CTTĐT - Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/TU của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, huyện Lục Yên bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định trên 3 trụ cột chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Huyện Lục Yên phấn đấu nâng cao chỉ số chuyển đổi số
Ngay sau khi Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 51-NQ/TU ngày 22/7/2021 về chuyển đổi số, người dân Lục Yên đã có những cảm nhận về những thay đổi mà công nghệ số, quá trình chuyển đổi số, nền kinh tế số đã tạo ra trong nhiều mặt của đời sống xã hội. Vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số đã thể hiện qua nhiều lợi ích mà người dân được thụ hưởng, trong đó có việc tiếp cận một cách nhanh nhất, bình đẳng nhất với tất cả các dịch vụ của xã hội, tạo dựng một cuộc sống, môi trường sống hiện đại, văn minh và thông minh. Từ việc sử dụng các thiết bị cầm tay thông minh, đến giao dịch trực tuyến, mua sắm, kinh doanh trực tuyến... đã tạo nên sự nhận thức, thay đổi căn bản trong sinh hoạt, sản xuất và đời sống của từng người dân.
Những năm qua, huyện Lục Yên đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; ứng dụng hiệu quả hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành, phần mềm “một cửa” điện tử, hệ thống thư điện tử công vụ, hướng tới một nền hành chính hiện đại, phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Tỷ lệ trao đổi và nhận văn bản đến hoàn toàn trên phần mềm Quản lý văn bản và điều hành trong nội bộ huyện đạt 100% (trừ văn bản mật); tỷ lệ gửi văn bản đi trên phần mềm Quản lý văn bản và điều hành trong nội bộ huyện đạt trên 100% (trừ văn bản mật). 100% các cơ quan hành chính nhà nước từ huyện đến cấp xã đã được cấp chữ ký số chuyên dùng của Ban cơ yếu Chính phủ. Các văn bản chỉ đạo điều hành của huyện đã được công khai trên Trang thông tin điện tử của huyện tại địa chỉ https://lucyen.yenbai.gov.vn. 100% cán bộ, công chức, viên chức huyện, xã, thị trấn được cấp tài khoản thư điện tử công vụ của tỉnh để thực hiện trao đổi công việc, gửi, nhận văn bản điện tử.
Trang thông tin điện tử của huyện là kênh thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các phòng, ban, đơn vị, UBND các xã, thị trấn, cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp và người dân về sự cần thiết của chuyển đổi số, từ đó, góp phần làm cầu nối giữa các cấp chính quyền của huyện với người dân, doanh nghiệp trong việc thúc đẩy, phát triển hoạt động chuyển đổi trên cả 3 phương diện: Chính quyền số - Kinh tế số - Xã hội số, đồng thời, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc tiếp cận, giải quyết các vấn đề liên quan đến cơ quan quản lý nhà nước.
Tỷ lệ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến toàn trình và một phần đạt 93%; tỷ lệ các giao dịch trên Cổng dịch vụ công tỉnh và hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh, huyện, xã được xác thực điện tử đạt 100%; tỷ lệ hồ sơ công việc tại cấp huyện được xử lý trên môi trường mạng đạt 100%; tỷ lệ người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính đạt 100%...
Tăng cường tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Tỷ lệ doanh nghiệp và các hộ kinh doanh cá thể (hộ tính thuế theo phương pháp kê khai) sử dụng hóa đơn điện tử đạt 100%; tỷ lệ doanh nghiệp có thiết bị thanh toán điện tử đạt 100%; tỷ lệ các doanh nghiệp nộp thuế điện tử đạt 100%; tỷ lệ hộ kinh doanh bán lẻ có thiết bị thanh toán điện tử đạt 85%. Triển khai người dân nộp thuế đã cài đặt ứng dụng và nộp thuế điện tử trên ứng dụng eTax Mobile. Các doanh nghiệp đã số hóa được trên 6.000 hộ sản xuất nông nghiệp và có khoảng trên 9.500 tài khoản hoạt động trên sàn thương mại điện tử buudien.vn; số hộ sản xuất nông nghiệp đã được đào tạo kỹ năng lên sàn: 6.500 hộ.
13/13 chợ trên địa bàn được xây dựng kiên cố được phủ sóng internet băng rộng ; 85% các hộ kinh doanh tại các chợ cài đặt ứng dụng thanh toán trực tuyến, tỷ lệ thanh toán trực tuyến đạt 88%, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt đối với các dịch vụ điện, nước trên địa bàn huyện đạt 75%.
Đến nay, toàn huyện có 25 điểm phục vụ bưu chính; tổng số điểm thu phát sóng thông tin di động 143 điểm. Tỷ lệ phủ sóng thông tin di động 3G, 4G đã đạt 100% xã, thị trấn; Internet cáp quang tốc độ cao đã đến 100% trung tâm xã, thị trấn, 100% thôn, tổ dân phố; Internet di động băng rộng phủ sóng 100% địa bàn, đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ, tìm kiếm thông tin của người dân. 24/24 Trạm Y tế xã, thị trấn đã triển khai nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử trong khám, chữa bệnh. 193/195 nhà văn hoá thôn, tổ dân phố có WIFI cung cấp Internet phục vụ người dân. 100% các cơ sở giáo dục sử dụng phần mềm quản lý trường học. Ứng dụng E-learning trong giáo dục và khai thác kho học liệu số đáp ứng nhu cầu tự học và đổi mới, sáng tạo trong hoạt động dạy và học. 13 xã, thị trấn lắp đặt hệ thống truyền thanh thông minh, gắn với nền tảng phát thanh số trực tuyến.
Qua 04 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/TU, đến nay, tỷ lệ hạ tầng mạng băng rộng cáp quang đến 100% xã, thị trấn; tỷ lệ hộ gia đình sử dụng dịch vụ Internet đường truyền băng rộng cáp quang đạt 69%; tỷ lệ người dùng điện thoại, thiết bị thông minh được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ chính quyền điện tử, đô thị thông minh đạt 72%; tỷ lệ người dân trưởng thành có thể sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử đạt 75%.
Công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng gắn với chuyển đổi số đã được quan tâm và nâng cao theo đúng quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020, trong đó UBND huyện đã ban hành Chỉ thị 04/CT-UBND ngày 01/4/2022 của UBND huyện Lục Yên về việc tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng trên địa bàn huyện Lục Yên.
Thời gian tới, huyện Lục Yên tiếp tục đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Theo đó, huyện tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp trong thực hiện các nhiệm vụ Nghị quyết số 51-NQ/TU đề ra; từng bước xây dựng và phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, ứng dụng số, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin và nguồn nhân lực phù hợp.
Xây dựng và sử dụng các nền tảng số, phát triển hạ tầng số hiện đại, đồng bộ ứng dụng công nghệ trong cơ quan nhà nước nhằm xây dựng chính quyền hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, dân chủ, công khai minh bạch, phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn.
Ứng dụng công nghệ số trong cơ quan nhà nước hướng tới chính quyền số phải thúc đẩy, gắn liền với tiến trình cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển theo hướng bền vững phục vụ người dân và doanh nghiệp; hướng đến nền kinh tế số, xã hội số góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin và đảm bảo nguồn nhân lực thực hiện các nhiệm vụ ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Phấn đấu nâng cao chỉ số chuyển đổi số của huyện.
Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi thúc đẩy, khuyến khích doanh nghiệp tư nhân có đủ năng lực tham gia xây dựng hạ tầng viễn thông và các hạ tầng khác cho chuyển đổi số trên địa bàn huyện; kết nối để hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ dân quảng bá sản phẩm trên các sàn giao dịch điện tử; khuyến khích thực hiện các đề tài nghiên cứu, sáng kiến kinh nghiệm về chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan nhà nước và phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Tổ chức các chương trình đào tạo kỹ năng về chuyển đổi số, phát triển chính quyền số cho lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước nhằm nâng cao chất lượng công tác tham mưu, ra quyết định và thực hiện nhiệm vụ tốt hơn nhờ tận dụng công nghệ số và thông tin, dữ liệu được cung cấp đầy đủ. Phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn phát triển hạ tầng băng thông rộng chất lượng cao và các hạ tầng khác phục vụ chuyển đổi số; nâng cấp mạng di động 4G, phát triển hạ tầng mạng di động 5G.
Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh nâng cao chỉ số cải cách hành chính công, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp số khởi nghiệp. Triển khai dịch vụ thanh toán bằng hình thức thanh toán điện tử không dùng tiền mặt tại các bệnh viện, trường học, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Thúc đẩy chuyển đổi xã hội số, tập trung vào chuyển đổi kỹ năng, đào tạo, tập huấn, nâng cao kiến thức về công nghệ số và chuyển đổi số, hình thành văn hóa số trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Phát triển và khai thác sử dụng hiệu quả nền tảng số trong công tác quản lý xã hội; tăng cường quảng bá bản sắc, văn hóa, truyền thống lịch sử, các sản phẩm đặc trưng huyện; xây dựng hình ảnh con người huyện Lục Yên trên không gian mạng, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội.
Triển khai áp dụng mô hình giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán học và nghệ thuật, kinh doanh, doanh nghiệp (giáo dục STEM/STEAM/STEAME), kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, bảo đảm an toàn thông tin tại các cấp học.
95 lượt xem
Nguyễn Hiên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/TU của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, huyện Lục Yên bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định trên 3 trụ cột chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.Ngay sau khi Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 51-NQ/TU ngày 22/7/2021 về chuyển đổi số, người dân Lục Yên đã có những cảm nhận về những thay đổi mà công nghệ số, quá trình chuyển đổi số, nền kinh tế số đã tạo ra trong nhiều mặt của đời sống xã hội. Vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số đã thể hiện qua nhiều lợi ích mà người dân được thụ hưởng, trong đó có việc tiếp cận một cách nhanh nhất, bình đẳng nhất với tất cả các dịch vụ của xã hội, tạo dựng một cuộc sống, môi trường sống hiện đại, văn minh và thông minh. Từ việc sử dụng các thiết bị cầm tay thông minh, đến giao dịch trực tuyến, mua sắm, kinh doanh trực tuyến... đã tạo nên sự nhận thức, thay đổi căn bản trong sinh hoạt, sản xuất và đời sống của từng người dân.
Những năm qua, huyện Lục Yên đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; ứng dụng hiệu quả hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành, phần mềm “một cửa” điện tử, hệ thống thư điện tử công vụ, hướng tới một nền hành chính hiện đại, phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Tỷ lệ trao đổi và nhận văn bản đến hoàn toàn trên phần mềm Quản lý văn bản và điều hành trong nội bộ huyện đạt 100% (trừ văn bản mật); tỷ lệ gửi văn bản đi trên phần mềm Quản lý văn bản và điều hành trong nội bộ huyện đạt trên 100% (trừ văn bản mật). 100% các cơ quan hành chính nhà nước từ huyện đến cấp xã đã được cấp chữ ký số chuyên dùng của Ban cơ yếu Chính phủ. Các văn bản chỉ đạo điều hành của huyện đã được công khai trên Trang thông tin điện tử của huyện tại địa chỉ https://lucyen.yenbai.gov.vn. 100% cán bộ, công chức, viên chức huyện, xã, thị trấn được cấp tài khoản thư điện tử công vụ của tỉnh để thực hiện trao đổi công việc, gửi, nhận văn bản điện tử.
Trang thông tin điện tử của huyện là kênh thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các phòng, ban, đơn vị, UBND các xã, thị trấn, cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp và người dân về sự cần thiết của chuyển đổi số, từ đó, góp phần làm cầu nối giữa các cấp chính quyền của huyện với người dân, doanh nghiệp trong việc thúc đẩy, phát triển hoạt động chuyển đổi trên cả 3 phương diện: Chính quyền số - Kinh tế số - Xã hội số, đồng thời, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc tiếp cận, giải quyết các vấn đề liên quan đến cơ quan quản lý nhà nước.
Tỷ lệ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến toàn trình và một phần đạt 93%; tỷ lệ các giao dịch trên Cổng dịch vụ công tỉnh và hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh, huyện, xã được xác thực điện tử đạt 100%; tỷ lệ hồ sơ công việc tại cấp huyện được xử lý trên môi trường mạng đạt 100%; tỷ lệ người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính đạt 100%...
Tăng cường tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Tỷ lệ doanh nghiệp và các hộ kinh doanh cá thể (hộ tính thuế theo phương pháp kê khai) sử dụng hóa đơn điện tử đạt 100%; tỷ lệ doanh nghiệp có thiết bị thanh toán điện tử đạt 100%; tỷ lệ các doanh nghiệp nộp thuế điện tử đạt 100%; tỷ lệ hộ kinh doanh bán lẻ có thiết bị thanh toán điện tử đạt 85%. Triển khai người dân nộp thuế đã cài đặt ứng dụng và nộp thuế điện tử trên ứng dụng eTax Mobile. Các doanh nghiệp đã số hóa được trên 6.000 hộ sản xuất nông nghiệp và có khoảng trên 9.500 tài khoản hoạt động trên sàn thương mại điện tử buudien.vn; số hộ sản xuất nông nghiệp đã được đào tạo kỹ năng lên sàn: 6.500 hộ.
13/13 chợ trên địa bàn được xây dựng kiên cố được phủ sóng internet băng rộng ; 85% các hộ kinh doanh tại các chợ cài đặt ứng dụng thanh toán trực tuyến, tỷ lệ thanh toán trực tuyến đạt 88%, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt đối với các dịch vụ điện, nước trên địa bàn huyện đạt 75%.
Đến nay, toàn huyện có 25 điểm phục vụ bưu chính; tổng số điểm thu phát sóng thông tin di động 143 điểm. Tỷ lệ phủ sóng thông tin di động 3G, 4G đã đạt 100% xã, thị trấn; Internet cáp quang tốc độ cao đã đến 100% trung tâm xã, thị trấn, 100% thôn, tổ dân phố; Internet di động băng rộng phủ sóng 100% địa bàn, đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ, tìm kiếm thông tin của người dân. 24/24 Trạm Y tế xã, thị trấn đã triển khai nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử trong khám, chữa bệnh. 193/195 nhà văn hoá thôn, tổ dân phố có WIFI cung cấp Internet phục vụ người dân. 100% các cơ sở giáo dục sử dụng phần mềm quản lý trường học. Ứng dụng E-learning trong giáo dục và khai thác kho học liệu số đáp ứng nhu cầu tự học và đổi mới, sáng tạo trong hoạt động dạy và học. 13 xã, thị trấn lắp đặt hệ thống truyền thanh thông minh, gắn với nền tảng phát thanh số trực tuyến.
Qua 04 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/TU, đến nay, tỷ lệ hạ tầng mạng băng rộng cáp quang đến 100% xã, thị trấn; tỷ lệ hộ gia đình sử dụng dịch vụ Internet đường truyền băng rộng cáp quang đạt 69%; tỷ lệ người dùng điện thoại, thiết bị thông minh được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ chính quyền điện tử, đô thị thông minh đạt 72%; tỷ lệ người dân trưởng thành có thể sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử đạt 75%.
Công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng gắn với chuyển đổi số đã được quan tâm và nâng cao theo đúng quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020, trong đó UBND huyện đã ban hành Chỉ thị 04/CT-UBND ngày 01/4/2022 của UBND huyện Lục Yên về việc tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng trên địa bàn huyện Lục Yên.
Thời gian tới, huyện Lục Yên tiếp tục đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Theo đó, huyện tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp trong thực hiện các nhiệm vụ Nghị quyết số 51-NQ/TU đề ra; từng bước xây dựng và phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, ứng dụng số, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin và nguồn nhân lực phù hợp.
Xây dựng và sử dụng các nền tảng số, phát triển hạ tầng số hiện đại, đồng bộ ứng dụng công nghệ trong cơ quan nhà nước nhằm xây dựng chính quyền hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, dân chủ, công khai minh bạch, phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn.
Ứng dụng công nghệ số trong cơ quan nhà nước hướng tới chính quyền số phải thúc đẩy, gắn liền với tiến trình cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển theo hướng bền vững phục vụ người dân và doanh nghiệp; hướng đến nền kinh tế số, xã hội số góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin và đảm bảo nguồn nhân lực thực hiện các nhiệm vụ ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Phấn đấu nâng cao chỉ số chuyển đổi số của huyện.
Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi thúc đẩy, khuyến khích doanh nghiệp tư nhân có đủ năng lực tham gia xây dựng hạ tầng viễn thông và các hạ tầng khác cho chuyển đổi số trên địa bàn huyện; kết nối để hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ dân quảng bá sản phẩm trên các sàn giao dịch điện tử; khuyến khích thực hiện các đề tài nghiên cứu, sáng kiến kinh nghiệm về chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan nhà nước và phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Tổ chức các chương trình đào tạo kỹ năng về chuyển đổi số, phát triển chính quyền số cho lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước nhằm nâng cao chất lượng công tác tham mưu, ra quyết định và thực hiện nhiệm vụ tốt hơn nhờ tận dụng công nghệ số và thông tin, dữ liệu được cung cấp đầy đủ. Phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn phát triển hạ tầng băng thông rộng chất lượng cao và các hạ tầng khác phục vụ chuyển đổi số; nâng cấp mạng di động 4G, phát triển hạ tầng mạng di động 5G.
Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh nâng cao chỉ số cải cách hành chính công, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp số khởi nghiệp. Triển khai dịch vụ thanh toán bằng hình thức thanh toán điện tử không dùng tiền mặt tại các bệnh viện, trường học, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Thúc đẩy chuyển đổi xã hội số, tập trung vào chuyển đổi kỹ năng, đào tạo, tập huấn, nâng cao kiến thức về công nghệ số và chuyển đổi số, hình thành văn hóa số trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Phát triển và khai thác sử dụng hiệu quả nền tảng số trong công tác quản lý xã hội; tăng cường quảng bá bản sắc, văn hóa, truyền thống lịch sử, các sản phẩm đặc trưng huyện; xây dựng hình ảnh con người huyện Lục Yên trên không gian mạng, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội.
Triển khai áp dụng mô hình giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán học và nghệ thuật, kinh doanh, doanh nghiệp (giáo dục STEM/STEAM/STEAME), kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, bảo đảm an toàn thông tin tại các cấp học.