CTTĐT - Thương mại điện tử Việt Nam (TMĐT) đã và đang trở thành lĩnh vực có ảnh quan trọng đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong đó có Việt Nam. Có thể nói, hoạt động TMĐT ở Việt Nam hiện đã trở thành phương thức kinh doanh phổ biến được doanh nghiệp, người dân biết đến. Sự đa dạng về mô hình hoạt động, về đối tượng tham gia, về quy trình hoạt động và chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ với sự hỗ trợ của hạ tầng Internet và ứng dụng công nghệ hiện đại đã đưa TMĐT trở thành trụ cột quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế số của quốc gia. Việt Nam có mức tăng trưởng TMĐT là gần 55%.
Ảnh minh họa.
Thị trường TMĐT ở Việt Nam ngày càng được mở rộng và với sự đa dạng về mô hình hoạt động, nhiều đối tượng tham gia, với sự tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Chính vì lẽ đó, hoạt động TMĐT đặt ra thách thức không nhỏ đối với công tác quản lý thuế.
Thời gian qua, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số; về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ và Công điện về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số. Cùng với đó, để tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch tổng thể thực hiện các giải pháp tại Đề án quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Việt Nam, trên cơ sở đó Tổng cục Thuế cũng đã ban hành Kế hoạch chi tiết triển khai Đề án.
Nhằm cụ thể hóa các nội dung chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Cục Thuế tỉnh Yên Bái quyết tâm, quyết liệt thực hiện triển khai các công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT trên địa bàn và coi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong chương trình công tác của năm.
Theo ông Nông Xuân Hùng - Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Yên Bái cho biết, để thực hiện nhiệm vụ này, Cục Thuế đã đề ra nhiều giải pháp trong đó đã xác định việc xây dựng nguồn cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, là một trong những khâu đột phá để nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý thuế. Theo đó, Cục Thuế đã thực hiện tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo về quản lý đối với hoạt động TMĐT; Chủ động từng bước xây dựng các chương trình, kế hoạch, đưa ra các giải pháp, ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo tăng cường công tác quản lý thuế TMĐT. Chỉ đạo các Chi cục Thuế tham mưu cho UBND huyện, thị xã, thành phố có văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng chuyên môn được giao quản lý hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, các xã, phường, thị trấn của huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Chi cục Thuế để rà soát và thực hiện quản lý thuế đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trên địa bàn; Chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phối hợp với báo, đài.... Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn về các quy định, chính sách thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử tới các tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh và toàn bộ người dân trên địa bàn tỉnh bằng nhiều hình thức khác nhau như gửi thư ngỏ đến người nộp thuế; hướng dẫn đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số trên Trang thông tin điện tử Cục Thuế Yên Bái….
Để có được hiệu quả trong công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT, Cục Thuế Yên Bái đã chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành thực hiện đã phối hợp với các nhà mạng cung cấp thông tin của các cá nhân qua số điện thoại để làm căn cứ cần thiết phục vụ cho công tác quản lý thuế đối với các cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử. Trong quá trình triển khai rà soát, đôn đốc các cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, Cơ quan thuế đã chủ động phối hợp với các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh cung cấp thông tin giao dịch của các cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, nhằm kiểm chứng những thông tin về doanh số bán hàng để đối chiếu với doanh thu các cá nhân đã tự giác kê khai; Chủ động phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, Bưu điện, các tổ chức, cá nhân nhận chuyển phát trên địa bàn để thu thập đầy đủ, kịp thời thông tin của tổ chức, cá nhân có hoạt động TMĐT như: Sở Công Thương hỗ trợ cung cấp thông tin dữ liệu các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động kinh doanh TMĐT trên địa bàn; Sở Thông tin và Truyền thông thu thập thông tin của các tổ chức, cá nhân cư trú trên địa bàn tỉnh Yên Bái có hoạt động kinh doanh TMĐT qua mạng internet; Bưu điện cung cấp tên, địa chỉ, số điện thoại, giá trị thanh toán, số lượng hàng hóa vận chuyển của các tổ chức, cá nhân… ; đề nghị Công an tỉnh phối hợp với cơ quan thuế các cấp trên địa bàn trong việc xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh TMĐT có hành vi chống đối, không đăng ký, kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật; Phối hợp với Ủy ban nhân dân, Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn, triển khai việc rà soát, khảo sát doanh thu đối với hộ, cá nhân vừa có hoạt động kinh doanh thông thường vừa có kinh doanh TMĐT.
Theo kết quả rà soát theo nguồn dữ liệu tổng hợp của Tổng cục Thuế và thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu từ nguồn dữ liệu từ kho Dataware house, Cổng thông tin TMĐT Tổng Cục Thuế, địa chỉ: https://thuongmaidientu.gdt.gov.vn, đối chiếu chuẩn hóa với CSDL dân cư quốc gia theo Đề án 06 của Chính phủ. Cục Thuế đã chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành khai thác dữ liệu từ hệ thống cơ sở dữ liệu ngành Thuế, “làm giàu dữ liệu” theo các loại hình kinh doanh TMĐT để thực hiện chức năng quản lý và có được thông tin, dữ liệu. Trong năm 2021, đã có 507 tổ chức, cá nhân có giao dịch trên các sàn TMĐT với và giá trị rà soát là 41.104 triệu đồng; Năm 2022 có 547 tổ chức, cá nhân có giao dịch, giá trị rà soát là 60.542 triệu đồng, Cục Thuế đang tiếp tục rà soát dữ liệu của năm 2023 và năm 2024. Từ nguồn dữ liệu được cung cấp, Cục Thuế đã yêu cầu trên 129 lượt cá nhân có hoạt động bán hàng trên sàn thương mại điện tử kê khai thuế với doanh thu 27.648 triệu đồng, đã nộp ngân sách đến hết 30/6/2024 với 534,2 triệu đồng.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT, ngành Thuế đã gặp phải không ít những khó khăn như: Cơ chế chính sách quản lý của nhà nước trong các lĩnh vực chuyên ngành nói chung và trong lĩnh vực thuế nói riêng chưa bao quát hết các hoạt động TMĐT; Hiện nay, ngoài hình thức kinh doanh thương mại điện tử truyền thống qua sàn giao dịch TMĐT được thành lập theo quy định của pháp luật thì còn phát sinh nhiều hình thức TMĐT mới như bán hàng live stream trên mạng xã hội (Facebook, Zalo, TikTok,… ).Do đó, công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT này càng khó khăn, nếu như không xác định được đầy đủ thông tin (tên, địa chỉ, căn cước công dân, hàng hóa...) của các cá nhân live stream; Thông tin được cung cấp về người bán hàng trên sàn thương mại điện tử có tên người bán hoặc tên do cá nhân tự đặt trên mạng, nhưng không có số chứng minh thư nhân dân hoặc số căn cước công dân, do vậy rất khó khăn cho cơ quan thuế xác định được có hoạt động sản xuất kinh doanh hay không và kinh doanh những mặt hàng gì? Không xác định được đã đăng ký kê khai thuế hay chưa đăng ký kê khai thuế; Một số cá nhân thay đổi địa chỉ nơi cư trú, không còn cư trú trên địa bàn tỉnh Yên Bái, cơ quan thuế không liên lạc được để đôn đốc cá nhân kê khai, nộp thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử phát sinh trước thời điểm cá nhân chuyển nơi cư trú; Một số hộ kinh doanh có đăng bán hàng trên mạng nhưng thực tế họ chỉ quảng cáo cho cửa hàng, cửa hiệu của mình nhưng không lấy tên thực tế mà chỉ lấy tên tự đặt trên mạng, do vậy cơ quan thuế rất khó khăn trong việc xác định được người nào thuộc đối tượng hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại điện tử để mời lên làm việc, yêu cầu đăng ký thuế, kê khai nộp thuế theo quy định. Một lý do nữa khiến số thuế phải nộp của hoạt động này không lớn bởi lý do: theo quy định của Luật quản lý Thuế, cá nhân kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm, thuộc đối tượng không phải nộp thuế. Qua rà soát dữ liệu và danh sách khai thác trên địa bàn tỉnh Yên Bái phần lớn các cá nhân kinh doanh có doanh thu kinh doanh TMĐT dưới 100 triệu đồng/năm, đối tượng rà soát nhiều nhưng không phải nộp thuế.
Để đẩy mạnh công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, ngành Thuế tiếp tục quyết liệt thực hiện các giải pháp đã đề ra, đồng thời đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục quan tâm chỉ đạo, các sở, ngành tăng cường công tác phối hợp với ngành Thuế như Sở Công thương, Sở Thông tin và Truyền thông, các Tổ chức, doanh nghiệp trung gian chuyển phát hàng hóa, đề nghị cung cấp kịp thời danh sách các tổ chức, cá nhân có phát sinh hoạt động kinh doanh TMĐT; Toàn ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền một cách sâu, rộng; phối hợp với Công an tỉnh, Cục Quản lý Thị trường tỉnh tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT không đăng ký, kê khai, nộp thuế; phối hợp cùng các cấp chính quyền, địa phương để quản lý hoạt động TMĐT./.
999 lượt xem
Theo Cục Thuế tỉnh
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thương mại điện tử Việt Nam (TMĐT) đã và đang trở thành lĩnh vực có ảnh quan trọng đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong đó có Việt Nam. Có thể nói, hoạt động TMĐT ở Việt Nam hiện đã trở thành phương thức kinh doanh phổ biến được doanh nghiệp, người dân biết đến. Sự đa dạng về mô hình hoạt động, về đối tượng tham gia, về quy trình hoạt động và chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ với sự hỗ trợ của hạ tầng Internet và ứng dụng công nghệ hiện đại đã đưa TMĐT trở thành trụ cột quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế số của quốc gia. Việt Nam có mức tăng trưởng TMĐT là gần 55%.Thị trường TMĐT ở Việt Nam ngày càng được mở rộng và với sự đa dạng về mô hình hoạt động, nhiều đối tượng tham gia, với sự tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Chính vì lẽ đó, hoạt động TMĐT đặt ra thách thức không nhỏ đối với công tác quản lý thuế.
Thời gian qua, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số; về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ và Công điện về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số. Cùng với đó, để tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch tổng thể thực hiện các giải pháp tại Đề án quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Việt Nam, trên cơ sở đó Tổng cục Thuế cũng đã ban hành Kế hoạch chi tiết triển khai Đề án.
Nhằm cụ thể hóa các nội dung chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Cục Thuế tỉnh Yên Bái quyết tâm, quyết liệt thực hiện triển khai các công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT trên địa bàn và coi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong chương trình công tác của năm.
Theo ông Nông Xuân Hùng - Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Yên Bái cho biết, để thực hiện nhiệm vụ này, Cục Thuế đã đề ra nhiều giải pháp trong đó đã xác định việc xây dựng nguồn cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, là một trong những khâu đột phá để nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý thuế. Theo đó, Cục Thuế đã thực hiện tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo về quản lý đối với hoạt động TMĐT; Chủ động từng bước xây dựng các chương trình, kế hoạch, đưa ra các giải pháp, ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo tăng cường công tác quản lý thuế TMĐT. Chỉ đạo các Chi cục Thuế tham mưu cho UBND huyện, thị xã, thành phố có văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng chuyên môn được giao quản lý hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, các xã, phường, thị trấn của huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Chi cục Thuế để rà soát và thực hiện quản lý thuế đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trên địa bàn; Chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phối hợp với báo, đài.... Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn về các quy định, chính sách thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử tới các tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh và toàn bộ người dân trên địa bàn tỉnh bằng nhiều hình thức khác nhau như gửi thư ngỏ đến người nộp thuế; hướng dẫn đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số trên Trang thông tin điện tử Cục Thuế Yên Bái….
Để có được hiệu quả trong công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT, Cục Thuế Yên Bái đã chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành thực hiện đã phối hợp với các nhà mạng cung cấp thông tin của các cá nhân qua số điện thoại để làm căn cứ cần thiết phục vụ cho công tác quản lý thuế đối với các cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử. Trong quá trình triển khai rà soát, đôn đốc các cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, Cơ quan thuế đã chủ động phối hợp với các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh cung cấp thông tin giao dịch của các cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, nhằm kiểm chứng những thông tin về doanh số bán hàng để đối chiếu với doanh thu các cá nhân đã tự giác kê khai; Chủ động phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, Bưu điện, các tổ chức, cá nhân nhận chuyển phát trên địa bàn để thu thập đầy đủ, kịp thời thông tin của tổ chức, cá nhân có hoạt động TMĐT như: Sở Công Thương hỗ trợ cung cấp thông tin dữ liệu các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động kinh doanh TMĐT trên địa bàn; Sở Thông tin và Truyền thông thu thập thông tin của các tổ chức, cá nhân cư trú trên địa bàn tỉnh Yên Bái có hoạt động kinh doanh TMĐT qua mạng internet; Bưu điện cung cấp tên, địa chỉ, số điện thoại, giá trị thanh toán, số lượng hàng hóa vận chuyển của các tổ chức, cá nhân… ; đề nghị Công an tỉnh phối hợp với cơ quan thuế các cấp trên địa bàn trong việc xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh TMĐT có hành vi chống đối, không đăng ký, kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật; Phối hợp với Ủy ban nhân dân, Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn, triển khai việc rà soát, khảo sát doanh thu đối với hộ, cá nhân vừa có hoạt động kinh doanh thông thường vừa có kinh doanh TMĐT.
Theo kết quả rà soát theo nguồn dữ liệu tổng hợp của Tổng cục Thuế và thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu từ nguồn dữ liệu từ kho Dataware house, Cổng thông tin TMĐT Tổng Cục Thuế, địa chỉ: https://thuongmaidientu.gdt.gov.vn, đối chiếu chuẩn hóa với CSDL dân cư quốc gia theo Đề án 06 của Chính phủ. Cục Thuế đã chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành khai thác dữ liệu từ hệ thống cơ sở dữ liệu ngành Thuế, “làm giàu dữ liệu” theo các loại hình kinh doanh TMĐT để thực hiện chức năng quản lý và có được thông tin, dữ liệu. Trong năm 2021, đã có 507 tổ chức, cá nhân có giao dịch trên các sàn TMĐT với và giá trị rà soát là 41.104 triệu đồng; Năm 2022 có 547 tổ chức, cá nhân có giao dịch, giá trị rà soát là 60.542 triệu đồng, Cục Thuế đang tiếp tục rà soát dữ liệu của năm 2023 và năm 2024. Từ nguồn dữ liệu được cung cấp, Cục Thuế đã yêu cầu trên 129 lượt cá nhân có hoạt động bán hàng trên sàn thương mại điện tử kê khai thuế với doanh thu 27.648 triệu đồng, đã nộp ngân sách đến hết 30/6/2024 với 534,2 triệu đồng.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT, ngành Thuế đã gặp phải không ít những khó khăn như: Cơ chế chính sách quản lý của nhà nước trong các lĩnh vực chuyên ngành nói chung và trong lĩnh vực thuế nói riêng chưa bao quát hết các hoạt động TMĐT; Hiện nay, ngoài hình thức kinh doanh thương mại điện tử truyền thống qua sàn giao dịch TMĐT được thành lập theo quy định của pháp luật thì còn phát sinh nhiều hình thức TMĐT mới như bán hàng live stream trên mạng xã hội (Facebook, Zalo, TikTok,… ).Do đó, công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT này càng khó khăn, nếu như không xác định được đầy đủ thông tin (tên, địa chỉ, căn cước công dân, hàng hóa...) của các cá nhân live stream; Thông tin được cung cấp về người bán hàng trên sàn thương mại điện tử có tên người bán hoặc tên do cá nhân tự đặt trên mạng, nhưng không có số chứng minh thư nhân dân hoặc số căn cước công dân, do vậy rất khó khăn cho cơ quan thuế xác định được có hoạt động sản xuất kinh doanh hay không và kinh doanh những mặt hàng gì? Không xác định được đã đăng ký kê khai thuế hay chưa đăng ký kê khai thuế; Một số cá nhân thay đổi địa chỉ nơi cư trú, không còn cư trú trên địa bàn tỉnh Yên Bái, cơ quan thuế không liên lạc được để đôn đốc cá nhân kê khai, nộp thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử phát sinh trước thời điểm cá nhân chuyển nơi cư trú; Một số hộ kinh doanh có đăng bán hàng trên mạng nhưng thực tế họ chỉ quảng cáo cho cửa hàng, cửa hiệu của mình nhưng không lấy tên thực tế mà chỉ lấy tên tự đặt trên mạng, do vậy cơ quan thuế rất khó khăn trong việc xác định được người nào thuộc đối tượng hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại điện tử để mời lên làm việc, yêu cầu đăng ký thuế, kê khai nộp thuế theo quy định. Một lý do nữa khiến số thuế phải nộp của hoạt động này không lớn bởi lý do: theo quy định của Luật quản lý Thuế, cá nhân kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm, thuộc đối tượng không phải nộp thuế. Qua rà soát dữ liệu và danh sách khai thác trên địa bàn tỉnh Yên Bái phần lớn các cá nhân kinh doanh có doanh thu kinh doanh TMĐT dưới 100 triệu đồng/năm, đối tượng rà soát nhiều nhưng không phải nộp thuế.
Để đẩy mạnh công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, ngành Thuế tiếp tục quyết liệt thực hiện các giải pháp đã đề ra, đồng thời đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục quan tâm chỉ đạo, các sở, ngành tăng cường công tác phối hợp với ngành Thuế như Sở Công thương, Sở Thông tin và Truyền thông, các Tổ chức, doanh nghiệp trung gian chuyển phát hàng hóa, đề nghị cung cấp kịp thời danh sách các tổ chức, cá nhân có phát sinh hoạt động kinh doanh TMĐT; Toàn ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền một cách sâu, rộng; phối hợp với Công an tỉnh, Cục Quản lý Thị trường tỉnh tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT không đăng ký, kê khai, nộp thuế; phối hợp cùng các cấp chính quyền, địa phương để quản lý hoạt động TMĐT./.