CTTĐT - Cây tre măng Bát Độ được đưa vào trồng tại huyện Trấn Yên từ năm 2003. Đây là một trong những loại cây trồng phù hợp với đất đai, khí hậu và điều kiện canh tác của nông dân trên địa bàn huyện, được trồng trên đất đồi rừng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao trên một đơn vị diện tích.
Sản phẩm măng tre Bát Độ đã được xuất khẩu sang một số thị trường lớn
Từ khi huyện có chủ trương trồng măng tre, gia đình ông Hà Xuân Tạo - Thôn Đồng An - xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên bắt đầu tham gia trồng với diện tích 1ha sau đó mở rộng diện tích lên 3,7ha. Được sự quan tâm của huyện, cán bộ Khuyến nông đã đến hướng dẫn trực tiếp kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch. Mỗi vụ măng gia đình ông Tạo thu được khoảng 70 - 80 tấn măng vỏ tươi, giá trị 110 triệu đồng.
Ông Tạo phấn khởi cho biết: “Từ khi trồng tre Bát Độ, gia đình tôi đã có thu nhập khá ổn định, mua được nhiều trang thiết bị cho gia đình, nuôi con cái học hành, 2 con của tôi hiện đang học đại học tại Hà Nội. Không chỉ có gia đình tôi mà hiện nay nhiều hộ gia đình trong thôn cũng tích cực trồng tre như gia đình tôi. Năm 2017 gia đình tôi cũng đăng ký và trồng được 0,7 ha chuyển đổi từ khai thác cây bồ đề, hiện nay tre sinh trưởng rất tốt, tỷ lệ sống đạt trên 90 %”.
Ông Nguyễn Đức Mầu - Phó Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên cho biết: “Hiện nay, trên địa bàn huyện Trấn Yên đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa theo hướng tập trung, chuyên canh có giá trị với các loại cây trồng chủ lực trong đó có vùng tre Bát Độ với diện tích gần 2.500 ha. Trong đó, măng tre Bát Độ được trồng chủ yếu tại xã Kiên Thành và Hồng Ca. Chương trình trồng tre Bát Độ lấy măng thành công chính là hiệu quả của việc liên kết “4 nhà” (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và doanh nghiệp) trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm tre măng Bát độ. Hình thành được chuỗi giá trị sản xuất, tính bền vững cao, đã khẳng định được hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân, xóa đói, giảm nghèo và làm giàu cho nông dân nhất là nông dân các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.
Tre Bát Độ là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Loại cây trồng này trồng hai năm thì cho thu hoạch, từ năm thứ 3 trở đi cho năng suất ổn định, sau 5 năm năng suất trung bình 20 tấn măng vỏ tươi /ha trở lên, cho thu nhập 35 - 40 triệu đồng/ha, cao gấp 2 - 2,5 lần so với cây trồng lâm nghiệp khác keo, bồ đề… Tham gia trồng tre Bát Độ, người dân hàng năm được nhận chính sách hỗ trợ của tỉnh. Năm 2016, 2017, các hộ gia đình trồng măng tre được hỗ trợ 1 triệu đồng/ha.
Bên cạnh đó, loại cây trồng này còn nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích đất đồi rừng, giải quyết việc làm cho người lao động, tăng độ che phủ rừng, chống sói mòn, bảo vệ môi trường sinh thái, hướng tới nền sản xuất nông nghiệp bền vững, phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, quy mô tập trung gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm, là cây trồng phù hợp để huyện Trấn Yên lựa chọn thực hiện trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Hiện nay sản phẩm này đang được Công ty TNHH Vạn Đạt tổ chức ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho nông dân. Doanh nghiệp không chỉ thu mua măng mà còn cung ứng giống, vật tư phân bón, hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ trồng măng tre. Sản phẩm măng tre Bát độ được xuất khẩu sang thị trường Đài Loan, Nhật Bản.
Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, toàn huyện trồng mới 2.000 ha măng tre Bát Độ, có vùng nguyên liệu 3.700 ha. Duy trì bền vững sản xuất theo hướng liên kết theo chuỗi giá trị, tiêu thụ sản phẩm ổn định thông qua doanh nghiệp, mời gọi đầu tư nhà máy chế biến măng tre Bát Độ tại huyện Trấn Yên. Riêng năm 2017, huyện Trấn Yên có kế hoạch trồng mới 550 ha tre, trong đó Kiên Thành 250 ha, Hồng Ca 300 ha.
Ông Nguyễn Đức Mầu - Phó Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên cho biết thêm: “Trong thời gian tới, để phát triển vùng tre măng Bát Độ, mang lại hiệu quả thu nhập cao cho người nông dân và xóa đói giảm nghèo bền vững, huyện Trấn Yên sẽ tiếp tục tuyên truyền hướng dẫn nhân dân về hiệu quả của trồng tre măng Bát Độ cho người dân; hướng dẫn quy hoạch, triển khai đăng ký trồng mới diện tích trồng tre măng Bát Độ; Trực tiếp hướng dẫn nhân dân chuẩn bị đất, khai thác củ giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc tre sau trồng. Đồng thời, thực hiện chính sách hỗ trợ đối với các hộ gia đình trồng tre măng Bát Độ. Riêng đối với xã vùng 3, vùng đồng bào dân tộc còn khó khăn huyện hỗ trợ bổ sung kinh phí để người dân đủ giống trồng mới. Cụ thể năm 2017 huyện hỗ trợ thêm 1,5 triệu đồng/ha cho hộ trồng mới tre tại xã Hồng ca ngoài chính sách hỗ trợ của tỉnh với mức hỗ trợ 1 triệu đồng/ha. Huyện cũng sẽ ưu tiên mở mới các tuyến đường vào khu sản xuất; Ưu tiên, khuyến khích xây dựng các mô hình, hỗ trợ công tác tuyên truyền, chuyển giao kỹ thuật, đặc biệt tập trung lực lượng cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ Khuyến nông chỉ đạo trực tiếp đến người dân từ việc khai thác củ giống, trồng tre, chăm sóc và thu hoạch măng”.
1394 lượt xem
Lan Hương
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Cây tre măng Bát Độ được đưa vào trồng tại huyện Trấn Yên từ năm 2003. Đây là một trong những loại cây trồng phù hợp với đất đai, khí hậu và điều kiện canh tác của nông dân trên địa bàn huyện, được trồng trên đất đồi rừng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao trên một đơn vị diện tích. Từ khi huyện có chủ trương trồng măng tre, gia đình ông Hà Xuân Tạo - Thôn Đồng An - xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên bắt đầu tham gia trồng với diện tích 1ha sau đó mở rộng diện tích lên 3,7ha. Được sự quan tâm của huyện, cán bộ Khuyến nông đã đến hướng dẫn trực tiếp kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch. Mỗi vụ măng gia đình ông Tạo thu được khoảng 70 - 80 tấn măng vỏ tươi, giá trị 110 triệu đồng.
Ông Tạo phấn khởi cho biết: “Từ khi trồng tre Bát Độ, gia đình tôi đã có thu nhập khá ổn định, mua được nhiều trang thiết bị cho gia đình, nuôi con cái học hành, 2 con của tôi hiện đang học đại học tại Hà Nội. Không chỉ có gia đình tôi mà hiện nay nhiều hộ gia đình trong thôn cũng tích cực trồng tre như gia đình tôi. Năm 2017 gia đình tôi cũng đăng ký và trồng được 0,7 ha chuyển đổi từ khai thác cây bồ đề, hiện nay tre sinh trưởng rất tốt, tỷ lệ sống đạt trên 90 %”.
Ông Nguyễn Đức Mầu - Phó Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên cho biết: “Hiện nay, trên địa bàn huyện Trấn Yên đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa theo hướng tập trung, chuyên canh có giá trị với các loại cây trồng chủ lực trong đó có vùng tre Bát Độ với diện tích gần 2.500 ha. Trong đó, măng tre Bát Độ được trồng chủ yếu tại xã Kiên Thành và Hồng Ca. Chương trình trồng tre Bát Độ lấy măng thành công chính là hiệu quả của việc liên kết “4 nhà” (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và doanh nghiệp) trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm tre măng Bát độ. Hình thành được chuỗi giá trị sản xuất, tính bền vững cao, đã khẳng định được hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân, xóa đói, giảm nghèo và làm giàu cho nông dân nhất là nông dân các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.
Tre Bát Độ là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Loại cây trồng này trồng hai năm thì cho thu hoạch, từ năm thứ 3 trở đi cho năng suất ổn định, sau 5 năm năng suất trung bình 20 tấn măng vỏ tươi /ha trở lên, cho thu nhập 35 - 40 triệu đồng/ha, cao gấp 2 - 2,5 lần so với cây trồng lâm nghiệp khác keo, bồ đề… Tham gia trồng tre Bát Độ, người dân hàng năm được nhận chính sách hỗ trợ của tỉnh. Năm 2016, 2017, các hộ gia đình trồng măng tre được hỗ trợ 1 triệu đồng/ha.
Bên cạnh đó, loại cây trồng này còn nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích đất đồi rừng, giải quyết việc làm cho người lao động, tăng độ che phủ rừng, chống sói mòn, bảo vệ môi trường sinh thái, hướng tới nền sản xuất nông nghiệp bền vững, phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, quy mô tập trung gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm, là cây trồng phù hợp để huyện Trấn Yên lựa chọn thực hiện trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Hiện nay sản phẩm này đang được Công ty TNHH Vạn Đạt tổ chức ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho nông dân. Doanh nghiệp không chỉ thu mua măng mà còn cung ứng giống, vật tư phân bón, hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ trồng măng tre. Sản phẩm măng tre Bát độ được xuất khẩu sang thị trường Đài Loan, Nhật Bản.
Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, toàn huyện trồng mới 2.000 ha măng tre Bát Độ, có vùng nguyên liệu 3.700 ha. Duy trì bền vững sản xuất theo hướng liên kết theo chuỗi giá trị, tiêu thụ sản phẩm ổn định thông qua doanh nghiệp, mời gọi đầu tư nhà máy chế biến măng tre Bát Độ tại huyện Trấn Yên. Riêng năm 2017, huyện Trấn Yên có kế hoạch trồng mới 550 ha tre, trong đó Kiên Thành 250 ha, Hồng Ca 300 ha.
Ông Nguyễn Đức Mầu - Phó Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên cho biết thêm: “Trong thời gian tới, để phát triển vùng tre măng Bát Độ, mang lại hiệu quả thu nhập cao cho người nông dân và xóa đói giảm nghèo bền vững, huyện Trấn Yên sẽ tiếp tục tuyên truyền hướng dẫn nhân dân về hiệu quả của trồng tre măng Bát Độ cho người dân; hướng dẫn quy hoạch, triển khai đăng ký trồng mới diện tích trồng tre măng Bát Độ; Trực tiếp hướng dẫn nhân dân chuẩn bị đất, khai thác củ giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc tre sau trồng. Đồng thời, thực hiện chính sách hỗ trợ đối với các hộ gia đình trồng tre măng Bát Độ. Riêng đối với xã vùng 3, vùng đồng bào dân tộc còn khó khăn huyện hỗ trợ bổ sung kinh phí để người dân đủ giống trồng mới. Cụ thể năm 2017 huyện hỗ trợ thêm 1,5 triệu đồng/ha cho hộ trồng mới tre tại xã Hồng ca ngoài chính sách hỗ trợ của tỉnh với mức hỗ trợ 1 triệu đồng/ha. Huyện cũng sẽ ưu tiên mở mới các tuyến đường vào khu sản xuất; Ưu tiên, khuyến khích xây dựng các mô hình, hỗ trợ công tác tuyên truyền, chuyển giao kỹ thuật, đặc biệt tập trung lực lượng cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ Khuyến nông chỉ đạo trực tiếp đến người dân từ việc khai thác củ giống, trồng tre, chăm sóc và thu hoạch măng”.