CTTĐT - Thực hiện phương châm “Xây dựng Công an Yên Bái thực sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, hướng về cơ sở, vì hạnh phúc của nhân dân”, thời gian qua, các cán bộ, chiến sỹ Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh đã thực hiện tốt công tác nghiệp vụ gắn với triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” (DVK), góp phần đảm bảo an ninh trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh.
Mô hình Dân vận khéo “Chung sức xây dựng ngõ phố an ninh, an toàn, văn minh” do Phòng Kỹ thuật Hình sự, Công an tỉnh triển khai thực hiện đã được nhân rộng ra nhiều khu dân cư trên địa bàn tỉnh.
Thượng tá Lê Vũ Long - Trưởng Phòng KTHS, Công an tỉnh cho biết: “Xác định công tác dân vận là nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, chính trị, nghiệp vụ của lực lượng Công an nhân dân, thời gian qua, đơn vị đã thường xuyên quan tâm, giáo dục cán bộ, chiến sỹ thực hiện đầy đủ, có hiệu quả công tác dân vận. Theo đó, đơn vị đã phối hợp xây dựng và nhân rộng được mô hình DVK “Chung sức xây dựng ngõ phố an ninh, an toàn, văn minh” ra nhiều địa bàn khu dân cư trên địa bàn tỉnh với 6.309 camera an ninh. Mô hình này hiện đã phát huy hiệu quả rõ nét, được nhân dân đồng tình hưởng ứng thực hiện và đượ Bộ Công an, Công an tỉnh công nhận là mô hình DVK tiêu biểu. Phát huy kết quả đạt được, thời gian tới, cùng với tiếp tục triển khai thực hiện tốt mô hình này, đơn vị cũng sẽ triển khai thực hiện tốt công tác dân vận trên nhiều lĩnh vực công việc của đơn vị”. Với đặc thù công việc tuy không trực tiếp đấu tranh với tội phạm, song KTHS lại có vai trò rất quan trọng trong các vụ án. Các dữ liệu, chứng cứ thu thập được có thể trở thành “bằng chứng vàng” để giúp kết luận điều tra các vụ án chính xác, đưa sự thật ra ánh sáng, khiến các thủ ác phải cúi đầu nhận tội trước công lý. Tuy nhiên, trong nhiều vụ việc, để “giải mã” được “nút thắt” trong vụ án thì phải giải phẫu tử thi, xét nghiệm vi thể mà việc này lại liên quan đến yếu tố tâm linh nên gặp không ít khó khăn. Nhiều người, nhiều gia đình vẫn kiêng cữ việc để cho người khác đụng chạm vào thi thể người đã khuất, ngay cả khi đó là một vụ án còn nhiều uẩn khúc. Do đó, để thuyết phục gia đình, người thân đồng ý cho khám nghiệm tử thi phục vụ công tác điều tra, phá án là chuyện không hề dễ đối với các cán bộ KTHS. Điển hình như vụ việc xảy ra vào ngày 1/5/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Yên Bái nhận được tin báo về tội phạm "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ" xảy ra tại Km 121+364, trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đoạn qua địa phận xã Âu Lâu, thành phố Yên Bái với nội dung: khoảng 8 giờ 40 phút ngày 1/5/2022, anh Lò Văn Păn, sinh năm 1972, trú tại bản Đoàn Kết, xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu điều khiển xe mô tô mang biển số 25B1-77078 chở theo chị Lò Thị Xanh, sinh năm 1979, trú tại bản Nà Luồng, xã Nà Tăm, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu đi trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, theo hướng Lào Cai đi Nội Bài. Đến Km 121+364 của đường cao tốc thì xảy ra tai nạn. Hậu quả, chị Lò Thị Xanh bị thương và được đưa đi điều trị tại bệnh viện. Đến ngày 31/5/2022, chị Lò Thị Xanh tử vong. Để làm rõ nguyên nhân xảy ra tai nạn khiến chị Lò Thị Xanh tử vong, cán bộ Phòng KTHS, Công an tỉnh Yên Bái cùng tổ công tác đã không quản đường xá xa xôi, vất vả, đã đến tận gia đình tử thi Lò Thị Xanh để thuyết phục khám nghiệm, giám định pháp y. “Tuy nhiên, khi đó, thi thể chị Lò Thị Xanh đã khâm niệm và đưa vào áo quan nên ban đầu gia đình chị Lò Thị Xanh nhất quyết không đồng ý cho khám nghiệm tử thi. Bởi vậy, chúng tôi đã phải rất khéo léo, kiên trì tuyên truyền, vận động, thuyết phục giúp gia đình người mất thấy được quyền lợi, trách nhiệm của mình, khi đó họ mới đồng ý” - đồng chí Nguyễn Văn Cường, cán bộ Phòng KTHS, Công an tỉnh tâm sự. Vụ việc trên chỉ là một trong số rất nhiều vụ án, vụ việc mà các cán bộ Phòng KTHS, Công an tỉnh đã gặp phải, song nhờ làm tốt công tác dân vận, họ vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đối với các cán bộ Phòng KTHS, Công an tỉnh, việc “trò chuyện” với tử thi cũng là cách để tìm ra sự thật, trả lại sự công bằng cho nạn nhân và giải oan cho người vô tội.... Do đó, đã giúp họ có thêm niềm tin, động lực để vượt qua những khó khăn, vất vả, áp lực trong nghề. Trong những năm qua, Phòng KTHS, Công an tỉnh đã thực hiện khám nghiệm, giám định hàng nghìn vụ việc, góp phần rất lớn cho công tác điều tra, sáng tỏ các vụ án. Riêng trong năm 2023, cán bộ Phòng KTHS, Công an tỉnh và công an cấp huyện đã thực hiện khám nghiệm hiện trường 376 vụ, giám định 671 vụ với 2.868 yêu cầu và 87 yêu cầu áp dụng biện pháp kỹ thuật phòng chống tội phạm; trong 6 tháng đầu năm 2024 đã tham gia khám nghiệm hiện trường, giám định, áp dụng biện pháp kỹ thuật phòng, chống tội phạm đối với 618 vụ. Qua đó, đã phát hiện, thu lượm và đánh giá dấu vết, vật chứng, cung cấp những bằng chứng quan trọng giúp cơ quan chức năng điều tra, xử lý tội phạm nhanh chóng, chính xác kịp thời không để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm, góp phần giữ vững an ninh trật tự, mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác chuyên môn gắn với thực hiện Phong trào thi đua DVK, thời gian tới, Phòng KTHS, Công an tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Trung ương, của tỉnh về công tác dân vận, nhất là trong thực hiện Chỉ thị số 09 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” và Chỉ thị số 11, ngày 17/12/2021 của Bộ Công an về đổi mới công tác dân vận trong tình hình mới; tiếp tục phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân duy trì, triển khai nhân rộng mô hình “camera an ninh” tại các thôn, bản, tổ dân phố; thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính trong các lĩnh vực khám nghiệm, giám định và kỹ thuật phòng, chống tội phạm theo phong cách “trong dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với nhân dân”. Đồng thời, tổ chức các hoạt động DVK gắn liền với công tác an sinh xã hội, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về người chiến sỹ công an trong lòng nhân dân.
Hồng Oanh - Thành Nam
501 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thực hiện phương châm “Xây dựng Công an Yên Bái thực sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, hướng về cơ sở, vì hạnh phúc của nhân dân”, thời gian qua, các cán bộ, chiến sỹ Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh đã thực hiện tốt công tác nghiệp vụ gắn với triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” (DVK), góp phần đảm bảo an ninh trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh.Thượng tá Lê Vũ Long - Trưởng Phòng KTHS, Công an tỉnh cho biết: “Xác định công tác dân vận là nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, chính trị, nghiệp vụ của lực lượng Công an nhân dân, thời gian qua, đơn vị đã thường xuyên quan tâm, giáo dục cán bộ, chiến sỹ thực hiện đầy đủ, có hiệu quả công tác dân vận. Theo đó, đơn vị đã phối hợp xây dựng và nhân rộng được mô hình DVK “Chung sức xây dựng ngõ phố an ninh, an toàn, văn minh” ra nhiều địa bàn khu dân cư trên địa bàn tỉnh với 6.309 camera an ninh. Mô hình này hiện đã phát huy hiệu quả rõ nét, được nhân dân đồng tình hưởng ứng thực hiện và đượ Bộ Công an, Công an tỉnh công nhận là mô hình DVK tiêu biểu. Phát huy kết quả đạt được, thời gian tới, cùng với tiếp tục triển khai thực hiện tốt mô hình này, đơn vị cũng sẽ triển khai thực hiện tốt công tác dân vận trên nhiều lĩnh vực công việc của đơn vị”. Với đặc thù công việc tuy không trực tiếp đấu tranh với tội phạm, song KTHS lại có vai trò rất quan trọng trong các vụ án. Các dữ liệu, chứng cứ thu thập được có thể trở thành “bằng chứng vàng” để giúp kết luận điều tra các vụ án chính xác, đưa sự thật ra ánh sáng, khiến các thủ ác phải cúi đầu nhận tội trước công lý. Tuy nhiên, trong nhiều vụ việc, để “giải mã” được “nút thắt” trong vụ án thì phải giải phẫu tử thi, xét nghiệm vi thể mà việc này lại liên quan đến yếu tố tâm linh nên gặp không ít khó khăn. Nhiều người, nhiều gia đình vẫn kiêng cữ việc để cho người khác đụng chạm vào thi thể người đã khuất, ngay cả khi đó là một vụ án còn nhiều uẩn khúc. Do đó, để thuyết phục gia đình, người thân đồng ý cho khám nghiệm tử thi phục vụ công tác điều tra, phá án là chuyện không hề dễ đối với các cán bộ KTHS. Điển hình như vụ việc xảy ra vào ngày 1/5/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Yên Bái nhận được tin báo về tội phạm "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ" xảy ra tại Km 121+364, trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đoạn qua địa phận xã Âu Lâu, thành phố Yên Bái với nội dung: khoảng 8 giờ 40 phút ngày 1/5/2022, anh Lò Văn Păn, sinh năm 1972, trú tại bản Đoàn Kết, xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu điều khiển xe mô tô mang biển số 25B1-77078 chở theo chị Lò Thị Xanh, sinh năm 1979, trú tại bản Nà Luồng, xã Nà Tăm, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu đi trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, theo hướng Lào Cai đi Nội Bài. Đến Km 121+364 của đường cao tốc thì xảy ra tai nạn. Hậu quả, chị Lò Thị Xanh bị thương và được đưa đi điều trị tại bệnh viện. Đến ngày 31/5/2022, chị Lò Thị Xanh tử vong. Để làm rõ nguyên nhân xảy ra tai nạn khiến chị Lò Thị Xanh tử vong, cán bộ Phòng KTHS, Công an tỉnh Yên Bái cùng tổ công tác đã không quản đường xá xa xôi, vất vả, đã đến tận gia đình tử thi Lò Thị Xanh để thuyết phục khám nghiệm, giám định pháp y. “Tuy nhiên, khi đó, thi thể chị Lò Thị Xanh đã khâm niệm và đưa vào áo quan nên ban đầu gia đình chị Lò Thị Xanh nhất quyết không đồng ý cho khám nghiệm tử thi. Bởi vậy, chúng tôi đã phải rất khéo léo, kiên trì tuyên truyền, vận động, thuyết phục giúp gia đình người mất thấy được quyền lợi, trách nhiệm của mình, khi đó họ mới đồng ý” - đồng chí Nguyễn Văn Cường, cán bộ Phòng KTHS, Công an tỉnh tâm sự. Vụ việc trên chỉ là một trong số rất nhiều vụ án, vụ việc mà các cán bộ Phòng KTHS, Công an tỉnh đã gặp phải, song nhờ làm tốt công tác dân vận, họ vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đối với các cán bộ Phòng KTHS, Công an tỉnh, việc “trò chuyện” với tử thi cũng là cách để tìm ra sự thật, trả lại sự công bằng cho nạn nhân và giải oan cho người vô tội.... Do đó, đã giúp họ có thêm niềm tin, động lực để vượt qua những khó khăn, vất vả, áp lực trong nghề. Trong những năm qua, Phòng KTHS, Công an tỉnh đã thực hiện khám nghiệm, giám định hàng nghìn vụ việc, góp phần rất lớn cho công tác điều tra, sáng tỏ các vụ án. Riêng trong năm 2023, cán bộ Phòng KTHS, Công an tỉnh và công an cấp huyện đã thực hiện khám nghiệm hiện trường 376 vụ, giám định 671 vụ với 2.868 yêu cầu và 87 yêu cầu áp dụng biện pháp kỹ thuật phòng chống tội phạm; trong 6 tháng đầu năm 2024 đã tham gia khám nghiệm hiện trường, giám định, áp dụng biện pháp kỹ thuật phòng, chống tội phạm đối với 618 vụ. Qua đó, đã phát hiện, thu lượm và đánh giá dấu vết, vật chứng, cung cấp những bằng chứng quan trọng giúp cơ quan chức năng điều tra, xử lý tội phạm nhanh chóng, chính xác kịp thời không để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm, góp phần giữ vững an ninh trật tự, mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác chuyên môn gắn với thực hiện Phong trào thi đua DVK, thời gian tới, Phòng KTHS, Công an tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Trung ương, của tỉnh về công tác dân vận, nhất là trong thực hiện Chỉ thị số 09 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” và Chỉ thị số 11, ngày 17/12/2021 của Bộ Công an về đổi mới công tác dân vận trong tình hình mới; tiếp tục phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân duy trì, triển khai nhân rộng mô hình “camera an ninh” tại các thôn, bản, tổ dân phố; thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính trong các lĩnh vực khám nghiệm, giám định và kỹ thuật phòng, chống tội phạm theo phong cách “trong dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với nhân dân”. Đồng thời, tổ chức các hoạt động DVK gắn liền với công tác an sinh xã hội, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về người chiến sỹ công an trong lòng nhân dân.
Hồng Oanh - Thành Nam