CTTĐT - Văn Chấn từ hàng chục năm nay được biết đến là một trong những "thủ phủ" của cây chè. Đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh chè đã trở thành một trong những trọng điểm phát triển kinh tế của huyện, mang lại nguồn thu nhập đáng kể, góp phần nâng cao đời sống người dân.
Để tiếp tục xây dựng thương hiệu chè, huyện Văn Chấn tiếp tục xây dựng vùng sản xuất chè xanh chất lượng cao.
Thị trấn Nông trường Liên Sơn hiện có trên 500 ha chè. Để cây chè phát triển tốt, người dân thị trấn tích cực đầu tư chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu, bệnh cho các diện tích. Những tháng đầu năm 2024, thời tiết không thuận lợi, nắng nóng khô hạn đã ảnh hưởng đến sự phát triển của cây chè. Tuy nhiên, đến cuối tháng 7, người dân thị trấn Nông trường Liên Sơn đã thu hái lứa thứ 3 với sản lượng chè búp tươi ước đạt 1.900 tấn, giá bán ổn định 3.800 đồng/kg.
Ông Đoàn Quang Kỳ - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Nông trường Liên Sơn cho biết: "Thời gian qua, người dân đã chủ động trong việc sản xuất chè. UBND thị trấn đã phối hợp với các tổ dân phố tuyên truyền bà con tích cực chăm sóc, theo dõi tình hình sâu bệnh, có biện pháp phòng trừ kịp thời. Khi mưa xuống, bà con bón thúc đạm, phân để cây chè phát triển tốt. Thị trấn cũng vận động nhân dân thu hái đúng lứa, đúng kỹ thuật để nâng cao chất lượng, sản lượng”.
Cùng với việc chăm sóc, mở rộng vùng nguyên liệu chè, huyện Văn Chấn chú trọng nâng cao chất lượng các sản phẩm chè, là yếu tố then chốt để cạnh tranh với thị trường. Trên địa bàn huyện hiện có 56 cơ sở đang sản xuất, chế biến và kinh doanh chè; trong đó, có 5 công ty cổ phần, 18 công ty TNHH, 14 doanh nghiệp tư nhân, 19 hợp tác xã.
Các cơ sở chế biến chè được nâng cấp, đảm bảo quy trình sản xuất nâng cao chất lượng chè thành phẩm, các công ty, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất chè đã có mối liên kết chặt chẽ với người dân để cùng nhau nâng cao chất lượng sản phẩm chè búp tươi, đầu tư trang bị, dây chuyền, máy móc hiện đại để nâng cao chất lượng chè thành phẩm đáp ứng yêu cầu những thị trường khó tính, tạo thêm cơ hội việc làm cho lao động địa phương.
Ông Nguyễn Vũ Linh - Phó Giám đốc Công ty TNHH Chè Bình Thuận cho biết: "Chúng tôi đã thay đổi công nghệ để giảm chi phí sản xuất, tăng giá trị để sản phẩm vào được những thị trường khó tính. Thị trường cần mặt hàng nào, mình sẽ có mặt hàng đó”.
Dũ đã trải qua nhiều thăng trầm, diện tích đã giảm nhiều so với thời kỳ hoàng kim nhưng Văn Chấn vẫn xác định chè là một trong những cây trồng chủ lực trong sản xuất nông nghiệp. Đến nay, Văn Chấn có tổng diện tích 4.625 ha, trong đó diện tích chè sản xuất kinh doanh trên 4.500ha..
Để sản xuất, kinh doanh chè hiệu quả hơn, huyện quyết tâm giữ vững, ổn định vùng nguyên liệu và nâng cao chất lượng sản phẩm chè sau chế biến; đặc biệt quan tâm việc cải tạo, trồng mới các diện tích chè chất lượng cao tại các xã vùng ngoài, mở rộng diện tích chè Shan tại các xã vùng cao, đồng thời chú trọng chăm sóc, bón phân và phòng trừ sâu, bệnh hại, áp dụng khoa học kỹ thuật vào thu hái để nâng cao chất lượng chè búp tươi.
Không chỉ tập trung vào việc sản xuất, huyện còn chú trọng đến việc mở rộng thị trường tiêu thụ, tổ chức giới thiệu sản phẩm chè tới các đối tác trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, việc xây dựng thương hiệu chè Văn Chấn cũng được đẩy mạnh thông qua quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Nhờ những nỗ lực này, chè Văn Chấn không chỉ tiêu thụ mạnh trong nước mà còn xuất khẩu.
Đến nay, huyện đã xuất khẩu 405 tấn chè thành phẩm, chủ yếu sang thị trường Trung Đông, một số sản phẩm chất lượng cao sang các nước EU.
Ông Phạm Nguyên Bình - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Chấn cho biết: "Để nâng cao chất lượng giá trị các sản phẩm chè, thời gian tới, địa phương sẽ tập trung chỉ đạo người dân, các doanh nghiệp duy trì, phát triển và đầu tư thâm canh cho vùng nguyên liệu hiện có; trồng cải tạo bằng các giống chè có năng suất, sản lượng cao phục vụ sản xuất và chế biến kinh doanh chè; thâm canh chăm sóc theo đúng quy trình, kỹ thuật theo hướng hữu cơ sinh học VietGAP để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế”.
Với việc phát triển hợp lý và sự hỗ trợ vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, huyện tiếp tục tạo điều kiện cho các cá nhân, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh chè vượt qua khó khăn, duy trì ổn định sản xuất, kinh doanh, người dân gắn bó với cây chè. Tính chung 7 tháng đầu năm, sản lượng chè búp tươi của huyện đạt 36.000 tấn, tăng 200 tấn so với cùng kỳ, với giá bán trung bình 3.500 đồng/kg đối với chè vùng thấp và 7.000 đồng/kg đối với chè Shan vùng cao thượng huyện, mang lại nguồn thu nhập hàng tỷ đồng cho người trồng chè. Đây là tín hiệu vui để ngành chè ở Văn Chấn tiếp tục hướng tới mục tiêu phát triển lâu dài, bền vững.
1190 lượt xem
CTV: Phan Tuấn
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Văn Chấn từ hàng chục năm nay được biết đến là một trong những "thủ phủ" của cây chè. Đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh chè đã trở thành một trong những trọng điểm phát triển kinh tế của huyện, mang lại nguồn thu nhập đáng kể, góp phần nâng cao đời sống người dân.Thị trấn Nông trường Liên Sơn hiện có trên 500 ha chè. Để cây chè phát triển tốt, người dân thị trấn tích cực đầu tư chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu, bệnh cho các diện tích. Những tháng đầu năm 2024, thời tiết không thuận lợi, nắng nóng khô hạn đã ảnh hưởng đến sự phát triển của cây chè. Tuy nhiên, đến cuối tháng 7, người dân thị trấn Nông trường Liên Sơn đã thu hái lứa thứ 3 với sản lượng chè búp tươi ước đạt 1.900 tấn, giá bán ổn định 3.800 đồng/kg.
Ông Đoàn Quang Kỳ - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Nông trường Liên Sơn cho biết: "Thời gian qua, người dân đã chủ động trong việc sản xuất chè. UBND thị trấn đã phối hợp với các tổ dân phố tuyên truyền bà con tích cực chăm sóc, theo dõi tình hình sâu bệnh, có biện pháp phòng trừ kịp thời. Khi mưa xuống, bà con bón thúc đạm, phân để cây chè phát triển tốt. Thị trấn cũng vận động nhân dân thu hái đúng lứa, đúng kỹ thuật để nâng cao chất lượng, sản lượng”.
Cùng với việc chăm sóc, mở rộng vùng nguyên liệu chè, huyện Văn Chấn chú trọng nâng cao chất lượng các sản phẩm chè, là yếu tố then chốt để cạnh tranh với thị trường. Trên địa bàn huyện hiện có 56 cơ sở đang sản xuất, chế biến và kinh doanh chè; trong đó, có 5 công ty cổ phần, 18 công ty TNHH, 14 doanh nghiệp tư nhân, 19 hợp tác xã.
Các cơ sở chế biến chè được nâng cấp, đảm bảo quy trình sản xuất nâng cao chất lượng chè thành phẩm, các công ty, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất chè đã có mối liên kết chặt chẽ với người dân để cùng nhau nâng cao chất lượng sản phẩm chè búp tươi, đầu tư trang bị, dây chuyền, máy móc hiện đại để nâng cao chất lượng chè thành phẩm đáp ứng yêu cầu những thị trường khó tính, tạo thêm cơ hội việc làm cho lao động địa phương.
Ông Nguyễn Vũ Linh - Phó Giám đốc Công ty TNHH Chè Bình Thuận cho biết: "Chúng tôi đã thay đổi công nghệ để giảm chi phí sản xuất, tăng giá trị để sản phẩm vào được những thị trường khó tính. Thị trường cần mặt hàng nào, mình sẽ có mặt hàng đó”.
Dũ đã trải qua nhiều thăng trầm, diện tích đã giảm nhiều so với thời kỳ hoàng kim nhưng Văn Chấn vẫn xác định chè là một trong những cây trồng chủ lực trong sản xuất nông nghiệp. Đến nay, Văn Chấn có tổng diện tích 4.625 ha, trong đó diện tích chè sản xuất kinh doanh trên 4.500ha..
Để sản xuất, kinh doanh chè hiệu quả hơn, huyện quyết tâm giữ vững, ổn định vùng nguyên liệu và nâng cao chất lượng sản phẩm chè sau chế biến; đặc biệt quan tâm việc cải tạo, trồng mới các diện tích chè chất lượng cao tại các xã vùng ngoài, mở rộng diện tích chè Shan tại các xã vùng cao, đồng thời chú trọng chăm sóc, bón phân và phòng trừ sâu, bệnh hại, áp dụng khoa học kỹ thuật vào thu hái để nâng cao chất lượng chè búp tươi.
Không chỉ tập trung vào việc sản xuất, huyện còn chú trọng đến việc mở rộng thị trường tiêu thụ, tổ chức giới thiệu sản phẩm chè tới các đối tác trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, việc xây dựng thương hiệu chè Văn Chấn cũng được đẩy mạnh thông qua quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Nhờ những nỗ lực này, chè Văn Chấn không chỉ tiêu thụ mạnh trong nước mà còn xuất khẩu.
Đến nay, huyện đã xuất khẩu 405 tấn chè thành phẩm, chủ yếu sang thị trường Trung Đông, một số sản phẩm chất lượng cao sang các nước EU.
Ông Phạm Nguyên Bình - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Chấn cho biết: "Để nâng cao chất lượng giá trị các sản phẩm chè, thời gian tới, địa phương sẽ tập trung chỉ đạo người dân, các doanh nghiệp duy trì, phát triển và đầu tư thâm canh cho vùng nguyên liệu hiện có; trồng cải tạo bằng các giống chè có năng suất, sản lượng cao phục vụ sản xuất và chế biến kinh doanh chè; thâm canh chăm sóc theo đúng quy trình, kỹ thuật theo hướng hữu cơ sinh học VietGAP để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế”.
Với việc phát triển hợp lý và sự hỗ trợ vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, huyện tiếp tục tạo điều kiện cho các cá nhân, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh chè vượt qua khó khăn, duy trì ổn định sản xuất, kinh doanh, người dân gắn bó với cây chè. Tính chung 7 tháng đầu năm, sản lượng chè búp tươi của huyện đạt 36.000 tấn, tăng 200 tấn so với cùng kỳ, với giá bán trung bình 3.500 đồng/kg đối với chè vùng thấp và 7.000 đồng/kg đối với chè Shan vùng cao thượng huyện, mang lại nguồn thu nhập hàng tỷ đồng cho người trồng chè. Đây là tín hiệu vui để ngành chè ở Văn Chấn tiếp tục hướng tới mục tiêu phát triển lâu dài, bền vững.