CTTĐT - Nhằm hỗ trợ các mô hình Hợp tác xã, các tổ hợp tác, hộ kinh doanh có thêm nguồn kinh phí để đầu tư công nghệ, máy móc, trong những năm gần đây, huyện Văn Chấn đã triển khai có hiệu quả nhiều trường trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao đời sống cho người dân tại địa phương.
Chủ nhiệm Hợp tác xã và các thành viên đến thăm quan mô hình trồng dâu nuôi tằm tại gia đình ông Lò Văn Phúc, thôn Bồ, xã Chấn Thịnh
Gia đình ông Lò Văn Phúc, thôn Bồ, xã Chấn Thịnh hiện đang nuôi trồng 7000m2 dâu tằm, bình quân mỗi năm gia đình ông xuất ra thị trường khoảng 1 tấn kén. Với giá bán ổn định giao động từ 150 - 180 nghìn đồng/kg, trừ chi phí, năm 2023, gia đình ông thu về 130 triệu đồng.
Gia đình ông đã gắn bó với nghề trồng dâu nuôi tằm 10 năm nay, những năm trước đây, nghề này rất vất vả do gia đình ông chưa có kiến thức và chưa có vật dụng tiên tiến phục vụ cho quá trình chăn nuôi. Nhưng từ khi tham gia vào HTX Dâu tằm Chấn Thịnh, gia đình ông đã được tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, gia đình ông được hỗ trợ 100 phên né, 8 xào treo và 2 máy ép kén, hỗ trợ 20 triệu đồng để làm mái cho nhà tằm, thì việc chăn nuôi của gia đình ông đã nhàn đi rất nhiều và giá trị kinh tế đạt cao hơn hẳn.
Ông Lò Văn Phúc chia sẻ: “Từ khi áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi tằm, tôi thấy việc chăn nuôi tằm nhàn và hiệu quả kinh tế cao hơn, gia đình tôi đã biết cách phòng, chống một số loại bệnh thường gặp trên con tằm và nhờ được hỗ trợ các trang thiết bị hiện đại nên việc thu hoạch kén tằm đã nhàn hơn và kén tằm đẹp hơn, giá trị kinh tế cao hơn, có thể khẳng định trồng dâu nuôi tằm đã cho thu nhập cao hơn từ 2 - 3 lần so với cây trồng khác”.
Năm 2023, hộ kinh doanh trang phục dân tộc Mông Giàng Mỷ, tại thị trấn Sơn Thịnh, được chương trình Khuyến công địa phương hỗ trợ 180 triệu đồng để đầu tư hệ thống máy in và máy ép nhiệt. Từ khi đầu tư hệ thống máy in và máy ép nhiệt đã giúp cho cửa hàng kinh doanh của chị Mỷ làm ra được tất cả các sản phẩm, phụ kiện liên quan đến trang phục của đồng bào dân tộc Mông. Đồng thời, cũng góp phần tiết kiệm thời gian, giảm bớt chi phí trong sản xuất, từ đó hạ giá thành sản phẩm. Do đó các sản phẩm do cửa hàng chị Mỷ thiết kế và làm ra đã mở rộng ra nhiều đối tượng khách hàng hơn. Hiện nay, gia đình chị Mỷ đã thiết kế khoảng 200 sản phẩm khác nhau đủ các chủng loại, mẫu mã để xuất bán cho các cơ sở kinh doanh, buôn bán, may mặc trang phục dân tộc Mông trong cả nước. Chỉ tính riêng năm 2023, cửa hàng kinh doanh của gia đình Mỷ đã xuất bán ra thị trường trên 12 nghìn đơn hàng, doanh thu đạt trên 3 tỷ đồng. Kinh doanh hiệu quả, ngoài cơ sở kinh doanh may, bày bán các sản phẩm, phụ kiện tại thị trấn Sơn Thịnh thì hiện nay gia đình chị đã mở rộng quy mô ra 1 cơ sở chuyên đồ thêu tại xã Phình Hồ, huyện Trạm Tấu và 1 cơ sở đặt máy in, máy ép nhiệt và kinh doanh trang phục Mông tại phường Trung Tâm, thị xã Nghĩa Lộ. Gia đình chị Mỷ đã tạo việc làm ổn định với mức lương 6 triệu đồng/người/tháng cho 24 lao động địa phương. Chị Giàng Thị Mỷ phấn khởi cho biết: gia đình chúng tôi cảm ơn sự hỗ trợ của Chương trình Khuyến công rất nhiều vì đã giúp chúng tôi có thêm kinh phí để đầu tư hệ thống máy in và máy ép nhiệt, đây là hệ thống máy rất quan trọng và cần thiết trong quá trình làm ra các sản phẩm trang phục của đồng bào dân tộc Mông, nhất là việc in ra các hoa văn trên váy đã giúp giảm chi phí sản xuất, thời gian và công sức của công nhân hơn rất nhiều.
Vợ chồng chị Giàng Thị Mỷ, phấn khởi bên hệ thống máy in và máy ép nhiệt
Thực hiện chương trình Khuyến công, từ đầu nhiệm kỳ đến nay trên địa bàn huyện đã hỗ trợ 12 doanh nghiệp, hợp tác xã, các đơn vị kinh doanh có ứng dụng máy óc, công nghệ hiện đại vào sản xuất với tổng số tiền 2.560 triệu đồng. Từ số tiền hỗ trợ này đã giúp cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh đầu tư máy móc, mở rộng quy mô sản xuất, qua đó đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động địa phương. Cùng chương trình Khuyến công, trong nhiều năm qua, huyện đã triển khai có hiệu quả rất nhiều chương trình hỗ trợ của tỉnh, của huyện cho các công ty, doanh nghiệp, THT, HTX, và cho người dân tại các địa phương như việc thực hiện các Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Đề án khôi phục lại vùng cây ăn quả có múi… Cùng với việc hỗ trợ về nguồn vốn thì huyện Văn Chấn đã tăng cường liên kết với các công ty, doanh nghiệp, tăng cường công tác quảng bá nhằm liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm cho người nông dân.
Thông qua các hoạt động hỗ trợ và nguồn vốn, liên kết 4 nhà, bao tiêu sản phẩm… đã góp phần động viên người dân phát huy các mô hình kinh tế tập thể và là động lực để các cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp, HTX, THT đầu tư máy móc trang thiết bị công nghệ hiện đại, mở rộng quy mô sản xuất. Qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất và góp phần tạo việc làm tại chỗ lao động địa phương, hướng tới mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Văn Chấn.
951 lượt xem
CTV: Ngọc Thúy - Phan Tuấn
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhằm hỗ trợ các mô hình Hợp tác xã, các tổ hợp tác, hộ kinh doanh có thêm nguồn kinh phí để đầu tư công nghệ, máy móc, trong những năm gần đây, huyện Văn Chấn đã triển khai có hiệu quả nhiều trường trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao đời sống cho người dân tại địa phương.
Gia đình ông Lò Văn Phúc, thôn Bồ, xã Chấn Thịnh hiện đang nuôi trồng 7000m2 dâu tằm, bình quân mỗi năm gia đình ông xuất ra thị trường khoảng 1 tấn kén. Với giá bán ổn định giao động từ 150 - 180 nghìn đồng/kg, trừ chi phí, năm 2023, gia đình ông thu về 130 triệu đồng.
Gia đình ông đã gắn bó với nghề trồng dâu nuôi tằm 10 năm nay, những năm trước đây, nghề này rất vất vả do gia đình ông chưa có kiến thức và chưa có vật dụng tiên tiến phục vụ cho quá trình chăn nuôi. Nhưng từ khi tham gia vào HTX Dâu tằm Chấn Thịnh, gia đình ông đã được tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, gia đình ông được hỗ trợ 100 phên né, 8 xào treo và 2 máy ép kén, hỗ trợ 20 triệu đồng để làm mái cho nhà tằm, thì việc chăn nuôi của gia đình ông đã nhàn đi rất nhiều và giá trị kinh tế đạt cao hơn hẳn.
Ông Lò Văn Phúc chia sẻ: “Từ khi áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi tằm, tôi thấy việc chăn nuôi tằm nhàn và hiệu quả kinh tế cao hơn, gia đình tôi đã biết cách phòng, chống một số loại bệnh thường gặp trên con tằm và nhờ được hỗ trợ các trang thiết bị hiện đại nên việc thu hoạch kén tằm đã nhàn hơn và kén tằm đẹp hơn, giá trị kinh tế cao hơn, có thể khẳng định trồng dâu nuôi tằm đã cho thu nhập cao hơn từ 2 - 3 lần so với cây trồng khác”.
Năm 2023, hộ kinh doanh trang phục dân tộc Mông Giàng Mỷ, tại thị trấn Sơn Thịnh, được chương trình Khuyến công địa phương hỗ trợ 180 triệu đồng để đầu tư hệ thống máy in và máy ép nhiệt. Từ khi đầu tư hệ thống máy in và máy ép nhiệt đã giúp cho cửa hàng kinh doanh của chị Mỷ làm ra được tất cả các sản phẩm, phụ kiện liên quan đến trang phục của đồng bào dân tộc Mông. Đồng thời, cũng góp phần tiết kiệm thời gian, giảm bớt chi phí trong sản xuất, từ đó hạ giá thành sản phẩm. Do đó các sản phẩm do cửa hàng chị Mỷ thiết kế và làm ra đã mở rộng ra nhiều đối tượng khách hàng hơn. Hiện nay, gia đình chị Mỷ đã thiết kế khoảng 200 sản phẩm khác nhau đủ các chủng loại, mẫu mã để xuất bán cho các cơ sở kinh doanh, buôn bán, may mặc trang phục dân tộc Mông trong cả nước. Chỉ tính riêng năm 2023, cửa hàng kinh doanh của gia đình Mỷ đã xuất bán ra thị trường trên 12 nghìn đơn hàng, doanh thu đạt trên 3 tỷ đồng. Kinh doanh hiệu quả, ngoài cơ sở kinh doanh may, bày bán các sản phẩm, phụ kiện tại thị trấn Sơn Thịnh thì hiện nay gia đình chị đã mở rộng quy mô ra 1 cơ sở chuyên đồ thêu tại xã Phình Hồ, huyện Trạm Tấu và 1 cơ sở đặt máy in, máy ép nhiệt và kinh doanh trang phục Mông tại phường Trung Tâm, thị xã Nghĩa Lộ. Gia đình chị Mỷ đã tạo việc làm ổn định với mức lương 6 triệu đồng/người/tháng cho 24 lao động địa phương. Chị Giàng Thị Mỷ phấn khởi cho biết: gia đình chúng tôi cảm ơn sự hỗ trợ của Chương trình Khuyến công rất nhiều vì đã giúp chúng tôi có thêm kinh phí để đầu tư hệ thống máy in và máy ép nhiệt, đây là hệ thống máy rất quan trọng và cần thiết trong quá trình làm ra các sản phẩm trang phục của đồng bào dân tộc Mông, nhất là việc in ra các hoa văn trên váy đã giúp giảm chi phí sản xuất, thời gian và công sức của công nhân hơn rất nhiều.
Vợ chồng chị Giàng Thị Mỷ, phấn khởi bên hệ thống máy in và máy ép nhiệt
Thực hiện chương trình Khuyến công, từ đầu nhiệm kỳ đến nay trên địa bàn huyện đã hỗ trợ 12 doanh nghiệp, hợp tác xã, các đơn vị kinh doanh có ứng dụng máy óc, công nghệ hiện đại vào sản xuất với tổng số tiền 2.560 triệu đồng. Từ số tiền hỗ trợ này đã giúp cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh đầu tư máy móc, mở rộng quy mô sản xuất, qua đó đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động địa phương. Cùng chương trình Khuyến công, trong nhiều năm qua, huyện đã triển khai có hiệu quả rất nhiều chương trình hỗ trợ của tỉnh, của huyện cho các công ty, doanh nghiệp, THT, HTX, và cho người dân tại các địa phương như việc thực hiện các Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Đề án khôi phục lại vùng cây ăn quả có múi… Cùng với việc hỗ trợ về nguồn vốn thì huyện Văn Chấn đã tăng cường liên kết với các công ty, doanh nghiệp, tăng cường công tác quảng bá nhằm liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm cho người nông dân.
Thông qua các hoạt động hỗ trợ và nguồn vốn, liên kết 4 nhà, bao tiêu sản phẩm… đã góp phần động viên người dân phát huy các mô hình kinh tế tập thể và là động lực để các cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp, HTX, THT đầu tư máy móc trang thiết bị công nghệ hiện đại, mở rộng quy mô sản xuất. Qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất và góp phần tạo việc làm tại chỗ lao động địa phương, hướng tới mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Văn Chấn.