6 tháng đầu năm 2017, số thu ngân sách trên địa bàn thành phố Yên Bái tăng trưởng chậm, mới chỉ đạt 188 tỷ đồng, bằng 103% so với cùng kỳ và thấp so với kế hoạch (bằng 44% kế hoạch tỉnh giao và 39% kế hoạch thành phố giao). Trong khi mục tiêu thu ngân sách cả năm của địa phương này phải đạt con số 487 tỷ đồng.
Cán bộ Chi cục Thuế thành phố Yên Bái hướng dẫn thủ tục cho người nộp thuế.
Đây là nhiệm vụ trọng tâm được Đảng bộ, chính quyền thành phố tập trung chỉ đạo, nhiều giải pháp được đưa ra để tháo gỡ khó khăn, mục tiêu hoàn thành số thu gần 300 tỷ đồng trong 6 tháng cuối năm 2017.
Nhìn vào số thu 6 tháng đầu năm 2017 không khó để nhận ra những khó khăn trong công tác thu ngân sách của thành phố khi mà một số chỉ tiêu chủ yếu đạt thấp như: thu ngoài quốc doanh; thuê đất; thu tiền giao đất; thu khác...
Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, theo ông Lê Thanh Hải - Chi cục trưởng Chi cục Thuế thành phố, mặc dù tình hình kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng nhưng chưa nhiều, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp. Năm 2017, thành phố được tỉnh giao dự toán thu ngân sách khối doanh nghiệp là 91 tỷ đồng, tăng 45%.
Đây là một chỉ tiêu khó. Trong số 26 doanh nghiệp quốc doanh mà thành phố đang quản lý, chỉ còn 14 doanh nghiệp đang hoạt động cơ bản ổn định, 10 doanh nghiệp không thường xuyên phát sinh doanh số. So với năm 2016, số doanh nghiệp ngoài quốc doanh thành phố quản lý đã giảm 40 đơn vị, hiện còn 592 đơn vị.
Tuy nhiên, trong số này có tới 385 đơn vị không phát sinh thuế, chỉ nộp lệ phí môn bài. 182/207 đơn vị phát sinh thuế hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản năm 2017 chủ yếu thực hiện các công trình dang dở từ năm 2016 chuyển sang.
Đối với tiền thuê đất, kế hoạch giao là 21 tỷ đồng, lập bộ ổn định của thành phố là 10 tỷ đồng, số còn lại dự kiến thu tiền thuê đất 1 lần của các đơn vị trong năm nhưng hiện vẫn chưa có địa chỉ thu cụ thể. Công tác hợp pháp hóa, chuyển quyền sử dụng đất trong dân cư hiện nay gặp nhiều khó khăn do các thửa đất xin chuyển mục đích sử dụng đều liên quan đến việc san tạo mặt bằng nhưng tỉnh đã có công văn chỉ đạo các trường hợp đánh đổ đất đều phải xin ý kiến của UBND tỉnh.
Bên cạnh đó, theo quy định hiện nay, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đăng ký từ năm trước. Trong khi đó, nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân thường xuyên phát sinh trong năm.
Việc triển khai các quỹ đất gặp nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, do đa phần các quỹ đất dự kiến phát triển trong năm 2017 là những quỹ đất thu hồi đất nông nghiệp của các hộ gia đình. Thành phố hiện có trên 4.300 hộ kinh doanh thì chỉ có gần nửa số hộ trong diện nộp thuế, số thu bình quân hàng tháng là 1,2 tỷ đồng.
Nguồn thu phát sinh của thu khác hạn hẹp. Các khoản nợ đọng thuế lên đến gần 55 tỷ đồng, trong đó số nợ có khả năng thu chỉ đạt 20,3 tỷ đồng; số nợ khó thu là 34,5 tỷ đồng với 118 doanh nghiệp. Trong số doanh nghiệp này có 41 doanh nghiệp bỏ kinh doanh, 75 doanh nghiệp thuộc diện cưỡng chế thu hồi giấy phép kinh doanh… Thực tế đó kéo theo những khó khăn, hạn chế các nguồn thu của thành phố.
Bảo đảm các nguồn thu, nhất là các nguồn thu từ đất, gỡ khó cho công tác thu ngân sách cần nhiều giải pháp đồng bộ. Theo ông Lê Thanh Hải, cần thiết phải tạo điều kiện nhanh nhất thủ tục phê duyệt giá đất khởi điểm để tổ chức đấu giá, khảo sát giá đất, bổ sung danh mục chủ trương đầu tư thực hiện các quỹ đất dân cư phát sinh.
Đối với các đơn vị còn nợ thuế, nợ nghĩa vụ tài chính khi tham gia đấu thầu các công trình thuộc nguồn vốn của tỉnh, đề nghị tỉnh chỉ đạo chủ đầu tư yêu cầu các đơn vị phải hoàn thành nghĩa vụ thuế với ngân sách Nhà nước trước khi đấu thầu. Công tác phối hợp với kho bạc, các ban quản lý dự án, tổ chức tín dụng để thu nợ và cưỡng chế nợ thuế cũng cần được tăng cường để đạt hiệu quả cao và kịp thời.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để đẩy nhanh việc chuyển mục đích sử dụng đất, hợp pháp hóa đất đai, công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Kiên quyết giải thể, phá sản các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, kinh doanh thua lỗ, mất vốn, mất khả năng thanh toán… Trước mắt, đơn vị chỉ đạo tăng cường kiểm tra thuế tại trụ sở 80 doanh nghiệp; kiểm tra chống thất thu tại trên 100 đơn vị… Mục tiêu từ nay đến cuối năm, phấn đấu hoàn thành số thu gần 300 tỷ đồng.
1307 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
6 tháng đầu năm 2017, số thu ngân sách trên địa bàn thành phố Yên Bái tăng trưởng chậm, mới chỉ đạt 188 tỷ đồng, bằng 103% so với cùng kỳ và thấp so với kế hoạch (bằng 44% kế hoạch tỉnh giao và 39% kế hoạch thành phố giao). Trong khi mục tiêu thu ngân sách cả năm của địa phương này phải đạt con số 487 tỷ đồng.Đây là nhiệm vụ trọng tâm được Đảng bộ, chính quyền thành phố tập trung chỉ đạo, nhiều giải pháp được đưa ra để tháo gỡ khó khăn, mục tiêu hoàn thành số thu gần 300 tỷ đồng trong 6 tháng cuối năm 2017.
Nhìn vào số thu 6 tháng đầu năm 2017 không khó để nhận ra những khó khăn trong công tác thu ngân sách của thành phố khi mà một số chỉ tiêu chủ yếu đạt thấp như: thu ngoài quốc doanh; thuê đất; thu tiền giao đất; thu khác...
Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, theo ông Lê Thanh Hải - Chi cục trưởng Chi cục Thuế thành phố, mặc dù tình hình kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng nhưng chưa nhiều, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp. Năm 2017, thành phố được tỉnh giao dự toán thu ngân sách khối doanh nghiệp là 91 tỷ đồng, tăng 45%.
Đây là một chỉ tiêu khó. Trong số 26 doanh nghiệp quốc doanh mà thành phố đang quản lý, chỉ còn 14 doanh nghiệp đang hoạt động cơ bản ổn định, 10 doanh nghiệp không thường xuyên phát sinh doanh số. So với năm 2016, số doanh nghiệp ngoài quốc doanh thành phố quản lý đã giảm 40 đơn vị, hiện còn 592 đơn vị.
Tuy nhiên, trong số này có tới 385 đơn vị không phát sinh thuế, chỉ nộp lệ phí môn bài. 182/207 đơn vị phát sinh thuế hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản năm 2017 chủ yếu thực hiện các công trình dang dở từ năm 2016 chuyển sang.
Đối với tiền thuê đất, kế hoạch giao là 21 tỷ đồng, lập bộ ổn định của thành phố là 10 tỷ đồng, số còn lại dự kiến thu tiền thuê đất 1 lần của các đơn vị trong năm nhưng hiện vẫn chưa có địa chỉ thu cụ thể. Công tác hợp pháp hóa, chuyển quyền sử dụng đất trong dân cư hiện nay gặp nhiều khó khăn do các thửa đất xin chuyển mục đích sử dụng đều liên quan đến việc san tạo mặt bằng nhưng tỉnh đã có công văn chỉ đạo các trường hợp đánh đổ đất đều phải xin ý kiến của UBND tỉnh.
Bên cạnh đó, theo quy định hiện nay, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đăng ký từ năm trước. Trong khi đó, nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân thường xuyên phát sinh trong năm.
Việc triển khai các quỹ đất gặp nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, do đa phần các quỹ đất dự kiến phát triển trong năm 2017 là những quỹ đất thu hồi đất nông nghiệp của các hộ gia đình. Thành phố hiện có trên 4.300 hộ kinh doanh thì chỉ có gần nửa số hộ trong diện nộp thuế, số thu bình quân hàng tháng là 1,2 tỷ đồng.
Nguồn thu phát sinh của thu khác hạn hẹp. Các khoản nợ đọng thuế lên đến gần 55 tỷ đồng, trong đó số nợ có khả năng thu chỉ đạt 20,3 tỷ đồng; số nợ khó thu là 34,5 tỷ đồng với 118 doanh nghiệp. Trong số doanh nghiệp này có 41 doanh nghiệp bỏ kinh doanh, 75 doanh nghiệp thuộc diện cưỡng chế thu hồi giấy phép kinh doanh… Thực tế đó kéo theo những khó khăn, hạn chế các nguồn thu của thành phố.
Bảo đảm các nguồn thu, nhất là các nguồn thu từ đất, gỡ khó cho công tác thu ngân sách cần nhiều giải pháp đồng bộ. Theo ông Lê Thanh Hải, cần thiết phải tạo điều kiện nhanh nhất thủ tục phê duyệt giá đất khởi điểm để tổ chức đấu giá, khảo sát giá đất, bổ sung danh mục chủ trương đầu tư thực hiện các quỹ đất dân cư phát sinh.
Đối với các đơn vị còn nợ thuế, nợ nghĩa vụ tài chính khi tham gia đấu thầu các công trình thuộc nguồn vốn của tỉnh, đề nghị tỉnh chỉ đạo chủ đầu tư yêu cầu các đơn vị phải hoàn thành nghĩa vụ thuế với ngân sách Nhà nước trước khi đấu thầu. Công tác phối hợp với kho bạc, các ban quản lý dự án, tổ chức tín dụng để thu nợ và cưỡng chế nợ thuế cũng cần được tăng cường để đạt hiệu quả cao và kịp thời.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để đẩy nhanh việc chuyển mục đích sử dụng đất, hợp pháp hóa đất đai, công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Kiên quyết giải thể, phá sản các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, kinh doanh thua lỗ, mất vốn, mất khả năng thanh toán… Trước mắt, đơn vị chỉ đạo tăng cường kiểm tra thuế tại trụ sở 80 doanh nghiệp; kiểm tra chống thất thu tại trên 100 đơn vị… Mục tiêu từ nay đến cuối năm, phấn đấu hoàn thành số thu gần 300 tỷ đồng.