CTTĐT - Tập trung mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ cấu kinh tế. Kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội. Cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, giảm dần khoảng cách chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người, nhằm tránh nguy cơ tụt hậu so với mức bình quân của tỉnh. Đây là mục tiêu trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Văn Chấn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Theo quy hoạch, đến năm 2020 huyện Văn Chấn đề ra mục tiêu phấn đấu giá trị sản xuất (giá so sánh 2010) Nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 2.500 tỷ đồng; công nghiệp đạt 2.500 tỷ đồng và dịch vụ đạt 2.480 tỷ đồng. Giá trị sản xuất bình quân đầu người (giá thực tế) đạt 60 triệu đồng; Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 65.820 tấn; Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 310 tỷ đồng. Phấn đấu 50% lao động qua đào tạo; Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân giai đoạn 2016 - 2020 là 5,0%/năm; có 11 xã đạt tiêu chí nông thôn mới…
Để đạt được mục tiêu này, Văn Chấn tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi trong phát triển nông nghiệp. Phát triển toàn diện nông nghiệp, nông thôn từng bước nâng cao đời sống nông dân, tập trung xây dựng kết câu hạ tầng, ưu tiên các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Gắn phát triển nông nghiệp, xây dụng nông thôn với phát triển công nghiệp chế biến - dịch vụ - du lịch. Xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung theo hướng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Tích cực trồng rừng đi đôi với chăm sóc, bảo vệ rừng; phát triển rừng theo hướng thâm canh, hình thành các vùng trồng cây gỗ lớn, cây gỗ có giá trị kinh tế cao phục vụ cho công nghiệp chế biến gỗ cao cấp. Tận dụng tối đa diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản, chú trọng nuôi trồng các loại thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao. Tập trung huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới.
Phát triển công nghiệp theo hướng phát huy ưu thế về công nghiệp khai thác mỏ, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản, thủy điện nhỏ và kinh tế làng nghề truyền thống. Thu hút các nhà đầu tư có năng lực, có công nghệ tiên tiến đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp; có chính sách ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp chế biến nông lâm sản, đặc biệt chế biến quế, chè chất lượng cao gắn với xuất khẩu. Đầu tư đổi mới thiết bị chế biến ở một số doanh nghiệp chế biến chè có quy mô lớn của huyện; ở vùng cao đầu tư thêm một số dây truyền chế biến quy mô nhỏ làm vệ tinh cho các nhà máy chế biến tập trung. Phát triển Cụm công nghiệp Sơn Thịnh để tập trung thu hút các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Phát triển thương mại theo hướng bền vững, từng bước hiện đại các hệ thống và kênh phân phối, đảm bảo chất lượng dịch vụ ngày càng cao, có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại như Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tự chọn, chợ trung tâm chợ xã,... chú trọng đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hệ thống chợ hiện có.
Mời gọi các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch, tập trung vào lợi thế sẵn có để phát triển du lịch như Khu du lịch sinh thái Suối Giàng, các danh lam thắng cảnh, suối khoáng nóng, hang động, các di tích lịch sử văn hóa, bản sắc văn hóa, lễ hội của các dân tộc,... Phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái...
Thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hoá giáo dục đào tạo, nhất là trong lĩnh vực giáo dục mầm non và đào tạo nghề. Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng cân đối về cơ cấu, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Từng bước nâng cao chất lượng giáo dục ở các xã đặc biệt khó khăn.
Đẩy mạnh công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm dân số, kế hoạch hóa gia đình... Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ y tế. Chú trọng công tác đào tạo nghề cho người lao động đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tập trung nguồn lực tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững lồng ghép và quản lý có hiệu quả các chương trình, dự án trên địa bàn huyện.
Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân. Cải cách hành chính theo hướng bộ máy gọn nhẹ, đơn giản hóa thủ tục hành chính, công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan hành chính. Đảm bảo kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của huyện theo quy định của pháp luật. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước nhằm xây dựng một chính quyền hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.
2367 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tập trung mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ cấu kinh tế. Kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội. Cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, giảm dần khoảng cách chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người, nhằm tránh nguy cơ tụt hậu so với mức bình quân của tỉnh. Đây là mục tiêu trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Văn Chấn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.Theo quy hoạch, đến năm 2020 huyện Văn Chấn đề ra mục tiêu phấn đấu giá trị sản xuất (giá so sánh 2010) Nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 2.500 tỷ đồng; công nghiệp đạt 2.500 tỷ đồng và dịch vụ đạt 2.480 tỷ đồng. Giá trị sản xuất bình quân đầu người (giá thực tế) đạt 60 triệu đồng; Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 65.820 tấn; Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 310 tỷ đồng. Phấn đấu 50% lao động qua đào tạo; Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân giai đoạn 2016 - 2020 là 5,0%/năm; có 11 xã đạt tiêu chí nông thôn mới…
Để đạt được mục tiêu này, Văn Chấn tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi trong phát triển nông nghiệp. Phát triển toàn diện nông nghiệp, nông thôn từng bước nâng cao đời sống nông dân, tập trung xây dựng kết câu hạ tầng, ưu tiên các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Gắn phát triển nông nghiệp, xây dụng nông thôn với phát triển công nghiệp chế biến - dịch vụ - du lịch. Xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung theo hướng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Tích cực trồng rừng đi đôi với chăm sóc, bảo vệ rừng; phát triển rừng theo hướng thâm canh, hình thành các vùng trồng cây gỗ lớn, cây gỗ có giá trị kinh tế cao phục vụ cho công nghiệp chế biến gỗ cao cấp. Tận dụng tối đa diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản, chú trọng nuôi trồng các loại thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao. Tập trung huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới.
Phát triển công nghiệp theo hướng phát huy ưu thế về công nghiệp khai thác mỏ, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản, thủy điện nhỏ và kinh tế làng nghề truyền thống. Thu hút các nhà đầu tư có năng lực, có công nghệ tiên tiến đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp; có chính sách ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp chế biến nông lâm sản, đặc biệt chế biến quế, chè chất lượng cao gắn với xuất khẩu. Đầu tư đổi mới thiết bị chế biến ở một số doanh nghiệp chế biến chè có quy mô lớn của huyện; ở vùng cao đầu tư thêm một số dây truyền chế biến quy mô nhỏ làm vệ tinh cho các nhà máy chế biến tập trung. Phát triển Cụm công nghiệp Sơn Thịnh để tập trung thu hút các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Phát triển thương mại theo hướng bền vững, từng bước hiện đại các hệ thống và kênh phân phối, đảm bảo chất lượng dịch vụ ngày càng cao, có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại như Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tự chọn, chợ trung tâm chợ xã,... chú trọng đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hệ thống chợ hiện có.
Mời gọi các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch, tập trung vào lợi thế sẵn có để phát triển du lịch như Khu du lịch sinh thái Suối Giàng, các danh lam thắng cảnh, suối khoáng nóng, hang động, các di tích lịch sử văn hóa, bản sắc văn hóa, lễ hội của các dân tộc,... Phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái...
Thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hoá giáo dục đào tạo, nhất là trong lĩnh vực giáo dục mầm non và đào tạo nghề. Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng cân đối về cơ cấu, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Từng bước nâng cao chất lượng giáo dục ở các xã đặc biệt khó khăn.
Đẩy mạnh công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm dân số, kế hoạch hóa gia đình... Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ y tế. Chú trọng công tác đào tạo nghề cho người lao động đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tập trung nguồn lực tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững lồng ghép và quản lý có hiệu quả các chương trình, dự án trên địa bàn huyện.
Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân. Cải cách hành chính theo hướng bộ máy gọn nhẹ, đơn giản hóa thủ tục hành chính, công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan hành chính. Đảm bảo kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của huyện theo quy định của pháp luật. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước nhằm xây dựng một chính quyền hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.