"Mường Lò gạo trắng, nước trong/Ai đi đến đó lòng không muốn về". Không chỉ có gạo trắng nước trong, Mường Lò (Nghĩa Lộ) còn níu chân du khách bằng những điệu xòe nồng say, bất tận.
Điệu xòe của đồng bào các dân tộc Mường Lò
Ai đã một lần đến Tây Bắc, đặc biệt là đặt chân đến đất Mường Lò mà chưa được đắm mình trong các điệu xòe nồng say với các thiếu nữ Thái, thì chuyến đi ấy dường như chưa trọn vẹn. Xòe để mùa màng bội thu, cây đơm hoa kết trái, xòe trong say đắm tình người.
Nằm cách thành phố Yên Bái 80km, theo quốc lộ 32 sẽ đưa chân du khách đến với thung lũng Mường Lò Nghĩa Lộ là một trong 4 vựa lúa lớn của vùng Tây Bắc. Nghĩa Lộ - thị xã miền Tây không chỉ nổi tiếng là vùng "gạo trắng, nước trong" mà còn là nơi cư ngụ đông đúc và lâu đời của người Thái với nhiều nét văn hóa độc đáo. Mường Lò - Nghĩa Lộ còn được mệnh danh là “vùng đất của những điệu xòe”.
Xòe được dịch ra theo tiếng Thái ghi trong cuốn “Quam tố mương" (tức "Chuyện bản mường”) có nghĩa là “xe”, xòe cổ là “xe cáu ké” nhằm chỉ một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian tập thể của đồng bào dân tộc Thái. Có thể nói xòe là biểu hiện nghệ thuật dân gian Thái đặc trưng và trở thành biểu trưng cơ bản và là thành tố quan trọng trong giá trị văn hóa đặc thù của dân tộc Thái.
Mường Lò được người Thái Đen ở Tây Bắc Việt Nam coi là quê tổ, bởi thế đồng bào cũng quan niệm đây là nơi sản sinh ra các điệu xòe cổ, là ngọn nguồn của những vòng xòe. Xòe được hình thành và phát triển cùng với quá trình lịch sử hình thành bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng người Thái, nó gắn liền với cuộc sống, sinh hoạt, thể hiện đời sống vật chất và tinh thần của người Thái. Người Thái khi đặt chân đến Mường Lò kinh tế truyền thống là nông nghiệp, sống quần tụ trong các bản làng ở các vùng lòng chảo, ven các sông suối. Trong cuộc mưu sinh để tồn tại và phát triển, người Thái luôn cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, chinh phục thiên nhiên, anh dũng đấu tranh chống lại thú dữ. Mỗi khi hoàn thành một công việc trọng đại, chinh phục được thiên nhiên hat chiến thắng kẻ thù thú dữ mọi người lại nắm tay nhau không phân biệt nam, nữ, già, trẻ và nhảy múa ăn mừng quanh đống lửa. Hoạt động ấy được lặp đi lặp lại nhiều lần, dần dần được nâng lên cả động tác lẫn ý thức, hình thành lên các điệu xòe. Như vậy có thể nói chính từ môi trường tự nhiên, môi trường lao động sản xuất, khát vọng về cuộc sống tốt đẹp và nhu cầu về đời sống tinh thần của tộc người Thái đã hình thành nên những điệu xòe để mô phỏng những hoạt động lao động sản xuất từ việc khai phá đất đai, phát rẫy, trồng lúa, lấy nước và phản ánh đời sống văn hóa tinh thần của người Thái.
Khi hòa mình vào vòng xòe mới cảm nhận được sự quyến rũ khó lường của xòe tay cầm tay quyện tròn xung quanh đống lửa hồng rực sáng. Ở Mường Lò có xòe Mường, xòe Tày. Múa xòe của mỗi dân tộc nơi đây đều có nét độc đáo riêng. Truyền thống xòe Thái nổi bật hơn, trầm bổng hơn, có nhạc xòe bằng khèn bè, trống mõ với ống nứa, gõ vào nhau tạo ra những âm thanh làm nhạc nền cho người múa.
Xòe Thái có khăn đỏ dài quàng qua cổ, tô điểm thêm cho bộ áo váy đẹp và rất riêng. Xòe Thái không gian nhỏ mà khuôn múa lớn, có không gian thu hút tới cả trăm, ngàn người tham gia, gọi là “đại xòe”. Văn hóa Thái còn gìn giữ được sáu điệu xòe cổ, điệu “khắm khen” tức điệu nắm tay nhau vòng tròn, biểu hiện cho tình đoàn kết các dân tộc anh em trong cộng đồng người Việt.
Điệu “Khấm khăn mời lẩu” tức nâng khăn mời rượu tỏ lòng yêu quý và mến khách: điệu “phá xí” tức bổ bốn, tượng trưng cho bốn phương trời đất, sự đoàn kết trao đổi, tình cảm của con người, điệu “đổn hôn” tức tiến, lùi và nhào ra phía trước, lùi về sau thể hiện việc dẫu trời đất có giông bão, sóng gió nhưng tình cảm con người với con người luôn gắn chặt bên nhau; điệu “nhôm khăn” tức tung khăn thể hiện niềm vui mùa lúa thắng lợi, xây nhà mới, sinh con thêm cháu, cưới xin… điệu “ỏm lọm tốp mư” vòng tròn vỗ tay thể hiện sự vui mừng gặp gỡ, bịn rịn khi chia tay nhau sau mỗi cuộc xòe.
Xòe Thái có sự nhịp nhàng uyển chuyển của đôi chân theo nhịp khèn, trống rộn rã đến lúc cuồng nhiệt. Điệu xòe Mường Lò khiến mỗi chúng ta dễ hòa nhập, múa xòe làm cho người lạ bỗng thành quen, ngồi trên nhà sàn uống rượu vừa múa xòe nghe hát dân ca nhìn ra cánh đồng Mường Lò mùa lúa chín thì cảm giác thư thái tuyệt vời.
Đến đây du khách còn được ngắm những thiếu nữ Thái với chiếc áo cỏm mềm mại, váy nhung huyền căng tràn sức trẻ, thướt tha như bước ra từ trong câu truyện. Điệu Múa xòe Thái qua sự thể hiện của các thiếu nữ xinh đẹp trắng hồng tựa như hoa ban nở, xòe say trong men rượu nếp Mường Lò, mọi người vừa nắm tay nhau xòe quanh đống lửa, vừa rót cho nhau chén rượu. Để rồi, những du khách đã từng đến Mường Lò, khi ra về đều nhớ mãi những chén rượu thơm nồng, nhớ đôi bàn tay ấm áp của các cô gái Thái trong những điệu xòe hoa, nhớ những âm thanh trầm bổng lôi cuốn mọi người đến với vòng xòe và nhớ lời nhắn nhủ tha thiết của các thiếu nữ Thái khi chia tay: "Mai xa rồi, trăng Mường Lò anh mang về theo".
5116 lượt xem
Ban Biên tập
"Mường Lò gạo trắng, nước trong/Ai đi đến đó lòng không muốn về". Không chỉ có gạo trắng nước trong, Mường Lò (Nghĩa Lộ) còn níu chân du khách bằng những điệu xòe nồng say, bất tận.Ai đã một lần đến Tây Bắc, đặc biệt là đặt chân đến đất Mường Lò mà chưa được đắm mình trong các điệu xòe nồng say với các thiếu nữ Thái, thì chuyến đi ấy dường như chưa trọn vẹn. Xòe để mùa màng bội thu, cây đơm hoa kết trái, xòe trong say đắm tình người.
Nằm cách thành phố Yên Bái 80km, theo quốc lộ 32 sẽ đưa chân du khách đến với thung lũng Mường Lò Nghĩa Lộ là một trong 4 vựa lúa lớn của vùng Tây Bắc. Nghĩa Lộ - thị xã miền Tây không chỉ nổi tiếng là vùng "gạo trắng, nước trong" mà còn là nơi cư ngụ đông đúc và lâu đời của người Thái với nhiều nét văn hóa độc đáo. Mường Lò - Nghĩa Lộ còn được mệnh danh là “vùng đất của những điệu xòe”.
Xòe được dịch ra theo tiếng Thái ghi trong cuốn “Quam tố mương" (tức "Chuyện bản mường”) có nghĩa là “xe”, xòe cổ là “xe cáu ké” nhằm chỉ một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian tập thể của đồng bào dân tộc Thái. Có thể nói xòe là biểu hiện nghệ thuật dân gian Thái đặc trưng và trở thành biểu trưng cơ bản và là thành tố quan trọng trong giá trị văn hóa đặc thù của dân tộc Thái.
Mường Lò được người Thái Đen ở Tây Bắc Việt Nam coi là quê tổ, bởi thế đồng bào cũng quan niệm đây là nơi sản sinh ra các điệu xòe cổ, là ngọn nguồn của những vòng xòe. Xòe được hình thành và phát triển cùng với quá trình lịch sử hình thành bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng người Thái, nó gắn liền với cuộc sống, sinh hoạt, thể hiện đời sống vật chất và tinh thần của người Thái. Người Thái khi đặt chân đến Mường Lò kinh tế truyền thống là nông nghiệp, sống quần tụ trong các bản làng ở các vùng lòng chảo, ven các sông suối. Trong cuộc mưu sinh để tồn tại và phát triển, người Thái luôn cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, chinh phục thiên nhiên, anh dũng đấu tranh chống lại thú dữ. Mỗi khi hoàn thành một công việc trọng đại, chinh phục được thiên nhiên hat chiến thắng kẻ thù thú dữ mọi người lại nắm tay nhau không phân biệt nam, nữ, già, trẻ và nhảy múa ăn mừng quanh đống lửa. Hoạt động ấy được lặp đi lặp lại nhiều lần, dần dần được nâng lên cả động tác lẫn ý thức, hình thành lên các điệu xòe. Như vậy có thể nói chính từ môi trường tự nhiên, môi trường lao động sản xuất, khát vọng về cuộc sống tốt đẹp và nhu cầu về đời sống tinh thần của tộc người Thái đã hình thành nên những điệu xòe để mô phỏng những hoạt động lao động sản xuất từ việc khai phá đất đai, phát rẫy, trồng lúa, lấy nước và phản ánh đời sống văn hóa tinh thần của người Thái.
Khi hòa mình vào vòng xòe mới cảm nhận được sự quyến rũ khó lường của xòe tay cầm tay quyện tròn xung quanh đống lửa hồng rực sáng. Ở Mường Lò có xòe Mường, xòe Tày. Múa xòe của mỗi dân tộc nơi đây đều có nét độc đáo riêng. Truyền thống xòe Thái nổi bật hơn, trầm bổng hơn, có nhạc xòe bằng khèn bè, trống mõ với ống nứa, gõ vào nhau tạo ra những âm thanh làm nhạc nền cho người múa.
Xòe Thái có khăn đỏ dài quàng qua cổ, tô điểm thêm cho bộ áo váy đẹp và rất riêng. Xòe Thái không gian nhỏ mà khuôn múa lớn, có không gian thu hút tới cả trăm, ngàn người tham gia, gọi là “đại xòe”. Văn hóa Thái còn gìn giữ được sáu điệu xòe cổ, điệu “khắm khen” tức điệu nắm tay nhau vòng tròn, biểu hiện cho tình đoàn kết các dân tộc anh em trong cộng đồng người Việt.
Điệu “Khấm khăn mời lẩu” tức nâng khăn mời rượu tỏ lòng yêu quý và mến khách: điệu “phá xí” tức bổ bốn, tượng trưng cho bốn phương trời đất, sự đoàn kết trao đổi, tình cảm của con người, điệu “đổn hôn” tức tiến, lùi và nhào ra phía trước, lùi về sau thể hiện việc dẫu trời đất có giông bão, sóng gió nhưng tình cảm con người với con người luôn gắn chặt bên nhau; điệu “nhôm khăn” tức tung khăn thể hiện niềm vui mùa lúa thắng lợi, xây nhà mới, sinh con thêm cháu, cưới xin… điệu “ỏm lọm tốp mư” vòng tròn vỗ tay thể hiện sự vui mừng gặp gỡ, bịn rịn khi chia tay nhau sau mỗi cuộc xòe.
Xòe Thái có sự nhịp nhàng uyển chuyển của đôi chân theo nhịp khèn, trống rộn rã đến lúc cuồng nhiệt. Điệu xòe Mường Lò khiến mỗi chúng ta dễ hòa nhập, múa xòe làm cho người lạ bỗng thành quen, ngồi trên nhà sàn uống rượu vừa múa xòe nghe hát dân ca nhìn ra cánh đồng Mường Lò mùa lúa chín thì cảm giác thư thái tuyệt vời.
Đến đây du khách còn được ngắm những thiếu nữ Thái với chiếc áo cỏm mềm mại, váy nhung huyền căng tràn sức trẻ, thướt tha như bước ra từ trong câu truyện. Điệu Múa xòe Thái qua sự thể hiện của các thiếu nữ xinh đẹp trắng hồng tựa như hoa ban nở, xòe say trong men rượu nếp Mường Lò, mọi người vừa nắm tay nhau xòe quanh đống lửa, vừa rót cho nhau chén rượu. Để rồi, những du khách đã từng đến Mường Lò, khi ra về đều nhớ mãi những chén rượu thơm nồng, nhớ đôi bàn tay ấm áp của các cô gái Thái trong những điệu xòe hoa, nhớ những âm thanh trầm bổng lôi cuốn mọi người đến với vòng xòe và nhớ lời nhắn nhủ tha thiết của các thiếu nữ Thái khi chia tay: "Mai xa rồi, trăng Mường Lò anh mang về theo".