lũ đã ảnh hưởng đến một số công trình công cộng và sản xuất nông nghiệp của nhân dân các xã địa bàn huyện.
Nhiều ha lúa tại các xã của huyện Trấn Yên bị vùi lấp.
Hơn 600 ha lúa và hoa màu của nhân dân tập trung ở các xã ven sông Hồng như Báo Đáp, Đào Thịnh, Việt Thành, Quy Mông, Y Can, Minh Tiến và 20 ha lúa tại xã Lương Thịnh đã bị vùi lấp.
Ngoài ra, mưa lớn kéo dài đã làm sạt lở ta luy 2 công trình trường học xã Tân Đồng và Nga Quán với khối lượng đất đá gần 700m3. Mưa lớn kết hợp với nước sông Hồng lên cao làm ngập úng một tuyến đường ở các xã: Tân Đồng, Kiên Thành, Y Can, Quy Mông…
Để giảm thiểu thiệt hại do mưa lũ, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn huyện Trấn Yên cũng đã chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện chế độ trực ban 24/24 giờ, chuẩn bị phương tiện và lực lượng tại chỗ sẵn sàng sơ tán các hộ dân có nguy cơ bị ngập úng và sạt lở đất; Phân công lực lượng cảnh giới tại các ngầm tràn hướng dẫn người dân tham gia giao thông đi lại đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản; chủ động kiểm tra thống kê, đánh giá tình hình thiệt hại về nhà cửa, các công trình công cộng và sản xuất. Huy động lực lượng hót dọn ta luy trên các tuyến đường bị sạt và tổ chức di dời các hộ dân sống tại các khu vực có nguy cơ cao về sạt lở taluy và bị ngập do nước sông, suối dâng cao.
1008 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh- Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, từ đêm 16/7 đến ngày 18/7/2017 trên địa bàn huyện Trấn Yên đã xảy ra mưa trên diện rộng gây sạt lở đất ở một số xã, kết hợp lũ thượng nguồn làm mực nước sông Hồng lên báo động cấp III; mưa lũ đã ảnh hưởng đến một số công trình công cộng và sản xuất nông nghiệp của nhân dân các xã địa bàn huyện. Hơn 600 ha lúa và hoa màu của nhân dân tập trung ở các xã ven sông Hồng như Báo Đáp, Đào Thịnh, Việt Thành, Quy Mông, Y Can, Minh Tiến và 20 ha lúa tại xã Lương Thịnh đã bị vùi lấp.
Ngoài ra, mưa lớn kéo dài đã làm sạt lở ta luy 2 công trình trường học xã Tân Đồng và Nga Quán với khối lượng đất đá gần 700m3. Mưa lớn kết hợp với nước sông Hồng lên cao làm ngập úng một tuyến đường ở các xã: Tân Đồng, Kiên Thành, Y Can, Quy Mông…
Để giảm thiểu thiệt hại do mưa lũ, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn huyện Trấn Yên cũng đã chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện chế độ trực ban 24/24 giờ, chuẩn bị phương tiện và lực lượng tại chỗ sẵn sàng sơ tán các hộ dân có nguy cơ bị ngập úng và sạt lở đất; Phân công lực lượng cảnh giới tại các ngầm tràn hướng dẫn người dân tham gia giao thông đi lại đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản; chủ động kiểm tra thống kê, đánh giá tình hình thiệt hại về nhà cửa, các công trình công cộng và sản xuất. Huy động lực lượng hót dọn ta luy trên các tuyến đường bị sạt và tổ chức di dời các hộ dân sống tại các khu vực có nguy cơ cao về sạt lở taluy và bị ngập do nước sông, suối dâng cao.