CTTĐT - Những bản làng đổi mới với những tuyến đường bê tông nối dài, lưới điện quốc gia đã thắp sáng trong từng ngôi nhà, màu xanh của cây rừng, của những triền đồi bạt ngàn quế, tre Bát Độ là thành quả của sự nỗ lực từng ngày, từng giờ của đồng bào Mông xã Hồng Ca. Cuộc sống của gần 2.200 người Mông nơi đây ngày thêm ấm no, hạnh phúc hơn.
Hồng Ca đẩy mạnh tuyên truyền cho đồng bào Mông để nâng cao chỉ số hạnh phúc
Năm nay đã 73 tuổi, nhưng trong ký ức của ông Sổng A Sang, thôn Khuôn Bổ xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên những tháng ngày khốn khó tại bản 1 xã Kiên Thành vẫn còn vẹn nguyên. Không đường, không điện, trẻ em không được đến trường, trong bản có người ốm thì nhờ người đến cúng ma, người dân chủ yếu là làm lúa nương, sản xuất theo kiểu tự cung, tự cấp, muốn xuống huyện mua thực phẩm thiết yếu có khi đi bộ mất 2 ngày đường, cuộc sống tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài cứ thế đeo bám người Mông nơi đây. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, ông Sổng A Sang cùng các hộ dân trong bản tới định cư tại thôn Khuôn Bổ xã Hồng Ca. Sau hơn 20 năm định cư tại đây, với sự quan tâm của các cấp chính quyền, đặc biệt là nỗ lực vươn lên của người dân, người Mông Kiên Thành đã thay đổi từng ngày. Cái nghèo, cái khó đã lùi xa, thay vào đó là sự trù phú, ấm no, hiện hữu. Ông Sổng A Sang vui vẻ nói: “Được Đảng và Nhà nước quan tâm, nên sau 24 năm cuộc sống của chúng tôi tốt hơn nhiều so với trước kia, chúng tôi đã cấy lúa nước, trồng rừng, trồng quế, trồng tre Bát Độ thu nhập hàng năm từ 200 - 300 triệu đồng. Nếu so với người Mông nơi khác thì người Mông ở Khuôn Bổ là số 1”.
Ông Sổng A Sang chăm sóc vườn quế
Năm 2000 anh Sùng A Vang ở xã Tà Xi Láng, huyện Trạm Tấu đã xuống định cư tại thôn Khuôn Bổ, được Nhà nước bố trí đất đai để dựng nhà và đất sản xuất. Lạ lẫm với vùng đất mới, những năm đầu cuộc sống của gia đình anh còn nhiều khó khăn. Song được sự quan tâm đầu tư từ các chương trình, dự án và sự nỗ lực của bản thân, đến nay gia đình anh đã quy hoạch trang trại gần 10ha, gồm 5ha quế, hơn 2 ha tre măng Bát Độ, khu chăn nuôi gia cầm, thủy cầm… Hằng năm gia đình có nguồn thu gần 200 triệu đồng. Anh Vang phấn khởi cho biết: “Trước tôi ở Tà Xi Láng cuộc sống rất khổ, được Nhà nước cấp đất, tôi đã trồng tre Bát Độ, quế, nên thu nhập luôn ổn định, con tôi đều đi học Cao đẳng, Đại học. Cuộc sống ngày một ấm no hạnh phúc hơn”.
Nhờ định canh, định cư gia đình anh Sùng A Vang có cuộc sống ấm no, hạnh phúc
Kinh tế phát triển, diện mạo các làng, bản người Mông nơi đây có nhiều thay đổi, những ngôi nhà được xây dựng kiên cố, khang trang ngày một nhiều hơn, không chỉ sắm sửa được những đồ dùng thiết yếu phục vụ cho cuộc sống, nhiều hộ đã mua được ô tô để phục vụ cho sinh hoạt cũng như phát triển kinh tế, đường làng ngõ xóm sạch đẹp, đời sống tình thần của người dân được nâng lên, nhiều hủ tục lạc hậu không còn phù hợp đã được người Mông nơi đây loại bỏ. Anh Vàng A Sò, thôn Khe Tiến xã Hồng Ca cho rằng: “Người Mông 4 thôn Hồng Ca giờ đã khác xưa, các hủ tục lạc hậu đã được xóa bỏ, bình đẳng giới được nâng lên, con em được đi học đầy đủ, không còn phân biệt con trai hay con gái, kinh tế của người Mông ngày càng được nâng lên”.
Đến nay 4 thôn người Mông xã Hồng Ca đều được sử dụng điện lưới quốc gia, đường giao thông được bê tông hóa, đường vào các khu vực sản xuất được đầu tư mở rộng, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học tại các điểm trường đều đạt chuẩn theo tiêu chí trường học hạnh phúc, an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện đầy đủ, góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo bền vững, hiện 4 thôn chỉ còn 8,8% hộ nghèo, giảm 50% so với năm 2000. Vấn đề này được anh Cháng A Ký, thôn Khe Tiến xã Hồng Ca khẳng định: “Đảng và Nhà nước đã đầu tư cho bà con hạ tầng cơ sở rất khang trang, điện đã về tới từng gia đình, đường bê tông đến từng ngõ xóm, cuộc sống của bà con hạnh phúc hơn ngày trước nhiều”.
Đường giao thông được cứng hóa giúp đồng bào Mông phát triển kinh tế
Với sự quan tâm của các cấp, các ngành, cùng sự nỗ lực vươn lên của người dân, thôn Khuôn Bổ đã về đích thôn nông thôn mới kiểu mẫu từ năm 2022, thôn Khe Ron đang đánh giá các tiêu chí để được công nhận thôn NTM kiểu mẫu vào cuối năm 2024, thôn Hồng Lâu và thôn Khe Tiến cũng đang hoàn thiện các tiêu chí về đích thôn nông thôn mới. Các thôn đã hình thành vùng chuyên canh cây tre Bát Độ với diện tích trên 400ha, gần 800ha quế, 10ha cây dược liệu và trên 50ha lúa nước. Kinh tế, xã hội phát triển, công tác xây dựng Đảng được quan tâm, an ninh chính trị vùng đồng bào dân tộc được đảm bảo, 4 thôn người Mông Hồng Ca đã trở thành điển hình cho nhiều đoàn đến thăm quan và học tập. Ông Triệu Minh Xiết, Phó Bí thư Thường trực huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa cho rằng: “Đến thăm các thôn người Mông xã Hồng Ca và được đi thăm các mô hình kinh tế gắn với chuỗi giá trị, thăm mô hình du lịch cộng đồng và dự sinh hoạt Chi bộ thôn Khuôn Bổ, chúng tôi thấy rằng: các mô hình này đều có thể áp dụng được vào huyện Mường Lát. Qua chuyến học tập này, chúng tôi thấy rất hữu ích, chúng tôi tin Mường Lát trong thời gian không xa sẽ thực hiện được như đồng bào nơi đây”.
Trên cơ sở những kết quả đó, Hồng Ca tiếp tục có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân. Ông Phạm Xuân Toàn, Bí thư Đảng ủy xã Hồng Ca cho biết thêm: “Để nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân, Đảng bộ xã đã xây dựng kế hoạch chi tiết, phân công các đồng chí ủy viên BCH phụ trách từng lĩnh vực. Trong đó, chúng tôi quan tâm đến phát triển kinh tế để nâng cao mức sống cho nhân dân; duy trì các bản sắc văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc. Thực hiện tốt các dịch vụ xã hội để nhân dân hưởng thụ và thực hiện theo các chính sách, góp phần duy trì và nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân, nhất là đồng bào 4 thôn người Mông”.
Người Mông xã Hồng Ca đã và đang trở thành hình mẫu về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, cuộc sống người dân ngày một ấm no, hạnh phúc hơn, góp phần xây dựng “cộng đồng hạnh phúc” ở Yên Bái./.
691 lượt xem
CTV: Lộc Chầm - Thanh Hùng
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những bản làng đổi mới với những tuyến đường bê tông nối dài, lưới điện quốc gia đã thắp sáng trong từng ngôi nhà, màu xanh của cây rừng, của những triền đồi bạt ngàn quế, tre Bát Độ là thành quả của sự nỗ lực từng ngày, từng giờ của đồng bào Mông xã Hồng Ca. Cuộc sống của gần 2.200 người Mông nơi đây ngày thêm ấm no, hạnh phúc hơn.Năm nay đã 73 tuổi, nhưng trong ký ức của ông Sổng A Sang, thôn Khuôn Bổ xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên những tháng ngày khốn khó tại bản 1 xã Kiên Thành vẫn còn vẹn nguyên. Không đường, không điện, trẻ em không được đến trường, trong bản có người ốm thì nhờ người đến cúng ma, người dân chủ yếu là làm lúa nương, sản xuất theo kiểu tự cung, tự cấp, muốn xuống huyện mua thực phẩm thiết yếu có khi đi bộ mất 2 ngày đường, cuộc sống tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài cứ thế đeo bám người Mông nơi đây. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, ông Sổng A Sang cùng các hộ dân trong bản tới định cư tại thôn Khuôn Bổ xã Hồng Ca. Sau hơn 20 năm định cư tại đây, với sự quan tâm của các cấp chính quyền, đặc biệt là nỗ lực vươn lên của người dân, người Mông Kiên Thành đã thay đổi từng ngày. Cái nghèo, cái khó đã lùi xa, thay vào đó là sự trù phú, ấm no, hiện hữu. Ông Sổng A Sang vui vẻ nói: “Được Đảng và Nhà nước quan tâm, nên sau 24 năm cuộc sống của chúng tôi tốt hơn nhiều so với trước kia, chúng tôi đã cấy lúa nước, trồng rừng, trồng quế, trồng tre Bát Độ thu nhập hàng năm từ 200 - 300 triệu đồng. Nếu so với người Mông nơi khác thì người Mông ở Khuôn Bổ là số 1”.
Ông Sổng A Sang chăm sóc vườn quế
Năm 2000 anh Sùng A Vang ở xã Tà Xi Láng, huyện Trạm Tấu đã xuống định cư tại thôn Khuôn Bổ, được Nhà nước bố trí đất đai để dựng nhà và đất sản xuất. Lạ lẫm với vùng đất mới, những năm đầu cuộc sống của gia đình anh còn nhiều khó khăn. Song được sự quan tâm đầu tư từ các chương trình, dự án và sự nỗ lực của bản thân, đến nay gia đình anh đã quy hoạch trang trại gần 10ha, gồm 5ha quế, hơn 2 ha tre măng Bát Độ, khu chăn nuôi gia cầm, thủy cầm… Hằng năm gia đình có nguồn thu gần 200 triệu đồng. Anh Vang phấn khởi cho biết: “Trước tôi ở Tà Xi Láng cuộc sống rất khổ, được Nhà nước cấp đất, tôi đã trồng tre Bát Độ, quế, nên thu nhập luôn ổn định, con tôi đều đi học Cao đẳng, Đại học. Cuộc sống ngày một ấm no hạnh phúc hơn”.
Nhờ định canh, định cư gia đình anh Sùng A Vang có cuộc sống ấm no, hạnh phúc
Kinh tế phát triển, diện mạo các làng, bản người Mông nơi đây có nhiều thay đổi, những ngôi nhà được xây dựng kiên cố, khang trang ngày một nhiều hơn, không chỉ sắm sửa được những đồ dùng thiết yếu phục vụ cho cuộc sống, nhiều hộ đã mua được ô tô để phục vụ cho sinh hoạt cũng như phát triển kinh tế, đường làng ngõ xóm sạch đẹp, đời sống tình thần của người dân được nâng lên, nhiều hủ tục lạc hậu không còn phù hợp đã được người Mông nơi đây loại bỏ. Anh Vàng A Sò, thôn Khe Tiến xã Hồng Ca cho rằng: “Người Mông 4 thôn Hồng Ca giờ đã khác xưa, các hủ tục lạc hậu đã được xóa bỏ, bình đẳng giới được nâng lên, con em được đi học đầy đủ, không còn phân biệt con trai hay con gái, kinh tế của người Mông ngày càng được nâng lên”.
Đến nay 4 thôn người Mông xã Hồng Ca đều được sử dụng điện lưới quốc gia, đường giao thông được bê tông hóa, đường vào các khu vực sản xuất được đầu tư mở rộng, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học tại các điểm trường đều đạt chuẩn theo tiêu chí trường học hạnh phúc, an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện đầy đủ, góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo bền vững, hiện 4 thôn chỉ còn 8,8% hộ nghèo, giảm 50% so với năm 2000. Vấn đề này được anh Cháng A Ký, thôn Khe Tiến xã Hồng Ca khẳng định: “Đảng và Nhà nước đã đầu tư cho bà con hạ tầng cơ sở rất khang trang, điện đã về tới từng gia đình, đường bê tông đến từng ngõ xóm, cuộc sống của bà con hạnh phúc hơn ngày trước nhiều”.
Đường giao thông được cứng hóa giúp đồng bào Mông phát triển kinh tế
Với sự quan tâm của các cấp, các ngành, cùng sự nỗ lực vươn lên của người dân, thôn Khuôn Bổ đã về đích thôn nông thôn mới kiểu mẫu từ năm 2022, thôn Khe Ron đang đánh giá các tiêu chí để được công nhận thôn NTM kiểu mẫu vào cuối năm 2024, thôn Hồng Lâu và thôn Khe Tiến cũng đang hoàn thiện các tiêu chí về đích thôn nông thôn mới. Các thôn đã hình thành vùng chuyên canh cây tre Bát Độ với diện tích trên 400ha, gần 800ha quế, 10ha cây dược liệu và trên 50ha lúa nước. Kinh tế, xã hội phát triển, công tác xây dựng Đảng được quan tâm, an ninh chính trị vùng đồng bào dân tộc được đảm bảo, 4 thôn người Mông Hồng Ca đã trở thành điển hình cho nhiều đoàn đến thăm quan và học tập. Ông Triệu Minh Xiết, Phó Bí thư Thường trực huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa cho rằng: “Đến thăm các thôn người Mông xã Hồng Ca và được đi thăm các mô hình kinh tế gắn với chuỗi giá trị, thăm mô hình du lịch cộng đồng và dự sinh hoạt Chi bộ thôn Khuôn Bổ, chúng tôi thấy rằng: các mô hình này đều có thể áp dụng được vào huyện Mường Lát. Qua chuyến học tập này, chúng tôi thấy rất hữu ích, chúng tôi tin Mường Lát trong thời gian không xa sẽ thực hiện được như đồng bào nơi đây”.
Trên cơ sở những kết quả đó, Hồng Ca tiếp tục có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân. Ông Phạm Xuân Toàn, Bí thư Đảng ủy xã Hồng Ca cho biết thêm: “Để nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân, Đảng bộ xã đã xây dựng kế hoạch chi tiết, phân công các đồng chí ủy viên BCH phụ trách từng lĩnh vực. Trong đó, chúng tôi quan tâm đến phát triển kinh tế để nâng cao mức sống cho nhân dân; duy trì các bản sắc văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc. Thực hiện tốt các dịch vụ xã hội để nhân dân hưởng thụ và thực hiện theo các chính sách, góp phần duy trì và nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân, nhất là đồng bào 4 thôn người Mông”.
Người Mông xã Hồng Ca đã và đang trở thành hình mẫu về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, cuộc sống người dân ngày một ấm no, hạnh phúc hơn, góp phần xây dựng “cộng đồng hạnh phúc” ở Yên Bái./.