CTTĐT - Trong những năm qua, huyện Mù Cang Chải đã tích cực triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, nhờ vào sự hỗ trợ từ Trung ương và tỉnh. Từ tỷ lệ nghèo đa chiều 70,3% vào cuối năm 2021, đã giảm xuống còn 28,4% vào cuối năm 2024, dự kiến sẽ đạt 23,2% vào cuối năm 2025. Kết quả công tác giảm nghèo không chỉ cải thiện điều kiện sống của người dân mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
Huyện Mù Cang Chải triển khai hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Trên cơ sở hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án của Chương trình và giải ngân nguồn vốn được giao. Sau khi nhận được Nghị quyết HĐND tỉnh, Quyết định UBND tỉnh phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, UBND huyện đã tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện bảo đảm kịp thời theo quy định.
Từ nguồn lực của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện tập trung đầu tư, hỗ trợ vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng tiếp cận được các chính sách, đặc biệt là chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất và nhân rộng mô hình giảm nghèo, chính sách vay vốn cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn.
Cùng với đó, huyện tập trung triển khai đồng bộ các chính sách giảm nghèo thường xuyên, gồm chính sách hỗ trợ sản xuất, dạy nghề tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo; chính sách hỗ trợ về giáo dục, đào tạo cho học sinh hộ nghèo, hộ cận nghèo; chính sách hỗ trợ về y tế; chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo; chính sách hỗ trợ người nghèo, cận nghèo thụ hưởng văn hóa thông tin; chính sách hỗ trợ nhà ở và chính sách hỗ trợ tiền điện. Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền đã giúp người dân nắm rõ mục đích, ý nghĩa công tác giảm nghèo, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong quá trình thực hiện. Người nghèo thấy được bản thân mình cần phải nỗ lực, vươn lên thoát nghèo, phần nào khắc phục được tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước.
Những kết quả quan trọng từ hiệu quả trong triển khai chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân Mù Cang Chải.
Tuy nhiên, quá trình triển khai chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Mù Cang Chải còn một số khó khăn, bất cập như: tiến độ triển khai một số dự án, tiểu dự án còn chậm so với kế hoạch đề ra, chưa huy động được kinh phí từ nhiều nguồn lực khác; thu nhập, đời sống người dân chưa cao cơ sở hạ tầng xây dựng tại một số bản, người dân chưa được tiếp cận, thụ hưởng do chưa được hỗ trợ đầu tư (điện, sóng truyền hình, mạng Internet, di động).
Bên cạnh đó nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn; việc bố trí ngân sách địa phương còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu. Việc bố trí ngân sách thực hiện chưa tương xứng, đối ứng vốn thực hiện chưa kịp thời, đúng quy định; thiếu chủ động trong huy động, tranh thủ các nguồn lực để phục vụ thực hiện công tác giảm nghèo bền vững. Một số cơ chế, chính sách Trung ương ban hành, hướng dẫn thực hiện còn có vướng mắc, bất cập, chậm được sửa đổi, bổ sung; chậm hoặc chưa được xây dựng, ban hành, hướng dẫn thực hiện kịp thời để giải quyết các yêu cầu thực tiễn trong công tác thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Công tác khảo sát, lập và giao kế hoạch vốn thực hiện các chương trình, dự án giảm nghèo ở một số xã còn chậm, thiếu chủ động và chưa bảo đảm theo quy trình, quy định, phải thực hiện điều chỉnh nhiều lần, nhất là dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia dẫn đến giải ngân không đạt tiến độ, chậm phát huy hiệu quả của các chính sách. Nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước.
Trong thời gian tới, Mù Cang Chải tiếp tục triển khai, thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện đảm bảo hiệu quả, thiết thực. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý chí quyết tâm vươn lên thoát nghèo của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân.
Tiến hành rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy trình hướng dẫn, cập nhật dữ liệu về hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm, bảo đảm dân chủ, công khai, công bằng, đúng tiêu chí, đúng đối tượng, phản ánh đúng thực trạng đời sống của nhân dân trên địa bàn; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Thông qua việc rà soát, phân loại đối tượng thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chí tiếp cận nghèo đa chiều được chính xác hơn, nhân rộng kịp thời những mô hình kinh tế hiệu quả, giúp nhau thoát nghèo, không chạy theo thành tích, tránh phô trương, hình thức, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí, tiêu cực, nhất là trong quản lý, sử dụng các nguồn vốn đầu tư cho chương trình giảm nghèo... giúp người dân thoát nghèo, ổn định cuộc sống, góp phần xây dựng Mù Cang Chải ngày càng phát triển.
218 lượt xem
Thanh Bình
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong những năm qua, huyện Mù Cang Chải đã tích cực triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, nhờ vào sự hỗ trợ từ Trung ương và tỉnh. Từ tỷ lệ nghèo đa chiều 70,3% vào cuối năm 2021, đã giảm xuống còn 28,4% vào cuối năm 2024, dự kiến sẽ đạt 23,2% vào cuối năm 2025. Kết quả công tác giảm nghèo không chỉ cải thiện điều kiện sống của người dân mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Trên cơ sở hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án của Chương trình và giải ngân nguồn vốn được giao. Sau khi nhận được Nghị quyết HĐND tỉnh, Quyết định UBND tỉnh phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, UBND huyện đã tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện bảo đảm kịp thời theo quy định.
Từ nguồn lực của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện tập trung đầu tư, hỗ trợ vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng tiếp cận được các chính sách, đặc biệt là chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất và nhân rộng mô hình giảm nghèo, chính sách vay vốn cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn.
Cùng với đó, huyện tập trung triển khai đồng bộ các chính sách giảm nghèo thường xuyên, gồm chính sách hỗ trợ sản xuất, dạy nghề tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo; chính sách hỗ trợ về giáo dục, đào tạo cho học sinh hộ nghèo, hộ cận nghèo; chính sách hỗ trợ về y tế; chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo; chính sách hỗ trợ người nghèo, cận nghèo thụ hưởng văn hóa thông tin; chính sách hỗ trợ nhà ở và chính sách hỗ trợ tiền điện. Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền đã giúp người dân nắm rõ mục đích, ý nghĩa công tác giảm nghèo, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong quá trình thực hiện. Người nghèo thấy được bản thân mình cần phải nỗ lực, vươn lên thoát nghèo, phần nào khắc phục được tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước.
Những kết quả quan trọng từ hiệu quả trong triển khai chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân Mù Cang Chải.
Tuy nhiên, quá trình triển khai chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Mù Cang Chải còn một số khó khăn, bất cập như: tiến độ triển khai một số dự án, tiểu dự án còn chậm so với kế hoạch đề ra, chưa huy động được kinh phí từ nhiều nguồn lực khác; thu nhập, đời sống người dân chưa cao cơ sở hạ tầng xây dựng tại một số bản, người dân chưa được tiếp cận, thụ hưởng do chưa được hỗ trợ đầu tư (điện, sóng truyền hình, mạng Internet, di động).
Bên cạnh đó nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn; việc bố trí ngân sách địa phương còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu. Việc bố trí ngân sách thực hiện chưa tương xứng, đối ứng vốn thực hiện chưa kịp thời, đúng quy định; thiếu chủ động trong huy động, tranh thủ các nguồn lực để phục vụ thực hiện công tác giảm nghèo bền vững. Một số cơ chế, chính sách Trung ương ban hành, hướng dẫn thực hiện còn có vướng mắc, bất cập, chậm được sửa đổi, bổ sung; chậm hoặc chưa được xây dựng, ban hành, hướng dẫn thực hiện kịp thời để giải quyết các yêu cầu thực tiễn trong công tác thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Công tác khảo sát, lập và giao kế hoạch vốn thực hiện các chương trình, dự án giảm nghèo ở một số xã còn chậm, thiếu chủ động và chưa bảo đảm theo quy trình, quy định, phải thực hiện điều chỉnh nhiều lần, nhất là dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia dẫn đến giải ngân không đạt tiến độ, chậm phát huy hiệu quả của các chính sách. Nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước.
Trong thời gian tới, Mù Cang Chải tiếp tục triển khai, thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện đảm bảo hiệu quả, thiết thực. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý chí quyết tâm vươn lên thoát nghèo của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân.
Tiến hành rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy trình hướng dẫn, cập nhật dữ liệu về hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm, bảo đảm dân chủ, công khai, công bằng, đúng tiêu chí, đúng đối tượng, phản ánh đúng thực trạng đời sống của nhân dân trên địa bàn; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Thông qua việc rà soát, phân loại đối tượng thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chí tiếp cận nghèo đa chiều được chính xác hơn, nhân rộng kịp thời những mô hình kinh tế hiệu quả, giúp nhau thoát nghèo, không chạy theo thành tích, tránh phô trương, hình thức, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí, tiêu cực, nhất là trong quản lý, sử dụng các nguồn vốn đầu tư cho chương trình giảm nghèo... giúp người dân thoát nghèo, ổn định cuộc sống, góp phần xây dựng Mù Cang Chải ngày càng phát triển.
Các bài khác
- Sở LĐ-TB&XH Yên Bái xác nhận: Công ty TNHH Phát triển nguồn nhân lực Bảo Sơn đủ điều kiện tuyển chọn lao động tại tỉnh Yên Bái, đưa đi làm việc ở các thị trường Đài Loan và Nhật Bản
(22/02/2025)
- Thi đua hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ công tác tư pháp năm 2025 (21/02/2025)
- Thông cáo báo chí việc tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ cúng rừng của người Mông, xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái” (20/02/2025)
- Quan tâm thúc đẩy, hỗ trợ thanh niên trong quá trình khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo (20/02/2025)
- Triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ gia đình người có công và thân nhân liệt sĩ, hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Văn Yên năm 2025 (19/02/2025)
- Ngành Y tế Yên Bái thi đua hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2025 (18/02/2025)
- Trấn Yên phấn đấu năm 2025 tuổi thọ trung bình của người dân đạt 74,5 tuổi (18/02/2025)
- Triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh (17/02/2025)
- Nghĩa Lộ quan tâm phát triển chất lượng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số (17/02/2025)
- Mù Cang Chải tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (16/02/2025)
Xem thêm »