CTTĐT - Những năm qua, Trung tâm Y tế huyện Văn Chấn đã phối hợp với các ngành chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức, thực hành đúng về an toàn thực phẩm trong cộng đồng. Đồng thời thường xuyên kiểm tra, giám sát, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, không để xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Đoàn liên ngành kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Văn Chấn
Gia đình ông Nguyễn Văn Quân - Tổ 4B, thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ kinh doanh mặt hàng thực ăn chín và phục vụ ăn uống tại chỗ 19 năm nay. Mỗi ngày gia đình ông cung cấp ra thị trường 50kg thức ăn chín là giò, chả, gà, vịt. Ngoài ra, gia đình ông Quân còn phục vụ ăn uống tại chỗ và nhận đặt cơm phục vụ cho các hội nghị, sự kiện. Nhận thức được tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm, gia đình ông Nguyễn Văn Quân luôn chấp hành nghiêm các quy định, chế biến các món ăn sạch đảm bảo vệ sinh. Để nâng cao kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm gia đình ông thường xuyên tham gia các lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm do huyện, tỉnh tổ chức. Ngoài ra, gia đình ông còn thường công tác vệ sinh nhà cửa, các dụng cụ chế biến thực phẩm sạch sẽ, gọn gàng. Theo ông Quân yếu tố quan trọng để giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm là khâu lựa chọn thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chế biến thực phẩm theo quy tắc một chiều đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cung cấp cho người tiêu dùng.
Ông Nguyễn Văn Quân - Tổ 4B, thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ cho biết: “Gia đình chúng tôi thực hiện đúng các quy trình về vệ sinh an toàn thực phẩm, lấy thực phẩm trong khu vực có nguồn gốc xuất xứ, rõ ràng. Tiêu chí của nhà hàng là đầu vào phải tươi ngon. Công tác chế biến an toàn, có khu vực giết mổ riêng, dao thớt sạch sẽ, đeo găng tay khi chế biến thực phẩm, đảm bảo sạch sẽ môi trường chế biến”.
Nhờ tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng từ huyện đến cơ sở bằng nhiều hình thức, nhiều kênh thông tin để nhân dân tiếp cận với kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm; đặc biệt tập trung vào các dịp cao điểm như: Tết Nguyên đán, Tháng hành động vì chất lương vệ sinh an toàn thực phẩm, Tết Trung thu,... nhận thức và ý thức của nhân dân và người chế biến, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm được nâng lên. Là một trong những hộ kinh doanh hàng tạp hóa tại khu vực cổng chợ Sơn Thịnh, gia đình ông Đào Duy Hùng cũng nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng hóa được nhập thẳng từ công ty đảm bảo chất lượng, uy tín để cung cấp cho thị trường. Ông Đào Đức Hùng - Thôn Hồng Sơn, xã Sơn Thịnh chia sẻ: “Kinh doanh phải chấp hành đầy đủ quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, cái gì quá hạn thì phải hủy hoặc trả lại nhà sản xuất, buôn bán phải giữ chữ tín. Nguồn hàng đều là hàng của công ty từ xà phòng, chai dầu, nước mắm, có sự bảo hành của công ty”.
Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, Khoa vệ sinh an toàn thực phẩm của Trung tâm Y tế huyện đã xây dựng kế hoạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện. Khoa đã thường xuyên tham mưu với Ban Giám đốc về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm vào các dịp Tết Nguyên đán, Tháng hành động về vệ sinh an toàn thực phẩm, Tết Trung thu. Hàng năm, khoa đã phối hợp với các đơn vị tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp cho nhân dân, học sinh và giáo viên các trường học, các bếp ăn tập thể, các cơ sở, gia đình tổ chức tiệc cưới hỏi, ma chay, đặc biệt tại các xã, thị trấn để tích cực phòng, chống ngộ độc thực phẩm và bệnh lây truyền qua thực phẩm. Tập huấn cho cán bộ chuyên trách vệ sinh an toàn thực phẩm các xã, thị trấn, cán bộ y tế thôn bản nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng truyền thông cho các tuyến. Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Y tế huyện mở 4 lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm tại Trung tâm Y tế huyện và các xã Gia Hội, Nậm Búng, Tú Lệ cho người chế biến thực phẩm và cán bộ y tế xã, trưởng các ban ngành, đoàn thể xã, trưởng các thôn bản.
Ngành y tế huyện cũng lập danh sách tổ chức ít nhất 3 đợt kiểm tra liên ngành vào các dịp Tết Nguyên đán, Thàng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và Tết Trung thu. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, lưu thông, phân phối thực phẩm, đặc biệt là mặt hàng rượu. Tổ chức kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm khi có nguy cơ ô nhiễm hoặc khi có các sự kiện văn hóa, chính trị diễn ra tại địa phương. Kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, không để xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, ngộ độc rượu trên địa bàn.
Ông Bùi Kim Tuyến - Phó Trưởng Khoa vệ sinh an toàn thực phẩm, Trung Tâm Y tế huyện Văn Chấn cho biết: “Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tham mưu cho Ban Giám đốc xây dựng kế hoạch kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm thường xuyên và cùng với trạm y tế xã giám sát thường xuyên tại các cơ sở, không để những hàng hết hạn đưa đến vùng sâu, vùng xa. Kiểm tra chuẩn bị cho Tết Trung thu, chủ yếu là kiểm tra các xã vùng sâu, vùng xa để đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm; không để người dân sử dụng hàng hết hạn, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ để không xảy ra trường hợp ngộ độc thực phẩm”.
Trên địa bàn huyện Văn Chấn hiện có 621 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, Trung tâm Y tế Văn Chấn tham mưu cho UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo về vệ sinh an toàn thực phẩm. Thành lập đoàn liên ngành tiến hành kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ. các cơ sở kinh doanh, chế biến thực phẩm, nơi tập trung đông người trên toàn huyện. Qua kiểm tra 535 cơ sở có 30 cơ sở vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu hủy tại chỗ 25 loại sản phẩm của 17 cơ sở, nhắc nhở 33 cơ sở. Bên cạnh đó Trung tâm Y tế huyện kiểm tra, giám sát và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh và chế biến thực phẩm. Tổ chức thống kê và giám sát công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở cung cấp dịch vụ nấu ăn phục vụ lễ, tiệc, đám cưới, ma chay... để hạn chế tình trạng ngộ độc thực phẩm xảy ra.
Nhờ làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, 6 tháng đầu năm 2017 trên địa bàn huyện Văn Chấn không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nào, không có trường hợp tử vong do bị ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên công tác vệ sinh an toàn thực phẩm gặp không ít khó khăn do địa bàn huyện rộng, là đầu mối giao lưu hàng hóa của nhiều huyện, thị phía Tây, nhân lực và phương tiện kiểm tra thiếu nên việc kiểm tra, giám sát các cơ sở gặp nhiều khó khăn. Khắc phục khó khăn đó, Trung tâm Y tế huyện huyện Văn Chấn đang tích cực triển khai các giải pháp nhằm hạn chế các vụ ngộ độc xảy ra trên địa bàn. Ông Nguyễn Đình Liên - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Văn Chấn cho biết: “Để đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong thời gian tới, Trung tâm Y tế huyện sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND huyện giám sát các cơ sở về việc thực hiện văn bản mà huyện đã ban hành. Về chuyên môn, sẽ thành lập các đoàn liên ngành, tăng cường công tác kiểm tra giám sát tại địa phương để phát hiện sớm, ngăn chặn các trường hợp buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng hoặc quá hạn sử dụng để tránh xảy ra ngộ độc cho người tiêu dùng tại địa bàn. Trung tâm sẽ tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm để người chế biến thực phẩm nắm được quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm”.
Xác định thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước sẽ góp phần tích cực giúp vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn được đảm bảo. Trung tâm Y tế huyện tập trung thực hiện các giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các nhà hàng, khách sạn kinh doanh dịch vụ ẩm thực và các mặt hàng thực phẩm. Thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm là đòn bẩy quan trọng giúp huyện trong hành trình xây dựng và phát triển kinh tế du lịch, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
1253 lượt xem
CTV: Phan Tuấn
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Những năm qua, Trung tâm Y tế huyện Văn Chấn đã phối hợp với các ngành chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức, thực hành đúng về an toàn thực phẩm trong cộng đồng. Đồng thời thường xuyên kiểm tra, giám sát, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, không để xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân.Gia đình ông Nguyễn Văn Quân - Tổ 4B, thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ kinh doanh mặt hàng thực ăn chín và phục vụ ăn uống tại chỗ 19 năm nay. Mỗi ngày gia đình ông cung cấp ra thị trường 50kg thức ăn chín là giò, chả, gà, vịt. Ngoài ra, gia đình ông Quân còn phục vụ ăn uống tại chỗ và nhận đặt cơm phục vụ cho các hội nghị, sự kiện. Nhận thức được tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm, gia đình ông Nguyễn Văn Quân luôn chấp hành nghiêm các quy định, chế biến các món ăn sạch đảm bảo vệ sinh. Để nâng cao kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm gia đình ông thường xuyên tham gia các lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm do huyện, tỉnh tổ chức. Ngoài ra, gia đình ông còn thường công tác vệ sinh nhà cửa, các dụng cụ chế biến thực phẩm sạch sẽ, gọn gàng. Theo ông Quân yếu tố quan trọng để giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm là khâu lựa chọn thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chế biến thực phẩm theo quy tắc một chiều đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cung cấp cho người tiêu dùng.
Ông Nguyễn Văn Quân - Tổ 4B, thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ cho biết: “Gia đình chúng tôi thực hiện đúng các quy trình về vệ sinh an toàn thực phẩm, lấy thực phẩm trong khu vực có nguồn gốc xuất xứ, rõ ràng. Tiêu chí của nhà hàng là đầu vào phải tươi ngon. Công tác chế biến an toàn, có khu vực giết mổ riêng, dao thớt sạch sẽ, đeo găng tay khi chế biến thực phẩm, đảm bảo sạch sẽ môi trường chế biến”.
Nhờ tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng từ huyện đến cơ sở bằng nhiều hình thức, nhiều kênh thông tin để nhân dân tiếp cận với kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm; đặc biệt tập trung vào các dịp cao điểm như: Tết Nguyên đán, Tháng hành động vì chất lương vệ sinh an toàn thực phẩm, Tết Trung thu,... nhận thức và ý thức của nhân dân và người chế biến, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm được nâng lên. Là một trong những hộ kinh doanh hàng tạp hóa tại khu vực cổng chợ Sơn Thịnh, gia đình ông Đào Duy Hùng cũng nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng hóa được nhập thẳng từ công ty đảm bảo chất lượng, uy tín để cung cấp cho thị trường. Ông Đào Đức Hùng - Thôn Hồng Sơn, xã Sơn Thịnh chia sẻ: “Kinh doanh phải chấp hành đầy đủ quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, cái gì quá hạn thì phải hủy hoặc trả lại nhà sản xuất, buôn bán phải giữ chữ tín. Nguồn hàng đều là hàng của công ty từ xà phòng, chai dầu, nước mắm, có sự bảo hành của công ty”.
Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, Khoa vệ sinh an toàn thực phẩm của Trung tâm Y tế huyện đã xây dựng kế hoạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện. Khoa đã thường xuyên tham mưu với Ban Giám đốc về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm vào các dịp Tết Nguyên đán, Tháng hành động về vệ sinh an toàn thực phẩm, Tết Trung thu. Hàng năm, khoa đã phối hợp với các đơn vị tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp cho nhân dân, học sinh và giáo viên các trường học, các bếp ăn tập thể, các cơ sở, gia đình tổ chức tiệc cưới hỏi, ma chay, đặc biệt tại các xã, thị trấn để tích cực phòng, chống ngộ độc thực phẩm và bệnh lây truyền qua thực phẩm. Tập huấn cho cán bộ chuyên trách vệ sinh an toàn thực phẩm các xã, thị trấn, cán bộ y tế thôn bản nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng truyền thông cho các tuyến. Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Y tế huyện mở 4 lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm tại Trung tâm Y tế huyện và các xã Gia Hội, Nậm Búng, Tú Lệ cho người chế biến thực phẩm và cán bộ y tế xã, trưởng các ban ngành, đoàn thể xã, trưởng các thôn bản.
Ngành y tế huyện cũng lập danh sách tổ chức ít nhất 3 đợt kiểm tra liên ngành vào các dịp Tết Nguyên đán, Thàng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và Tết Trung thu. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, lưu thông, phân phối thực phẩm, đặc biệt là mặt hàng rượu. Tổ chức kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm khi có nguy cơ ô nhiễm hoặc khi có các sự kiện văn hóa, chính trị diễn ra tại địa phương. Kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, không để xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, ngộ độc rượu trên địa bàn.
Ông Bùi Kim Tuyến - Phó Trưởng Khoa vệ sinh an toàn thực phẩm, Trung Tâm Y tế huyện Văn Chấn cho biết: “Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tham mưu cho Ban Giám đốc xây dựng kế hoạch kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm thường xuyên và cùng với trạm y tế xã giám sát thường xuyên tại các cơ sở, không để những hàng hết hạn đưa đến vùng sâu, vùng xa. Kiểm tra chuẩn bị cho Tết Trung thu, chủ yếu là kiểm tra các xã vùng sâu, vùng xa để đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm; không để người dân sử dụng hàng hết hạn, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ để không xảy ra trường hợp ngộ độc thực phẩm”.
Trên địa bàn huyện Văn Chấn hiện có 621 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, Trung tâm Y tế Văn Chấn tham mưu cho UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo về vệ sinh an toàn thực phẩm. Thành lập đoàn liên ngành tiến hành kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ. các cơ sở kinh doanh, chế biến thực phẩm, nơi tập trung đông người trên toàn huyện. Qua kiểm tra 535 cơ sở có 30 cơ sở vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu hủy tại chỗ 25 loại sản phẩm của 17 cơ sở, nhắc nhở 33 cơ sở. Bên cạnh đó Trung tâm Y tế huyện kiểm tra, giám sát và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh và chế biến thực phẩm. Tổ chức thống kê và giám sát công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở cung cấp dịch vụ nấu ăn phục vụ lễ, tiệc, đám cưới, ma chay... để hạn chế tình trạng ngộ độc thực phẩm xảy ra.
Nhờ làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, 6 tháng đầu năm 2017 trên địa bàn huyện Văn Chấn không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nào, không có trường hợp tử vong do bị ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên công tác vệ sinh an toàn thực phẩm gặp không ít khó khăn do địa bàn huyện rộng, là đầu mối giao lưu hàng hóa của nhiều huyện, thị phía Tây, nhân lực và phương tiện kiểm tra thiếu nên việc kiểm tra, giám sát các cơ sở gặp nhiều khó khăn. Khắc phục khó khăn đó, Trung tâm Y tế huyện huyện Văn Chấn đang tích cực triển khai các giải pháp nhằm hạn chế các vụ ngộ độc xảy ra trên địa bàn. Ông Nguyễn Đình Liên - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Văn Chấn cho biết: “Để đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong thời gian tới, Trung tâm Y tế huyện sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND huyện giám sát các cơ sở về việc thực hiện văn bản mà huyện đã ban hành. Về chuyên môn, sẽ thành lập các đoàn liên ngành, tăng cường công tác kiểm tra giám sát tại địa phương để phát hiện sớm, ngăn chặn các trường hợp buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng hoặc quá hạn sử dụng để tránh xảy ra ngộ độc cho người tiêu dùng tại địa bàn. Trung tâm sẽ tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm để người chế biến thực phẩm nắm được quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm”.
Xác định thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước sẽ góp phần tích cực giúp vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn được đảm bảo. Trung tâm Y tế huyện tập trung thực hiện các giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các nhà hàng, khách sạn kinh doanh dịch vụ ẩm thực và các mặt hàng thực phẩm. Thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm là đòn bẩy quan trọng giúp huyện trong hành trình xây dựng và phát triển kinh tế du lịch, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.