Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tăng cường xử lý nợ xấu, có các giải pháp hiệu quả nhằm xử lý, thu hồi các khoản nợ xấu.
Ảnh minh họa
Theo đó, nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội “Về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng” (NQ 42), xử lý nhanh, có hiệu quả các khoản nợ xấu, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD): Quyết liệt triển khai thực hiện xử lý nợ xấu theo NQ 42 trong toàn hệ thống, quán triệt chỉ đạo các bộ phận liên quan thực hiện rà soát, đánh giá cụ thể từng khoản nợ xấu được xác định theo NQ 42 nhằm nhận diện đầy đủ tình trạng nợ xấu, đặc biệt là các khoản nợ xấu lớn, tài sản đảm bảo cho các khoản vay này, khả năng thu hồi, nguyên nhân, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thu hồi nợ xấu, trên cơ sở đó có các giải pháp hiệu quả nhằm xử lý, thu hồi các khoản nợ xấu.
Đồng thời rà soát, thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được NHNN giao tại Chỉ thị số 06/CT-NHNN ngày 20/7/2017 và các văn bản có liên quan khác, đồng thời áp dụng toàn diện các biện pháp, chính sách quy định tại NQ 42 trong quá trình xử lý thu hồi nợ nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng hoạt động.
Cùng với đó, chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt là cơ quan công an, tòa án, thi hành án các cấp trong quá trình thu hồi nợ xấu, xử lý tài sản đảm bảo nhằm thu hồi tối đa giá trị tài sản bảo đảm và các khoản nợ xấu.
Phối hợp với Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) để thống nhất áp dụng các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý các khoản nợ xấu và tài sản đảm bảo của các khoản nợ đã bán cho VAMC. Tích cực tìm kiếm các đối tác mua nợ đối với các khoản nợ đã bán cho VAMC và được VAMC ủy quyền bán nợ. Tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ trích lập dự phòng đối với nợ xấu đã bán cho VAMC được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt nhằm thực hiện tất toán trái phiếu trước hạn hoặc đúng thời hạn theo quy định. Xem xét, đẩy mạnh hoạt động mua bán nợ xấu theo cơ chế thị trường.
Mặt khác, tiếp tục thực hiện tuyên truyền về công tác xử lý nợ xấu theo NQ 42, trong đó lưu ý thực hiện truyền thông đến khách hàng đang có nợ xấu để khách hàng hiểu rõ quyền lợi hợp pháp của TCTD trong việc xử lý nợ cũng như trách nhiệm trả nợ của khách hàng đối với khoản nợ vay TCTD.
NHNN nhấn mạnh, cần triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh và nâng cao chất lượng tín dụng tại TCTD nhằm thực hiện có hiệu quả Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của TCTD đã được NHNN phê duyệt hoặc có ý kiến.
1089 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tăng cường xử lý nợ xấu, có các giải pháp hiệu quả nhằm xử lý, thu hồi các khoản nợ xấu.Theo đó, nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội “Về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng” (NQ 42), xử lý nhanh, có hiệu quả các khoản nợ xấu, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD): Quyết liệt triển khai thực hiện xử lý nợ xấu theo NQ 42 trong toàn hệ thống, quán triệt chỉ đạo các bộ phận liên quan thực hiện rà soát, đánh giá cụ thể từng khoản nợ xấu được xác định theo NQ 42 nhằm nhận diện đầy đủ tình trạng nợ xấu, đặc biệt là các khoản nợ xấu lớn, tài sản đảm bảo cho các khoản vay này, khả năng thu hồi, nguyên nhân, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thu hồi nợ xấu, trên cơ sở đó có các giải pháp hiệu quả nhằm xử lý, thu hồi các khoản nợ xấu.
Đồng thời rà soát, thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được NHNN giao tại Chỉ thị số 06/CT-NHNN ngày 20/7/2017 và các văn bản có liên quan khác, đồng thời áp dụng toàn diện các biện pháp, chính sách quy định tại NQ 42 trong quá trình xử lý thu hồi nợ nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng hoạt động.
Cùng với đó, chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt là cơ quan công an, tòa án, thi hành án các cấp trong quá trình thu hồi nợ xấu, xử lý tài sản đảm bảo nhằm thu hồi tối đa giá trị tài sản bảo đảm và các khoản nợ xấu.
Phối hợp với Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) để thống nhất áp dụng các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý các khoản nợ xấu và tài sản đảm bảo của các khoản nợ đã bán cho VAMC. Tích cực tìm kiếm các đối tác mua nợ đối với các khoản nợ đã bán cho VAMC và được VAMC ủy quyền bán nợ. Tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ trích lập dự phòng đối với nợ xấu đã bán cho VAMC được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt nhằm thực hiện tất toán trái phiếu trước hạn hoặc đúng thời hạn theo quy định. Xem xét, đẩy mạnh hoạt động mua bán nợ xấu theo cơ chế thị trường.
Mặt khác, tiếp tục thực hiện tuyên truyền về công tác xử lý nợ xấu theo NQ 42, trong đó lưu ý thực hiện truyền thông đến khách hàng đang có nợ xấu để khách hàng hiểu rõ quyền lợi hợp pháp của TCTD trong việc xử lý nợ cũng như trách nhiệm trả nợ của khách hàng đối với khoản nợ vay TCTD.
NHNN nhấn mạnh, cần triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh và nâng cao chất lượng tín dụng tại TCTD nhằm thực hiện có hiệu quả Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của TCTD đã được NHNN phê duyệt hoặc có ý kiến.