CTTĐT - Với tinh thần khẩn trương cứu vùng trồng dâu, ngành nông nghiệp huyện Trấn Yên đang tập trung nhân lực triển khai KHKT cho bà con, nhằm giảm thiệt hại đến mức thấp nhất cho nhân dân vùng trồng dâu nuôi tằm.
Trấn Yên phấn đấu cứu được 600ha dâu
Trong trận “đại hồng thủy” vừa qua, Trấn Yên có gần 700ha bị ảnh hưởng, tập trung tại các xã có diện tích lớn, trồng ven Sông Hồng, như: Việt Thành, Y Can, Đào Thịnh, Báo Đáp… Huyện Trấn Yên đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu dâu tằm tơ Trung ương triển khai tập huấn đầu bờ cho cán bộ nông nghiệp huyện và bà con nhân dân, để từ đó mỗi người được tập huấn sẽ là một tuyên truyền viên tiếp tục triển khai cho các hộ, các địa phương khác trong thời gian nhanh nhất. Tiến sỹ Nguyễn Thị Min - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu dâu tằm tơ Trung ương cho biết thêm: “Chúng tôi chia thành các mức độ ảnh hưởng khác nhau để chuyển giao cho cán bộ ngành nông nghiệp huyện và bà con trồng dâu nuôi tằm. Sau khi mọi người hiểu cách khắc phục thì tự truyền khẩu cho nhau nhằm rút ngắn thời gian cứu chữa cho cây dâu tại từng thôn, từng xã. Những diện tích không thể khắc phục được, chúng tôi cũng hướng dẫn cho bà con cách xử lý đất trước khi trồng mới. Chúng tôi đang chạy đua với thời gian để cứu dâu và phấn đấu cứu được càng nhiều càng tốt cho người dân”.
Tiến sỹ Nguyễn Thị Min trực tiếp truyền đạt kỹ thuật cho cán bộ nông nghiệp và người dân trồng dâu
Gia đình bà Triệu Thị Tâm ở thôn Trúc Đình xã Việt Thành trồng 8 sào dâu, trong đó có 4 sào bị ảnh hưởng ít hơn, còn lại 4 sào bị bùn đất bồi lắng sâu và cây dâu bị ngập nước lâu ngày hơn. “Qua tập huấn tôi rất vui mừng vì diện tích dâu của gia đình có thể khắc phục được, điều này giảm chi phí trồng mới và ổn định năng suất lá để nuôi tằm vụ xuân”. Đó là lời tâm sự của bà Triệu Thị Tâm ở thôn Trúc Đình xã Việt Thành.
HTX Dâu tằm Hạnh Lê xã Việt Thành hiện có 56 thành viên, tham gia trồng trên 30ha dâu. Để đảm bảo diện tích, thu nhập cho các thành viên, HTX đã huy động các thành viên tập trung nhân lực khẩn trương khắc phục diện tích có thể cứu vãn được, để tiếp tục nuôi tằm vụ thu này. Bà Nguyễn Thị Hồng Lê - Giám đốc HTX Dâu tằm Hạnh Lê cho rằng: “Chúng tôi tập trung nhân lực nhanh chóng khơi thông diện tích dâu còn bị ngập, đồng thời chặt cành, tuốt lá để dâu ra mầm. Cũng may đêm ngày 15/9 có trận mưa to, kéo dài nên rửa được lá ở những diện tích cao, giúp cây dâu quang hợp, sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Đối với diện tích không thể khắc phục được, chúng tôi sẽ tiến hành trồng thay thế đảm bảo diện tích và sản lượng của HTX”.
Để khắc phục tối đa diện tích dâu bị ảnh hưởng do hoàn lưu bão số 3, Trấn Yên chia thành các mức độ ảnh hưởng khác nhau để áp dụng KHKT cho từng diện tích, phấn đấu cứu chữa được khoảng 600ha dâu, diện tích còn lại sẽ tiến hành trồng vụ thu và vụ xuân./.
765 lượt xem
CTV: Thanh Hùng - Lộc Chầm
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Với tinh thần khẩn trương cứu vùng trồng dâu, ngành nông nghiệp huyện Trấn Yên đang tập trung nhân lực triển khai KHKT cho bà con, nhằm giảm thiệt hại đến mức thấp nhất cho nhân dân vùng trồng dâu nuôi tằm.Trong trận “đại hồng thủy” vừa qua, Trấn Yên có gần 700ha bị ảnh hưởng, tập trung tại các xã có diện tích lớn, trồng ven Sông Hồng, như: Việt Thành, Y Can, Đào Thịnh, Báo Đáp… Huyện Trấn Yên đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu dâu tằm tơ Trung ương triển khai tập huấn đầu bờ cho cán bộ nông nghiệp huyện và bà con nhân dân, để từ đó mỗi người được tập huấn sẽ là một tuyên truyền viên tiếp tục triển khai cho các hộ, các địa phương khác trong thời gian nhanh nhất. Tiến sỹ Nguyễn Thị Min - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu dâu tằm tơ Trung ương cho biết thêm: “Chúng tôi chia thành các mức độ ảnh hưởng khác nhau để chuyển giao cho cán bộ ngành nông nghiệp huyện và bà con trồng dâu nuôi tằm. Sau khi mọi người hiểu cách khắc phục thì tự truyền khẩu cho nhau nhằm rút ngắn thời gian cứu chữa cho cây dâu tại từng thôn, từng xã. Những diện tích không thể khắc phục được, chúng tôi cũng hướng dẫn cho bà con cách xử lý đất trước khi trồng mới. Chúng tôi đang chạy đua với thời gian để cứu dâu và phấn đấu cứu được càng nhiều càng tốt cho người dân”.
Tiến sỹ Nguyễn Thị Min trực tiếp truyền đạt kỹ thuật cho cán bộ nông nghiệp và người dân trồng dâu
Gia đình bà Triệu Thị Tâm ở thôn Trúc Đình xã Việt Thành trồng 8 sào dâu, trong đó có 4 sào bị ảnh hưởng ít hơn, còn lại 4 sào bị bùn đất bồi lắng sâu và cây dâu bị ngập nước lâu ngày hơn. “Qua tập huấn tôi rất vui mừng vì diện tích dâu của gia đình có thể khắc phục được, điều này giảm chi phí trồng mới và ổn định năng suất lá để nuôi tằm vụ xuân”. Đó là lời tâm sự của bà Triệu Thị Tâm ở thôn Trúc Đình xã Việt Thành.
HTX Dâu tằm Hạnh Lê xã Việt Thành hiện có 56 thành viên, tham gia trồng trên 30ha dâu. Để đảm bảo diện tích, thu nhập cho các thành viên, HTX đã huy động các thành viên tập trung nhân lực khẩn trương khắc phục diện tích có thể cứu vãn được, để tiếp tục nuôi tằm vụ thu này. Bà Nguyễn Thị Hồng Lê - Giám đốc HTX Dâu tằm Hạnh Lê cho rằng: “Chúng tôi tập trung nhân lực nhanh chóng khơi thông diện tích dâu còn bị ngập, đồng thời chặt cành, tuốt lá để dâu ra mầm. Cũng may đêm ngày 15/9 có trận mưa to, kéo dài nên rửa được lá ở những diện tích cao, giúp cây dâu quang hợp, sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Đối với diện tích không thể khắc phục được, chúng tôi sẽ tiến hành trồng thay thế đảm bảo diện tích và sản lượng của HTX”.
Để khắc phục tối đa diện tích dâu bị ảnh hưởng do hoàn lưu bão số 3, Trấn Yên chia thành các mức độ ảnh hưởng khác nhau để áp dụng KHKT cho từng diện tích, phấn đấu cứu chữa được khoảng 600ha dâu, diện tích còn lại sẽ tiến hành trồng vụ thu và vụ xuân./.