CTTĐT - Thời gian qua, cùng với phát triển kinh tế, nâng cao đời sống mọi mặt, đồng bào người Cao Lan ở huyện Yên Bình luôn chú trọng gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa, không để những giá trị văn hóa của dân tộc mình bị mai một theo năm tháng.
Người Cao Lan ở Yên Bình tích cực sưu tầm, phục dựng các điệu múa, hát truyền thống của dân tộc
Xã Tân Hương, huyện Yên Bình là địa phương có đông đồng bào dân tộc Cao Lan sinh sống lâu đời và còn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo trong nghi thức thờ cúng, trang phục và ngôn ngữ, đặc biệt, các điệu múa, làn điệu dân gian, hát đối, hát gọi, hát giao duyên... vẫn được duy trì và phổ biến qua các hoạt động thường ngày. Tuy nhiên, qua thời gian, thế hệ trẻ đã dần xa rời với văn hóa truyền thống, điều này khiến các điệu múa hát cũng như tiếng nói chữ viết của đồng bào Cao Lan đứng trước nguy cơ dần mai một. Do vậy, thời gian qua, xã đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các ngành có liên quan để làm tốt công tác tuyên truyền và xây dựng phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa dựa vào sức mạnh và sự tham gia của toàn thể nhân dân để góp phần vào việc phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Bà Hầu Thị Hồng - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hương, huyện Yên Bình cho biết: “Căn cứ vào các hướng dẫn của tỉnh, huyện chúng tôi đã xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong đó tập trung vào truyền bá, lưu giữ và phát triển văn hóa dân tộc Cao Lan và làm tốt công tác trên tuyên truyền vận động các câu lạc bộ tích cực tham gia truyền bá và mở được các lớp giảng dạy cho học viên tham gia”.
Thực hiện việc tổ chức lớp truyền dạy lĩnh vực văn hóa phi vật thể huyện Yên Bình, từ năm 2022 đến nay, xã đã rà soát và đăng ký thành lập 2 đội văn nghệ dân gian dân tộc Cao Lan với gần 100 thành viên tham gia sinh hoạt và được hỗ trợ kinh phí hoạt động; mở 4 lớp truyền dạy tiếng nói, nghệ thuật trình diễn nghệ thuật dân gian dân tộc Cao Lan cho trên 100 học viên. Hoạt động của các câu lạc bộ, các lớp truyền dạy đều được cán bộ chuyên môn của xã và các nghệ nhân cũng như những thành viên nòng cốt của câu lạc bộ bám sát, truyền dạy tâm huyết. Nghệ nhân Nịnh Thị Từ - Thôn Khuôn La xã Tân Hương, huyện Yên Bình chia sẻ: “Tôi rất đam mê và tâm huyết nên đã vận động chị em đến tập luyện thường xuyên. Vào mỗi tối thứ Bảy chúng tôi lại tập trung đến hội trường để hướng dẫn, động viên lớp trẻ cùng tham gia để bảo tồn bản sắc dân tộc mình”.
Sau hai năm tham gia lớp học truyền dạy của nghệ nhân Nịnh Thị Từ, em Nịnh Thị Phương Vy ở Thôn Khuân La, xã Tân Hương đã thành thạo nhiều điệu múa, hát của dân tộc mình. Em vui mừng chia sẻ: “Được học điệu múa chim gâu và múa xúc tép, phát nương tra lúa…qua đó giúp con thêm hiểu về dân tộc của mình hơn. Con mong muốn là được học nhiều hơn nữa về văn hóa dân tộc Cao Lan để có thể trình diễn cho các dân tộc khác biết”.
Các em nhỏ thôn Khuôn La xã Tân Hương tham gia lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể
Người Cao Lan ở Yên Bình chiếm 6% dân số, chủ yếu sinh sống tại các xã Tân Hương, Đại Đồng, Vĩnh Kiên, Vũ Linh, Yên Bình và Bạch Hà. Cộng đồng dân tộc Cao Lan có các nét sinh hoạt văn hóa truyền thống như hát Sình ca; múa phát nương, chỉa bắp, giã cốm, xúc tép, chim gâu và các lễ hội, trang phục truyền thống. Để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Cao Lan, huyện Yên Bình đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phát huy sức mạnh và sự tham gia của toàn thể nhân dân để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc tại địa phương. Huyện xác định, ngoài sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị thì rất cần phát huy vai trò trung tâm của nghệ nhân dân gian, người có uy tín am hiểu về văn hóa dân tộc. Thông qua họ để gây dựng phong trào, hình thành các đội, nhóm văn nghệ dân gian; tổ chức các lớp tập huấn, truyền dạy văn hóa dân tộc Cao Lan bằng các giáo trình, kế hoạch phát triển cụ thể. Cùng với đó, huyện tận dụng nguồn lực để đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, kinh phí giúp duy trì, phát triển phong trào hơn nữa. Ông Trần Văn Nguyên - Người có uy tín thôn Làng Minh, xã Bạch Hà huyện Yên Bình cho hay: “Chúng tôi đã mở nhiều lớp truyền dạy về tiếng nói và hát Sình ca dân tộc Cao Lan. Đặc biệt là đối các cháu nhỏ, hiện nay tiếng Cao Lan đang dần mai một, do đó cần phải có biện pháp truyền dạy cho các cháu. Huyện cũng đã hỗ trợ địa phương chúng tôi tổ chức lớp học truyền dạy về Sình ca, dạy về ngôn ngữ của người cao Lan. Đến nay bà con rất phấn khởi có rất đông các thành viên tham gia đặc biệt là giới trẻ”.
Với cách làm này, từ năm 2022 đến nay huyện Yên Bình đã tổ chức được 8 lớp truyền dạy nghệ thuật trình diễn và tiếng nói, chữ viết dân tộc Cao Lan cho thế hệ trẻ. Đặc biệt việc truyền dạy bảo tồn văn hóa dân tộc đã được các trường học đưa vào những tiết học địa phương, các buổi hoạt động ngoại khoá để giáo dục cho học sinh tình yêu văn hóa truyền thống, từ đó giúp các em có ý thức giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc.
Bằng cách làm bài bản, nên đến nay nhiều làn điệu dân ca, dân vũ, điệu múa truyền thống, trang phục, tiếng nói và chữ viết của cộng đồng dân tộc Cao Lan ở Yên Bình đã được bảo tồn, gìn giữ và phát huy. Các câu lạc bộ văn nghệ dân gian thường xuyên duy trì luyện tập, tham gia hạt động giao lưu, các hội thi cấp huyện, cấp tỉnh. Cộng đồng người Cao Lan ở Yên Bình bây giờ không chỉ có giữ gìn trang phục, điệu Sình ca, các bài múa mà còn gìn giữ chữ viết, tiếng nói và những mái nhà sàn truyền thống của người Cao Lan. Những tiết mục được các đội văn nghệ, các câu lạc bộ sưu tầm, phục dựng và luyện tập để biểu diễn, không chỉ giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, mà còn góp phần hướng tới mục tiêu quảng bá văn hóa dân tộc đến với du khách thập phương theo hướng phát triển du lịch cộng đồng.
Với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc trưng, đồng bào dân tộc Cao Lan ở Yên Bình đã và đang cùng với các dân tộc thiểu số khác trên địa bàn huyện tích cực giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình ở địa phương. Từ đó, làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện góp phần xây dựng con người Yên Bình “tiến bộ, thân thiện, nhân ái và hội nhập”.
1216 lượt xem
CTV: Hồng Giang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thời gian qua, cùng với phát triển kinh tế, nâng cao đời sống mọi mặt, đồng bào người Cao Lan ở huyện Yên Bình luôn chú trọng gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa, không để những giá trị văn hóa của dân tộc mình bị mai một theo năm tháng.Xã Tân Hương, huyện Yên Bình là địa phương có đông đồng bào dân tộc Cao Lan sinh sống lâu đời và còn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo trong nghi thức thờ cúng, trang phục và ngôn ngữ, đặc biệt, các điệu múa, làn điệu dân gian, hát đối, hát gọi, hát giao duyên... vẫn được duy trì và phổ biến qua các hoạt động thường ngày. Tuy nhiên, qua thời gian, thế hệ trẻ đã dần xa rời với văn hóa truyền thống, điều này khiến các điệu múa hát cũng như tiếng nói chữ viết của đồng bào Cao Lan đứng trước nguy cơ dần mai một. Do vậy, thời gian qua, xã đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các ngành có liên quan để làm tốt công tác tuyên truyền và xây dựng phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa dựa vào sức mạnh và sự tham gia của toàn thể nhân dân để góp phần vào việc phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Bà Hầu Thị Hồng - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hương, huyện Yên Bình cho biết: “Căn cứ vào các hướng dẫn của tỉnh, huyện chúng tôi đã xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong đó tập trung vào truyền bá, lưu giữ và phát triển văn hóa dân tộc Cao Lan và làm tốt công tác trên tuyên truyền vận động các câu lạc bộ tích cực tham gia truyền bá và mở được các lớp giảng dạy cho học viên tham gia”.
Thực hiện việc tổ chức lớp truyền dạy lĩnh vực văn hóa phi vật thể huyện Yên Bình, từ năm 2022 đến nay, xã đã rà soát và đăng ký thành lập 2 đội văn nghệ dân gian dân tộc Cao Lan với gần 100 thành viên tham gia sinh hoạt và được hỗ trợ kinh phí hoạt động; mở 4 lớp truyền dạy tiếng nói, nghệ thuật trình diễn nghệ thuật dân gian dân tộc Cao Lan cho trên 100 học viên. Hoạt động của các câu lạc bộ, các lớp truyền dạy đều được cán bộ chuyên môn của xã và các nghệ nhân cũng như những thành viên nòng cốt của câu lạc bộ bám sát, truyền dạy tâm huyết. Nghệ nhân Nịnh Thị Từ - Thôn Khuôn La xã Tân Hương, huyện Yên Bình chia sẻ: “Tôi rất đam mê và tâm huyết nên đã vận động chị em đến tập luyện thường xuyên. Vào mỗi tối thứ Bảy chúng tôi lại tập trung đến hội trường để hướng dẫn, động viên lớp trẻ cùng tham gia để bảo tồn bản sắc dân tộc mình”.
Sau hai năm tham gia lớp học truyền dạy của nghệ nhân Nịnh Thị Từ, em Nịnh Thị Phương Vy ở Thôn Khuân La, xã Tân Hương đã thành thạo nhiều điệu múa, hát của dân tộc mình. Em vui mừng chia sẻ: “Được học điệu múa chim gâu và múa xúc tép, phát nương tra lúa…qua đó giúp con thêm hiểu về dân tộc của mình hơn. Con mong muốn là được học nhiều hơn nữa về văn hóa dân tộc Cao Lan để có thể trình diễn cho các dân tộc khác biết”.
Các em nhỏ thôn Khuôn La xã Tân Hương tham gia lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể
Người Cao Lan ở Yên Bình chiếm 6% dân số, chủ yếu sinh sống tại các xã Tân Hương, Đại Đồng, Vĩnh Kiên, Vũ Linh, Yên Bình và Bạch Hà. Cộng đồng dân tộc Cao Lan có các nét sinh hoạt văn hóa truyền thống như hát Sình ca; múa phát nương, chỉa bắp, giã cốm, xúc tép, chim gâu và các lễ hội, trang phục truyền thống. Để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Cao Lan, huyện Yên Bình đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phát huy sức mạnh và sự tham gia của toàn thể nhân dân để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc tại địa phương. Huyện xác định, ngoài sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị thì rất cần phát huy vai trò trung tâm của nghệ nhân dân gian, người có uy tín am hiểu về văn hóa dân tộc. Thông qua họ để gây dựng phong trào, hình thành các đội, nhóm văn nghệ dân gian; tổ chức các lớp tập huấn, truyền dạy văn hóa dân tộc Cao Lan bằng các giáo trình, kế hoạch phát triển cụ thể. Cùng với đó, huyện tận dụng nguồn lực để đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, kinh phí giúp duy trì, phát triển phong trào hơn nữa. Ông Trần Văn Nguyên - Người có uy tín thôn Làng Minh, xã Bạch Hà huyện Yên Bình cho hay: “Chúng tôi đã mở nhiều lớp truyền dạy về tiếng nói và hát Sình ca dân tộc Cao Lan. Đặc biệt là đối các cháu nhỏ, hiện nay tiếng Cao Lan đang dần mai một, do đó cần phải có biện pháp truyền dạy cho các cháu. Huyện cũng đã hỗ trợ địa phương chúng tôi tổ chức lớp học truyền dạy về Sình ca, dạy về ngôn ngữ của người cao Lan. Đến nay bà con rất phấn khởi có rất đông các thành viên tham gia đặc biệt là giới trẻ”.
Với cách làm này, từ năm 2022 đến nay huyện Yên Bình đã tổ chức được 8 lớp truyền dạy nghệ thuật trình diễn và tiếng nói, chữ viết dân tộc Cao Lan cho thế hệ trẻ. Đặc biệt việc truyền dạy bảo tồn văn hóa dân tộc đã được các trường học đưa vào những tiết học địa phương, các buổi hoạt động ngoại khoá để giáo dục cho học sinh tình yêu văn hóa truyền thống, từ đó giúp các em có ý thức giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc.
Bằng cách làm bài bản, nên đến nay nhiều làn điệu dân ca, dân vũ, điệu múa truyền thống, trang phục, tiếng nói và chữ viết của cộng đồng dân tộc Cao Lan ở Yên Bình đã được bảo tồn, gìn giữ và phát huy. Các câu lạc bộ văn nghệ dân gian thường xuyên duy trì luyện tập, tham gia hạt động giao lưu, các hội thi cấp huyện, cấp tỉnh. Cộng đồng người Cao Lan ở Yên Bình bây giờ không chỉ có giữ gìn trang phục, điệu Sình ca, các bài múa mà còn gìn giữ chữ viết, tiếng nói và những mái nhà sàn truyền thống của người Cao Lan. Những tiết mục được các đội văn nghệ, các câu lạc bộ sưu tầm, phục dựng và luyện tập để biểu diễn, không chỉ giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, mà còn góp phần hướng tới mục tiêu quảng bá văn hóa dân tộc đến với du khách thập phương theo hướng phát triển du lịch cộng đồng.
Với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc trưng, đồng bào dân tộc Cao Lan ở Yên Bình đã và đang cùng với các dân tộc thiểu số khác trên địa bàn huyện tích cực giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình ở địa phương. Từ đó, làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện góp phần xây dựng con người Yên Bình “tiến bộ, thân thiện, nhân ái và hội nhập”.