Tà Xùa - miền mây trời quyện với núi non - những năm gần đây trở thành điểm đến thu hút du khách trong hành trình khám phá vẻ đẹp hoang sơ của vùng Tây Bắc. Mây cuồn cuộn từng đợt sống động, dập dềnh, dâng tràn thung lũng như tấm chăn bông xốp trắng khổng lồ chở che, bao bọc. Không phải ngẫu nhiên người ta gọi Tà Xùa là “cõi mây” - nơi du khách được trải nghiệm cảm giác tựa như mây đang nâng từng bước chân mình.
Phong cảnh homestay giữa “biển mây” Tà Xùa
Đẹp trong bao điều khác...
Ở xứ sở nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo như nước ta, những miền đất nền nhiệt hằng năm không vượt quá 27oC trở về âm độ chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Hầu hết những nơi ấy đều thuộc các dãy núi cao (ít nhất chừng 1.500m so với mức nước biển) ở miền bắc, nếu Sa Pa (Lào Cai), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Phia Đén-Phia Oắc (Cao Bằng)... đều in dấu chân của người Pháp, thì Tà Xùa (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) lại tự hào mang dấu ấn khám phá của chính người Việt và dù đã "thay da đổi thịt” nhưng vẫn giữ được những nét hoang sơ, mộc mạc.
Đón chúng tôi là Hà Mạnh Luân - chủ của hai cơ sở homestay. Từ khi còn là cậu sinh viên ngành Viết văn vừa tốt nghiệp đại học, anh đã chân ướt chân ráo lên đây, say đắm "cõi mây” quá bèn quyết tâm gắn bó, tính đến giờ đã ngót 10 năm. Anh kể, thuở ấy, Tà Xùa mới khẽ "cựa mình” về du lịch, bà con gần như chưa có ý nghĩ, niềm tin gì.
Không ai ngờ, hiện Tà Xùa đã vút lên thành một địa điểm hấp dẫn tại Việt Nam và hứa hẹn vươn tầm quốc tế. Chàng sinh viên miền xuôi lạ lẫm với núi rừng ngày nào giờ trông chẳng khác dân bản là bao. Các cơ sở du lịch của anh đều được thiết kế độc đáo với nhà sàn đồng bào người Thái, các thiết kế từ gỗ pơ mu mà đồng bào H’Mông tích trữ lâu năm.
Các homestay ở đây chủ yếu do người miền xuôi lên xây dựng, với quỹ phòng từ cỡ nhỏ tới lớn khá phong phú. Mỗi khu có sức chứa khoảng 150 khách, phục vụ lưu trú, ẩm thực, văn nghệ địa phương... Một số homestay thiết kế theo hướng cách tân và cũng không ít cơ sở vẫn kiên trì bảo tồn lối nhà sàn cổ của đồng bào dân tộc bản địa, sử dụng vật liệu gỗ cũ, đan xen thổ cẩm và nhiều chi tiết đậm sắc mầu văn hóa truyền thống...
Mùa xuân Tà Xùa tựa bức tranh không ngừng biến ảo. Cả "cõi mây” bừng lên trong sắc hoa đào, hoa mơ, hoa mận... dưới nắng vàng như dệt lụa, ươm tơ. Bà con H’Mông trong trang phục truyền thống ùa ra đường, chơi xuân, tung còn... rôm rả mùa lễ hội. Tết của người H’Mông thường kéo dài cả tháng, các nhà trong bản thay phiên nhau làm cỗ. Bình dân cũng đủ lợn, gà; khá giả thêm trâu, bò, dê, ngựa... để đãi nhau và đãi khách.
Thế nên, du khách lên Tà Xùa dịp này, ngoài chơi hội xuân, còn có thể tưng bừng cơm Tết, thưởng thức rượu thóc "mổ” nồng ấm, nhâm nhi miếng thịt mỡ dày ngấm vị mặn, ngai ngái hương khói bếp. Xuân lâng lâng đất trời, xuân rưng rưng tình người là thế.
"Mây Tà Xùa lạ lắm, đẹp lắm! Nhưng cũng quen rồi. Thực ra Tà Xùa còn rất đẹp trong bao điều khác nữa. Du khách đôi khi lặn lội lên tận đây vẫn cứ bỏ qua”, vừa đón chúng tôi, Hà Mạnh Luân vừa hào hứng chuyện trò. Miền rẻo cao hội tụ đủ sông, hồ, núi cao, ruộng bậc thang, thác ghềnh, làng bản...
Từ Tà Xùa, theo hướng xã Xím Vàng, Hang Chú..., ruộng bậc thang mùa lúa chín chẳng khác nào Mù Cang Chải thu nhỏ. Xím Vàng còn giữ được những khoảnh rừng rậm, suối thác bốn mùa ầm ào tuôn chảy... Thiên nhiên thổ nhưỡng chan hòa nên bà con rất chăm chỉ trồng lúa, năng suất cao hơn hẳn so với mặt bằng năm xã vùng cao của huyện Bắc Yên.
Từ Tà Xùa có nhiều lối đi tỏa đến nhiều điểm dừng chân lý tưởng cho du khách. Hồ thủy điện Suối Sập 2 - nơi hợp lưu của vô số những dòng suối nhỏ từ hai bản xa xôi nhất của Sơn La là Háng Đồng và Làng Sáng - mang vẻ đẹp đầy ảo mộng. Mặt hồ thường rất phẳng lặng, nước xanh mầu canh hến, lúc chuyển sang ngọc bích. Chèo thuyền bè trên hồ, du khách luôn có cảm giác lạc cõi bồng lai tiên cảnh.
Theo nhịp mái chèo, cảnh trí hai bên bờ hiện ra nét hoang vu, huyền bí. Trên thuyền bè đôi khi có cá nướng, thêm vò rượu Hang Chú dốc từng ngụm nhỏ, du khách cứ việc thỏa thuê giữa sơn thủy hữu tình. Nói đến rượu Hang Chú, không thể không nhắc tới ông Giàng Khua Nếnh nức tiếng khắp vùng. Ông thực hành, trao truyền cho bà con bí quyết về nguyên liệu, quy trình rất tỉ mỉ, công phu. Ủ rượu nhất nhất phải là loại thóc "mổ” trên nương được lựa chọn kỹ càng rồi ủ mầm, luộc chín... sau đó trộn men lá truyền thống, lại tiếp tục quy trình chờ lên men, chưng cất... mới thành.
Ông Nếnh góp phần quan trọng trong việc phát triển nghề nấu rượu truyền thống, vừa giúp bà con cải thiện thu nhập vừa quảng bá đặc sản địa phương đến với du khách. Hiện xã Hang Chú có 10 bản với hơn 30 hộ dân nấu rượu, trong đó bản Pá Cư Sáng có nhiều hộ dân theo nghề truyền thống này nhất.
Rượu thóc "mổ” Hang Chú không đơn thuần là một sản phẩm mà còn là kết tinh cho vẻ đẹp tâm hồn, sự kết nối giữa con người với thiên nhiên, giữa quá khứ và hiện tại. Từng câu chuyện từ đời ông, đời cha... trong lâng lâng hơi men gói trọn sự mộc mạc, chân thành của đất và người miền mây trắng.
Mùa hoa khoe sắc với mây trời...
Du khách đến Tà Xùa ngày càng đông và cũng đã quen với sự biến đổi không ngừng của thiên nhiên, cảnh sắc. Họ sẽ không hề thất vọng nếu có ngày thảm mây quen thuộc như hoàn toàn biến mất. Mây đi vắng, trời càng rộng núi càng cao, bao điều thú vị còn chờ dấu chân khám phá.
Mỏm Cá Heo nằm trên đường tránh sạt Tà Xùa theo hướng sông thủy điện là điểm check-in rất lôi cuốn bởi du khách có thể "săn” được những bức ảnh đẹp lạ lùng. "Cây táo cô đơn” qua năm tháng cứ một mình kết tán tròn hình cây nấm khổng lồ bên dòng sông xanh ngọc giữa bát ngát đồi cao gió lộng, nên thơ mà cũng phảng phất nỗi niềm.
Triền đất cạnh sông Làng Sáng, ăn ra thung lũng, cỏ mọc đều như rải thảm, mọi người quen gọi là thảo nguyên. Chốn này không hợp đông người, chỉ một mình, hoặc đôi bạn nào đó cần phút giây ngồi lặng trông xa dễ tìm thấy bình yên trong tâm trí...
Với du khách ưa trải nghiệm cảm giác mạnh có thể lui về hướng Háng Đồng, Làng Sáng... sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng sự kỳ vĩ, bí ẩn của núi cao, rừng già nguyên sinh, thảm thực vật dày đặc. Ở đó, chỏm núi U Bò được cho là thuộc vùng tam giác bí ẩn với sức hút rất lạ lùng của tự nhiên đã tạo nên nhiều hiện tượng khó lý giải.
Tuy nhiên, địa hình nơi đây khá phức tạp nên người dân vẫn thường nhắc nhở, khuyến cáo du khách cần chuẩn bị các kỹ năng cần thiết và nên có bà con địa phương thông thạo địa hình đồng hành. Còn bao địa điểm hấp dẫn làm nên "thương hiệu” Tà Xùa. Sống Khủng Long - dải đất lớn vồng lên giữa thung lũng mênh mông giống lưng khủng long, từ đầu tới cuối "sống lưng” dài tới 1.200m.
Ngày dày mây, bước từng bước trên ấy sẽ là trải nghiệm đầy cung bậc. Phía đối diện, Mỏm Lạc Đà - quả núi bên kia thung lũng cao hơn cả Sống Khủng Long, nếu lên được vừa có thể ngắm biển mây phía này vừa ngắm được cả biển mây ở phía thung lũng huyện Bắc Yên.
Nét thú vị, hấp dẫn của Tà Xùa còn ở thẳm sâu vỉa tầng văn hóa, phong tục của đồng bào H’Mông với cội nguồn hào sảng, kiêu hãnh xứ rẻo cao được đúc kết thành câu thơ "đi trên con đường núi/ mọi đỉnh núi đều thấp hơn đầu gối”. Bao đời, đồng bào vừa buông tay chạm mây, vừa cưỡi lên mây... Những mùa hoa suốt bốn mùa đều chập chờn trong biển mây bất tận.
Cuối xuân đầu hạ, hoa đào rụng rơi, nối tiếp là mùa hoa trẩu, táo mèo trắng muốt. Táo mèo cho thu hoạch nhiều nhất ở vùng Hang Chú, Xím Vàng, quả vàng mọng, có loại má đào thì hồng ửng. Mùa hè và mùa thu, Tà Xùa vơi dần sương bao phủ, trời cao xanh hơn, gió lùa bát ngát, tầm nhìn trải rộng tận các làng bản, cánh rừng, dãy núi... Ấy là mùa reo ca, in bóng của suối, thác, sông, hồ.
"Những buổi xuống bản về muộn, tôi thấy trăng dát vàng cả một khoảng đèo, con đường trước mặt như dẫn lên thiên giới. Tà Xùa về đêm yên ắng, bản hợp xướng của không gian trong lành diệu vợi, nó đẹp vì không bị ô nhiễm, không bị khuếch tán”, Hà Mạnh Luân nói trong sự mơ mộng, tự hào về mảnh đất anh coi như quê hương thứ hai. Có rất nhiều người miền xuôi đã trở thành con của núi rừng như thế.
Trong câu chuyện cùng chúng tôi, ánh mắt bà con nơi đây vẫn chưa thôi day dứt. Thiên tai năm cũ còn để lại dấu ấn thiệt hại về người và của. Có người dưới xuôi lên đây, vừa mới ăm ắp khát vọng mở mang, đưa đến cơ hội lao động, đổi đời cho bà con thì đã nằm lại vĩnh viễn nơi này. Nhưng nhịp sống mới lại sinh sôi như quy luật ngàn đời.
Người ta bâng khuâng trong ký ức và bước về tương lai. Tinh mơ thức dậy, mặt trời hồng ló rạng trên biển mây trắng xóa, cảnh tượng quá đỗi huy hoàng mà êm ấm, trái ngược thời tiết giá buốt khốc liệt. Giàng A Tủa, Mùa A Páo, hai đứa trẻ người H’Mông xúng xính quần áo mới, ríu rít dẫn đoàn khách du lịch dạo chơi trong buổi sáng mùa xuân. Mặt trời đã lên cao, thung lũng mây chùng chình chuyển động theo từng đợt gió.
"Cứ như mình đang bay trên trời ấy”, Mùa A Páo reo lên. Tà Xùa, nơi đất trời hòa quyện cùng những giấc mơ ngọt ngào tiếng trẻ, nơi sự mơ mộng được chắp thêm đôi cánh tinh khôi... dường như bởi lẽ này, du khách thường không nói lời tạm biệt. Họ tin mình sớm trở lại.
(Theo NDO)
448 lượt xem
Tà Xùa - miền mây trời quyện với núi non - những năm gần đây trở thành điểm đến thu hút du khách trong hành trình khám phá vẻ đẹp hoang sơ của vùng Tây Bắc. Mây cuồn cuộn từng đợt sống động, dập dềnh, dâng tràn thung lũng như tấm chăn bông xốp trắng khổng lồ chở che, bao bọc. Không phải ngẫu nhiên người ta gọi Tà Xùa là “cõi mây” - nơi du khách được trải nghiệm cảm giác tựa như mây đang nâng từng bước chân mình.Đẹp trong bao điều khác...
Ở xứ sở nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo như nước ta, những miền đất nền nhiệt hằng năm không vượt quá 27oC trở về âm độ chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Hầu hết những nơi ấy đều thuộc các dãy núi cao (ít nhất chừng 1.500m so với mức nước biển) ở miền bắc, nếu Sa Pa (Lào Cai), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Phia Đén-Phia Oắc (Cao Bằng)... đều in dấu chân của người Pháp, thì Tà Xùa (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) lại tự hào mang dấu ấn khám phá của chính người Việt và dù đã "thay da đổi thịt” nhưng vẫn giữ được những nét hoang sơ, mộc mạc.
Đón chúng tôi là Hà Mạnh Luân - chủ của hai cơ sở homestay. Từ khi còn là cậu sinh viên ngành Viết văn vừa tốt nghiệp đại học, anh đã chân ướt chân ráo lên đây, say đắm "cõi mây” quá bèn quyết tâm gắn bó, tính đến giờ đã ngót 10 năm. Anh kể, thuở ấy, Tà Xùa mới khẽ "cựa mình” về du lịch, bà con gần như chưa có ý nghĩ, niềm tin gì.
Không ai ngờ, hiện Tà Xùa đã vút lên thành một địa điểm hấp dẫn tại Việt Nam và hứa hẹn vươn tầm quốc tế. Chàng sinh viên miền xuôi lạ lẫm với núi rừng ngày nào giờ trông chẳng khác dân bản là bao. Các cơ sở du lịch của anh đều được thiết kế độc đáo với nhà sàn đồng bào người Thái, các thiết kế từ gỗ pơ mu mà đồng bào H’Mông tích trữ lâu năm.
Các homestay ở đây chủ yếu do người miền xuôi lên xây dựng, với quỹ phòng từ cỡ nhỏ tới lớn khá phong phú. Mỗi khu có sức chứa khoảng 150 khách, phục vụ lưu trú, ẩm thực, văn nghệ địa phương... Một số homestay thiết kế theo hướng cách tân và cũng không ít cơ sở vẫn kiên trì bảo tồn lối nhà sàn cổ của đồng bào dân tộc bản địa, sử dụng vật liệu gỗ cũ, đan xen thổ cẩm và nhiều chi tiết đậm sắc mầu văn hóa truyền thống...
Mùa xuân Tà Xùa tựa bức tranh không ngừng biến ảo. Cả "cõi mây” bừng lên trong sắc hoa đào, hoa mơ, hoa mận... dưới nắng vàng như dệt lụa, ươm tơ. Bà con H’Mông trong trang phục truyền thống ùa ra đường, chơi xuân, tung còn... rôm rả mùa lễ hội. Tết của người H’Mông thường kéo dài cả tháng, các nhà trong bản thay phiên nhau làm cỗ. Bình dân cũng đủ lợn, gà; khá giả thêm trâu, bò, dê, ngựa... để đãi nhau và đãi khách.
Thế nên, du khách lên Tà Xùa dịp này, ngoài chơi hội xuân, còn có thể tưng bừng cơm Tết, thưởng thức rượu thóc "mổ” nồng ấm, nhâm nhi miếng thịt mỡ dày ngấm vị mặn, ngai ngái hương khói bếp. Xuân lâng lâng đất trời, xuân rưng rưng tình người là thế.
"Mây Tà Xùa lạ lắm, đẹp lắm! Nhưng cũng quen rồi. Thực ra Tà Xùa còn rất đẹp trong bao điều khác nữa. Du khách đôi khi lặn lội lên tận đây vẫn cứ bỏ qua”, vừa đón chúng tôi, Hà Mạnh Luân vừa hào hứng chuyện trò. Miền rẻo cao hội tụ đủ sông, hồ, núi cao, ruộng bậc thang, thác ghềnh, làng bản...
Từ Tà Xùa, theo hướng xã Xím Vàng, Hang Chú..., ruộng bậc thang mùa lúa chín chẳng khác nào Mù Cang Chải thu nhỏ. Xím Vàng còn giữ được những khoảnh rừng rậm, suối thác bốn mùa ầm ào tuôn chảy... Thiên nhiên thổ nhưỡng chan hòa nên bà con rất chăm chỉ trồng lúa, năng suất cao hơn hẳn so với mặt bằng năm xã vùng cao của huyện Bắc Yên.
Từ Tà Xùa có nhiều lối đi tỏa đến nhiều điểm dừng chân lý tưởng cho du khách. Hồ thủy điện Suối Sập 2 - nơi hợp lưu của vô số những dòng suối nhỏ từ hai bản xa xôi nhất của Sơn La là Háng Đồng và Làng Sáng - mang vẻ đẹp đầy ảo mộng. Mặt hồ thường rất phẳng lặng, nước xanh mầu canh hến, lúc chuyển sang ngọc bích. Chèo thuyền bè trên hồ, du khách luôn có cảm giác lạc cõi bồng lai tiên cảnh.
Theo nhịp mái chèo, cảnh trí hai bên bờ hiện ra nét hoang vu, huyền bí. Trên thuyền bè đôi khi có cá nướng, thêm vò rượu Hang Chú dốc từng ngụm nhỏ, du khách cứ việc thỏa thuê giữa sơn thủy hữu tình. Nói đến rượu Hang Chú, không thể không nhắc tới ông Giàng Khua Nếnh nức tiếng khắp vùng. Ông thực hành, trao truyền cho bà con bí quyết về nguyên liệu, quy trình rất tỉ mỉ, công phu. Ủ rượu nhất nhất phải là loại thóc "mổ” trên nương được lựa chọn kỹ càng rồi ủ mầm, luộc chín... sau đó trộn men lá truyền thống, lại tiếp tục quy trình chờ lên men, chưng cất... mới thành.
Ông Nếnh góp phần quan trọng trong việc phát triển nghề nấu rượu truyền thống, vừa giúp bà con cải thiện thu nhập vừa quảng bá đặc sản địa phương đến với du khách. Hiện xã Hang Chú có 10 bản với hơn 30 hộ dân nấu rượu, trong đó bản Pá Cư Sáng có nhiều hộ dân theo nghề truyền thống này nhất.
Rượu thóc "mổ” Hang Chú không đơn thuần là một sản phẩm mà còn là kết tinh cho vẻ đẹp tâm hồn, sự kết nối giữa con người với thiên nhiên, giữa quá khứ và hiện tại. Từng câu chuyện từ đời ông, đời cha... trong lâng lâng hơi men gói trọn sự mộc mạc, chân thành của đất và người miền mây trắng.
Mùa hoa khoe sắc với mây trời...
Du khách đến Tà Xùa ngày càng đông và cũng đã quen với sự biến đổi không ngừng của thiên nhiên, cảnh sắc. Họ sẽ không hề thất vọng nếu có ngày thảm mây quen thuộc như hoàn toàn biến mất. Mây đi vắng, trời càng rộng núi càng cao, bao điều thú vị còn chờ dấu chân khám phá.
Mỏm Cá Heo nằm trên đường tránh sạt Tà Xùa theo hướng sông thủy điện là điểm check-in rất lôi cuốn bởi du khách có thể "săn” được những bức ảnh đẹp lạ lùng. "Cây táo cô đơn” qua năm tháng cứ một mình kết tán tròn hình cây nấm khổng lồ bên dòng sông xanh ngọc giữa bát ngát đồi cao gió lộng, nên thơ mà cũng phảng phất nỗi niềm.
Triền đất cạnh sông Làng Sáng, ăn ra thung lũng, cỏ mọc đều như rải thảm, mọi người quen gọi là thảo nguyên. Chốn này không hợp đông người, chỉ một mình, hoặc đôi bạn nào đó cần phút giây ngồi lặng trông xa dễ tìm thấy bình yên trong tâm trí...
Với du khách ưa trải nghiệm cảm giác mạnh có thể lui về hướng Háng Đồng, Làng Sáng... sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng sự kỳ vĩ, bí ẩn của núi cao, rừng già nguyên sinh, thảm thực vật dày đặc. Ở đó, chỏm núi U Bò được cho là thuộc vùng tam giác bí ẩn với sức hút rất lạ lùng của tự nhiên đã tạo nên nhiều hiện tượng khó lý giải.
Tuy nhiên, địa hình nơi đây khá phức tạp nên người dân vẫn thường nhắc nhở, khuyến cáo du khách cần chuẩn bị các kỹ năng cần thiết và nên có bà con địa phương thông thạo địa hình đồng hành. Còn bao địa điểm hấp dẫn làm nên "thương hiệu” Tà Xùa. Sống Khủng Long - dải đất lớn vồng lên giữa thung lũng mênh mông giống lưng khủng long, từ đầu tới cuối "sống lưng” dài tới 1.200m.
Ngày dày mây, bước từng bước trên ấy sẽ là trải nghiệm đầy cung bậc. Phía đối diện, Mỏm Lạc Đà - quả núi bên kia thung lũng cao hơn cả Sống Khủng Long, nếu lên được vừa có thể ngắm biển mây phía này vừa ngắm được cả biển mây ở phía thung lũng huyện Bắc Yên.
Nét thú vị, hấp dẫn của Tà Xùa còn ở thẳm sâu vỉa tầng văn hóa, phong tục của đồng bào H’Mông với cội nguồn hào sảng, kiêu hãnh xứ rẻo cao được đúc kết thành câu thơ "đi trên con đường núi/ mọi đỉnh núi đều thấp hơn đầu gối”. Bao đời, đồng bào vừa buông tay chạm mây, vừa cưỡi lên mây... Những mùa hoa suốt bốn mùa đều chập chờn trong biển mây bất tận.
Cuối xuân đầu hạ, hoa đào rụng rơi, nối tiếp là mùa hoa trẩu, táo mèo trắng muốt. Táo mèo cho thu hoạch nhiều nhất ở vùng Hang Chú, Xím Vàng, quả vàng mọng, có loại má đào thì hồng ửng. Mùa hè và mùa thu, Tà Xùa vơi dần sương bao phủ, trời cao xanh hơn, gió lùa bát ngát, tầm nhìn trải rộng tận các làng bản, cánh rừng, dãy núi... Ấy là mùa reo ca, in bóng của suối, thác, sông, hồ.
"Những buổi xuống bản về muộn, tôi thấy trăng dát vàng cả một khoảng đèo, con đường trước mặt như dẫn lên thiên giới. Tà Xùa về đêm yên ắng, bản hợp xướng của không gian trong lành diệu vợi, nó đẹp vì không bị ô nhiễm, không bị khuếch tán”, Hà Mạnh Luân nói trong sự mơ mộng, tự hào về mảnh đất anh coi như quê hương thứ hai. Có rất nhiều người miền xuôi đã trở thành con của núi rừng như thế.
Trong câu chuyện cùng chúng tôi, ánh mắt bà con nơi đây vẫn chưa thôi day dứt. Thiên tai năm cũ còn để lại dấu ấn thiệt hại về người và của. Có người dưới xuôi lên đây, vừa mới ăm ắp khát vọng mở mang, đưa đến cơ hội lao động, đổi đời cho bà con thì đã nằm lại vĩnh viễn nơi này. Nhưng nhịp sống mới lại sinh sôi như quy luật ngàn đời.
Người ta bâng khuâng trong ký ức và bước về tương lai. Tinh mơ thức dậy, mặt trời hồng ló rạng trên biển mây trắng xóa, cảnh tượng quá đỗi huy hoàng mà êm ấm, trái ngược thời tiết giá buốt khốc liệt. Giàng A Tủa, Mùa A Páo, hai đứa trẻ người H’Mông xúng xính quần áo mới, ríu rít dẫn đoàn khách du lịch dạo chơi trong buổi sáng mùa xuân. Mặt trời đã lên cao, thung lũng mây chùng chình chuyển động theo từng đợt gió.
"Cứ như mình đang bay trên trời ấy”, Mùa A Páo reo lên. Tà Xùa, nơi đất trời hòa quyện cùng những giấc mơ ngọt ngào tiếng trẻ, nơi sự mơ mộng được chắp thêm đôi cánh tinh khôi... dường như bởi lẽ này, du khách thường không nói lời tạm biệt. Họ tin mình sớm trở lại.
(Theo NDO)