Năm 2017, Văn Yên phấn đấu vận động được ít nhất 50% số hộ sản xuất nông nghiệp, chế biến, kinh doanh thực phẩm và 100% số hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất nông sản, thực phẩm ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
Nông dân Văn Yên thường xuyên được tập huấn, hướng dẫn, tuyên truyền vận động sản xuất, chế biến, kinh doanh, bảo quản lương thực, thực phẩm an toàn. (Trong Ảnh: Nông dân xã Mỏ Vàng thu hoạch lúa).
Để mỗi cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và toàn xã hội nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, tạo chuyển biến căn bản trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, huyện Văn Yên đã nghiêm túc triển khai thực hiện Chương trình phối hợp số 90/CTrPH-ĐCTUBMTTQVN, ngày 30/3/2016 của Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam về vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) giai đoạn 2016 - 2020 (Chương trình 90).
Chương trình phấn đấu đến năm 2020, 100% xã, thị trấn tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động và kiểm tra, giám sát về ATTP; các xã được công nhận nông thôn mới phải đạt tiêu chí về ATTP, nên UBND và Ủy ban MTTQ huyện Văn Yên luôn đôn đốc các cấp chính quyền, đoàn thể thực hiện kế hoạch thực hiện Chương trình 90.
Đồng chí Lê Minh Đức - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết: “Xác định đây là nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên của Ủy ban MTTQ huyện, các thành viên của MTTQ và chính quyền, ngành chức năng các cấp nên việc phối hợp tổ chức tuyên truyền, vận động và giám sát bảo đảm ATTP phải đồng bộ và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan, tổ chức, định kỳ phải tiến hành sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm.
Đồng thời phát huy vai trò giám sát của MTTQ và các tổ chức đoàn thể, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện pháp luật về ATTP. Huyện cũng quy định, các hộ nông dân, hộ kinh doanh thực phẩm nhỏ phải là hộ sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn mới được công nhận là gia đình văn hóa...”.
Theo lộ trình đã xây dựng, năm 2017, Văn Yên phấn đấu vận động được ít nhất 50% số hộ sản xuất nông nghiệp, chế biến, kinh doanh thực phẩm và 100% số hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất nông sản, thực phẩm ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
Vì vậy, huyện tập trung tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân sản xuất, nuôi trồng, chế biến, kinh doanh nông sản, thực phẩm, người tiêu dùng thực phẩm các quy định về áp dụng sản xuất nông nghiệp an toàn, thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thực phẩm, các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, kiểm soát nguyên liệu đầu vào, phụ gia thực phẩm; vận động tổ chức, cá nhân sản xuất, nuôi trồng, chế biến, kinh doanh thực phẩm ký cam kết đảm bảo ATTP, toàn dân xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới…
Đặc biệt là tuyên truyền để người tiêu dùng hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong thực hiện các quy định về bảo đảm ATTP; quyền khiếu nại, trách nhiệm khai báo, tố giác các hành vi vi phạm ATTP của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Bên cạnh công tác tuyên truyền, vận động, tổ chức giám sát, phối hợp thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về ATTP, tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị, phát giác của nhân dân đối với hành vi vi phạm ATTP…, Văn Yên còn chú trọng xây dựng và nhân rộng mô hình các hộ nông dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
Theo đó, các ngành y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công thương cung cấp tài liệu, giới thiệu các mô hình và hỗ trợ điều kiện kỹ thuật để UBND cấp xã, thị trấn phối hợp với MTTQ cùng cấp hướng dẫn, vận động các hộ nông dân, các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn.
Riêng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện thực hiện phối hợp với MTTQ huyện, UBND các xã, thị trấn hướng dẫn triển khai thực hiện nội dung ATTP trong bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; tổ chức tuyên truyền, vận động, đánh giá và công nhận cơ sở sản xuất và kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn đối với hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp, quy định về điều kiện bảo đảm ATTP đối với các chợ đầu mối nông sản…; Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan, ban, ngành có liên quan tổ chức triển khai kế hoạch Chương trình 90, chủ động phối hợp với các ngành liên quan đánh giá xã đạt tiêu chuẩn văn hóa nông thôn mới với tiêu chí bổ sung về ATTP, đồng thời tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phối hợp với UBND huyện đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách ATTP cho phù hợp với điều kiện thực tiễn ngành, địa phương.
Đồng chí Nguyễn Văn Hòa - Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Văn Yên cho biết: “Với nhiệm vụ được phân công, thực hiện Chương trình 90, Liên đoàn Lao động huyện đã chỉ đạo công đoàn cơ sở tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của người lao động, người sử dụng lao động trong việc đảm bảo dinh dưỡng, ATTP đối với sức khỏe của người lao động. Đồng thời chủ trì giám sát việc đảm bảo dinh dưỡng, ATTP đối với bữa ăn ca tại bếp ăn tập thể của người lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tập trung, góp phần đảm bảo ATTP trên địa bàn…”.
Sớm có kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể và nâng cao tinh thần trách nhiệm của các ban, ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương, nên các hộ nông dân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn những năm gần đây đã đăng ký, cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, tin rằng, đến năm 2020, Văn Yên sẽ vận động được ít nhất 90% số hộ sản xuất nông nghiệp, chế biến, kinh doanh thực phẩm đăng ký, cam kếtbảo đảm ATTP, trong đó có 60% số hộ được công nhận là sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; 100% số hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm được công nhận là sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
1464 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Năm 2017, Văn Yên phấn đấu vận động được ít nhất 50% số hộ sản xuất nông nghiệp, chế biến, kinh doanh thực phẩm và 100% số hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất nông sản, thực phẩm ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. Để mỗi cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và toàn xã hội nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, tạo chuyển biến căn bản trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, huyện Văn Yên đã nghiêm túc triển khai thực hiện Chương trình phối hợp số 90/CTrPH-ĐCTUBMTTQVN, ngày 30/3/2016 của Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam về vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) giai đoạn 2016 - 2020 (Chương trình 90).
Chương trình phấn đấu đến năm 2020, 100% xã, thị trấn tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động và kiểm tra, giám sát về ATTP; các xã được công nhận nông thôn mới phải đạt tiêu chí về ATTP, nên UBND và Ủy ban MTTQ huyện Văn Yên luôn đôn đốc các cấp chính quyền, đoàn thể thực hiện kế hoạch thực hiện Chương trình 90.
Đồng chí Lê Minh Đức - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết: “Xác định đây là nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên của Ủy ban MTTQ huyện, các thành viên của MTTQ và chính quyền, ngành chức năng các cấp nên việc phối hợp tổ chức tuyên truyền, vận động và giám sát bảo đảm ATTP phải đồng bộ và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan, tổ chức, định kỳ phải tiến hành sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm.
Đồng thời phát huy vai trò giám sát của MTTQ và các tổ chức đoàn thể, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện pháp luật về ATTP. Huyện cũng quy định, các hộ nông dân, hộ kinh doanh thực phẩm nhỏ phải là hộ sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn mới được công nhận là gia đình văn hóa...”.
Theo lộ trình đã xây dựng, năm 2017, Văn Yên phấn đấu vận động được ít nhất 50% số hộ sản xuất nông nghiệp, chế biến, kinh doanh thực phẩm và 100% số hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất nông sản, thực phẩm ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
Vì vậy, huyện tập trung tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân sản xuất, nuôi trồng, chế biến, kinh doanh nông sản, thực phẩm, người tiêu dùng thực phẩm các quy định về áp dụng sản xuất nông nghiệp an toàn, thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thực phẩm, các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, kiểm soát nguyên liệu đầu vào, phụ gia thực phẩm; vận động tổ chức, cá nhân sản xuất, nuôi trồng, chế biến, kinh doanh thực phẩm ký cam kết đảm bảo ATTP, toàn dân xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới…
Đặc biệt là tuyên truyền để người tiêu dùng hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong thực hiện các quy định về bảo đảm ATTP; quyền khiếu nại, trách nhiệm khai báo, tố giác các hành vi vi phạm ATTP của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Bên cạnh công tác tuyên truyền, vận động, tổ chức giám sát, phối hợp thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về ATTP, tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị, phát giác của nhân dân đối với hành vi vi phạm ATTP…, Văn Yên còn chú trọng xây dựng và nhân rộng mô hình các hộ nông dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
Theo đó, các ngành y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công thương cung cấp tài liệu, giới thiệu các mô hình và hỗ trợ điều kiện kỹ thuật để UBND cấp xã, thị trấn phối hợp với MTTQ cùng cấp hướng dẫn, vận động các hộ nông dân, các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn.
Riêng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện thực hiện phối hợp với MTTQ huyện, UBND các xã, thị trấn hướng dẫn triển khai thực hiện nội dung ATTP trong bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; tổ chức tuyên truyền, vận động, đánh giá và công nhận cơ sở sản xuất và kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn đối với hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp, quy định về điều kiện bảo đảm ATTP đối với các chợ đầu mối nông sản…; Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan, ban, ngành có liên quan tổ chức triển khai kế hoạch Chương trình 90, chủ động phối hợp với các ngành liên quan đánh giá xã đạt tiêu chuẩn văn hóa nông thôn mới với tiêu chí bổ sung về ATTP, đồng thời tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phối hợp với UBND huyện đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách ATTP cho phù hợp với điều kiện thực tiễn ngành, địa phương.
Đồng chí Nguyễn Văn Hòa - Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Văn Yên cho biết: “Với nhiệm vụ được phân công, thực hiện Chương trình 90, Liên đoàn Lao động huyện đã chỉ đạo công đoàn cơ sở tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của người lao động, người sử dụng lao động trong việc đảm bảo dinh dưỡng, ATTP đối với sức khỏe của người lao động. Đồng thời chủ trì giám sát việc đảm bảo dinh dưỡng, ATTP đối với bữa ăn ca tại bếp ăn tập thể của người lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tập trung, góp phần đảm bảo ATTP trên địa bàn…”.
Sớm có kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể và nâng cao tinh thần trách nhiệm của các ban, ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương, nên các hộ nông dân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn những năm gần đây đã đăng ký, cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, tin rằng, đến năm 2020, Văn Yên sẽ vận động được ít nhất 90% số hộ sản xuất nông nghiệp, chế biến, kinh doanh thực phẩm đăng ký, cam kếtbảo đảm ATTP, trong đó có 60% số hộ được công nhận là sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; 100% số hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm được công nhận là sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.