CTTĐT - Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, đến nay, nguồn vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đến 100% bản, tổ dân phố trên địa bàn huyện Mù Cang Chải, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận nguồn vốn một cách thuận lợi, kịp thời.
Hoạt động mua bán tại chợ Mù Cang Chải
Tổng nguồn vốn đến nay đạt trên 444 tỷ đồng, tăng gấp 3,7 lần so với năm 2014. Từ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội (CSXH) đã xây dựng được nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi, du lịch cộng đồng homestay, các tấm gương vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.
Mặc dù là huyện khó khăn nhưng trong những năm qua, huyện luôn quan tâm và chuyển nguồn vốn ngân sách ủy thác qua Ngân hàng CSXH huyện với tổng số tiền là 4,44 tỷ đồng. Bên cạnh đó, huyện đã chỉ đạo các đơn vị liên quan mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng CSXH, huy động tiền gửi của các tổ chức, cá nhân với tổng số tiền bổ sung vào vốn vay là gần 10 tỷ đồng. Từ năm 2014 đến nay, đã tạo điều kiện cho gần 19 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi, với tổng số tiền giải ngân đạt trên 806 tỷ đồng.
Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt trên 435 tỷ đồng, gấp 3,7 lần so với năm 2014. Ngân hàng CSXH huyện Mù Cang Chải không có nợ quá hạn.
Có thể khẳng định, nhờ quán triệt và triển khai cụ thể Chỉ thị số 40/CT-TW của Ban Bí thư đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 34 triệu đồng, tăng 21 triệu đồng so với năm 2014.
Từ năm 2014 - 2024, từ nguồn vốn chính sách đã hỗ trợ trên 10.500 hộ thoát nghèo, tỷ lệ giảm nghèo hằng năm bình quân đạt 8,86%, trên địa bàn huyện không có hộ thiếu đói.
Từ các nguồn vốn vay trên địa bàn huyện, đã có 558 mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tăng 494 mô hình so với năm 2014. Có trên 1.250 hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ, tăng 126 cơ sở so với năm 2014. Số lượng xe máy, ô tô trên địa bàn tăng khoảng 200%.
898 lượt xem
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, đến nay, nguồn vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đến 100% bản, tổ dân phố trên địa bàn huyện Mù Cang Chải, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận nguồn vốn một cách thuận lợi, kịp thời.Tổng nguồn vốn đến nay đạt trên 444 tỷ đồng, tăng gấp 3,7 lần so với năm 2014. Từ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội (CSXH) đã xây dựng được nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi, du lịch cộng đồng homestay, các tấm gương vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.
Mặc dù là huyện khó khăn nhưng trong những năm qua, huyện luôn quan tâm và chuyển nguồn vốn ngân sách ủy thác qua Ngân hàng CSXH huyện với tổng số tiền là 4,44 tỷ đồng. Bên cạnh đó, huyện đã chỉ đạo các đơn vị liên quan mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng CSXH, huy động tiền gửi của các tổ chức, cá nhân với tổng số tiền bổ sung vào vốn vay là gần 10 tỷ đồng. Từ năm 2014 đến nay, đã tạo điều kiện cho gần 19 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi, với tổng số tiền giải ngân đạt trên 806 tỷ đồng.
Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt trên 435 tỷ đồng, gấp 3,7 lần so với năm 2014. Ngân hàng CSXH huyện Mù Cang Chải không có nợ quá hạn.
Có thể khẳng định, nhờ quán triệt và triển khai cụ thể Chỉ thị số 40/CT-TW của Ban Bí thư đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 34 triệu đồng, tăng 21 triệu đồng so với năm 2014.
Từ năm 2014 - 2024, từ nguồn vốn chính sách đã hỗ trợ trên 10.500 hộ thoát nghèo, tỷ lệ giảm nghèo hằng năm bình quân đạt 8,86%, trên địa bàn huyện không có hộ thiếu đói.
Từ các nguồn vốn vay trên địa bàn huyện, đã có 558 mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tăng 494 mô hình so với năm 2014. Có trên 1.250 hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ, tăng 126 cơ sở so với năm 2014. Số lượng xe máy, ô tô trên địa bàn tăng khoảng 200%.