Nhận thức rõ về vị trí, vai trò của kinh tế tập thể trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đã đẩy mạnh mô mình HTX, từ đó thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế tại địa phương và tạo công ăn việc làm cho người dân, trong đó có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số.
HTX dịch vụ nông nghiệp Huỳnh Phát góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho hàng chục lao động địa phương.
Trong những năm gần đây, kinh tế tập thể (KTTT) Yên Bái có những bước phát triển nhanh, các HTX hình thành và phát triển rộng khắp từ vùng thấp đến vùng cao, tập trung vào các lĩnh vực mà tỉnh có nhiều lợi thế.
Lá cờ đầu về phát triển kinh tế tập thể của tỉnh
Tháng 7/2018, HTX dịch vụ nông nghiệp Huỳnh Phát được cấp đăng ký thành lập HTX và chính thức đi vào hoạt động. HTX đã xây dựng chiến lược phát triển từng giai đoạn với kế hoạch và mục tiêu rõ ràng, góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho hàng chục lao động địa phương.
HTX chuyên sản xuất các loại bếp nóng lạnh, nồi hơi, nồi chưng cất tinh dầu, máy cấy lúa không động cơ, trong đó tiêu biểu là sáng chế bến đun củi nóng lạnh Huỳnh Phát.
Bếp đun củi nóng lạnh Huỳnh Phát hoạt động nhờ nguyên lý đối lưu nhiệt tự nhiên, là sản phẩm tích hợp sử dụng, khi đun nước uống, nấu cơm, nấu canh… nhiệt thừa từ lửa sẽ tỏa ra, thành bếp được thiết kế bộ phận thu nhiệt, tận dụng lượng nhiệt thừa làm nước nóng ở bếp, thông qua hệ thống đường ống chịu nhiệt để đẩy nước nóng 100 độ C lên bình bảo ôn và từ bình bảo ôn dẫn nước nóng đến nhà tắm để lắp vào bát sen gật gù, chậu rửa...
Hiện nay, sản phẩm bếp đun củi nóng lạnh là sản phẩm chủ lực của HTX, được sử dụng thay cho bình nóng lạnh điện, nóng lạnh gas, bình năng lượng mặt trời. Sử dụng nước nóng mà không lo tốn tiền điện, tiền gas, là sản phẩm phù hợp ở nông thôn - với các hộ gia đình còn sử dụng chất đốt bằng củi, rơm rạ, mùn cưa, vỏ trấu...
HTX đã xây dựng 2 nhà xưởng sản xuất với diện tích gần 1.000m2 và các loại máy móc thiết bị gồm: máy cắt, máy hàn, máy hơi, 1 xe bán tải, 1 xe thùng 2,5 tấn. Hiện tại, HTX có 18 đại lý tại các tỉnh thành trong khu vực Đông Bắc và Tây Bắc, sản phẩm đã được lắp đặt tại hầu hết các xã, huyện trong tỉnh Yên Bái và nhiều địa phương ở các tỉnh: Phú Thọ, Lào Cai, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Hà Giang, Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Bình… Doanh thu của HTX tăng từ 3 tỷ đồng năm 2018 lên gần 9 tỷ đồng năm 2024, tạo việc làm thường xuyên cho trên 20 lao động với mức thu nhập từ 7 -10 triệu đồng/người/tháng.
Để HTX dịch vụ nông nghiệp Huỳnh Phát giữ vững thành tích là một trong những lá cờ đầu về phát triển KTTT của tỉnh Yên Bái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Nguyễn Văn Huỳnh cho biết: “Mình mong muốn tiếp tục theo đuổi niềm đam mê sáng tạo, sáng chế ra những máy nông nghiệp có tính ứng dụng cao và đem chính những máy nông nghiệp mà mình sáng chế giới thiệu tới người dân thông qua hoạt động dịch vụ trồng trọt và dịch vụ sau thu hoạch của HTX”.
Được biết, HTX dịch vụ nông nghiệp Huỳnh Phát sẽ được nhận giải thưởng Ngôi sao HTX năm 2025 - Co.op Star Awards 2025 do Liên minh HTX Việt Nam trao tặng tổ chức vào ngày 11/4 tại Thủ đô Hà Nội.
Đóng góp cho sự phát triển kinh tế tại địa phương
Theo lãnh đạo huyện, mô hình kinh tế của HTX dịch vụ nông nghiệp Huỳnh Phát cũng như nhiều HTX khác có đóng góp quan trọng trong công tác giảm nghèo của huyện.
Là một huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, với gần 50% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong những năm qua, huyện Văn Yên đã thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết, chính sách về giảm nghèo, xác định trọng tâm là thay đổi phương thức sản xuất, xây dựng, phát triển các mô hình HTX để người dân từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu, cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc.
“Huyện rất quan tâm các tập thể, cá nhân thành lập mới doanh nghiệp, HTX cũng như là các tổ hợp tác (THT), và xác định đây là một trong những chỉ tiêu chủ yếu để phát triển kinh tế tại địa phương. Theo thống kê mới nhất, tổng số HTX trên địa bàn huyện là 121 HTX với trên 4.200 thành viên, trong đó có 139 thành viên mới, tổng số lao động thường xuyên trong các HTX là trên 1.500 người, các HTX hoạt động đa dạng trong các lĩnh vực”, đại diện UBND huyện Văn Yên thông tin.
Thời gian tới, huyện tiếp tục triển khai nhiều chương trình và dự án để phát triển HTX, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống cho người dân địa phương. Huyện sẽ tận dụng lợi thế về đất đai, khí hậu để phát triển các loại cây trồng chủ lực như quế, chè, cây ăn quả, cũng như sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng. HTX là một mô hình phát triển hiệu quả ở địa phương, giúp tăng cường liên kết giữa người nông dân, nâng cao giá trị sản phẩm và tạo đầu ra ổn định hơn.
Để mô hình đem lại hiệu quả thiết thực, huyện sẽ tổ chức những hoạt động hỗ trợ người dân như: tham quan học tập mô hình thực tế, tổ chức các hội nghị tọa đàm, đối thoại, tư vấn trực tiếp, kết nối các đối tượng thụ hưởng chính sách giảm nghèo với các mô hình, điển hình… Từ đó tạo sinh kế ổn định, giúp người dân nỗ lực vươn lên thoát nghèo bền vững.
Sự chuyển biến trong kinh tế tập thể
Không chỉ gói gọn trong huyện Văn Yên, thời gian qua, khu vực KTTT của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực về mặt nhận thức, đa số cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, các thành viên và người lao động trong HTX đã nhận thức rõ hơn về quan điểm, đường lối phát triển KTTT của Đảng và Nhà nước; tính tất yếu khách quan của KTTT; vai trò của KTTT trong nền kinh tế thị trường. Khu vực KTTT tỉnh đã phát triển nhanh về số lượng các HTX, THT; chất lượng các HTX, THT ngày càng được nâng cao. Vai trò, vị trí của KTTT trong nền kinh tế ngày càng được củng cố.

Lãnh đạo huyện Văn Yên trao đổi kỹ thuật trồng dâu với thành viên HTX.
KTTT của tỉnh đã có bước phát triển mới về số lượng, chất lượng hoạt động được nâng cao, ngành nghề kinh doanh đa dạng với nhiều loại hình dịch vụ đã thúc đẩy kinh tế ở khu vực nông thôn ngày càng phát triển. Hơn nữa, việc hình thành các mô hình HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị sản phẩm đã góp phần tạo việc làm thường xuyên cho các lao động nhàn rỗi ở nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động; góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.
Tổng số HTX năm 2024 là 812 HTX, trong đó thành lập mới 105 HTX, giải thể 20 HTX. Tổng số thành viên trong các HTX ước khoảng 33.573 thành viên; tổng số lao động thường xuyên trong các HTX ước khoảng 10.300 lao động. Tổng số THT năm 2024 ước đạt 5.800 THT, tổng số thành viên trong các THT ước khoảng 28.900 thành viên.
Doanh thu bình quân năm 2024 của các HTX ước đạt 2.200 triệu đồng/HTX, đạt 100% kế hoạch năm, trong đó doanh thu của HTX là 1.430 triệu đồng. Lãi bình quân của các HTX là 470 triệu đồng/HTX, đạt 100% kế hoạch năm. Thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong HTX khoảng 5,5 triệu đồng/người/tháng.
Doanh thu bình quân năm 2024 của các THT ước đạt 385 triệu đồng/THT, đạt 100% kế hoạch năm. Lãi bình quân của các THT là 110 triệu đồng/THT, đạt 100% kế hoạch năm. Thu nhập bình quân của lao động khoảng 4,5 triệu đồng/người/tháng.
Trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã hình thành nhiều mô hình HTX nổi bật, điển hình với cách làm mới, phương thức sản xuất gắn với chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao như: HTX nông nghiệp và phát triển nông thôn Hưng Thành: Sản xuất sản phẩm măng Bát Độ xuất khẩu; HTX dịch vụ tổng hợp Hồng Ca: Sản xuất các sản phẩm từ quế, măng Bát Độ; HTX 6/12 Đào Thịnh, HTX Quế hồi Việt Nam, HTX NLN tổng hợp Công Tâm: Sản xuất các sản phẩm từ quế và chưng cất tinh dầu quế xuất khẩu; HTX chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp MQ, HTX chăn nuôi DGP Yên Bái: Chăn nuôi gà; HTX nuôi trồng thủy sản hồ Thác Bà, HTX nuôi trồng thủy sản Hoàng Kim Xanh: Nuôi cá trên hồ Thác Bà và chế biến các sản phẩm từ cá; HTX dịch vụ tổng hợp xã Tân Nguyên, HTX khai thác đá Tân Minh: Khai thác đá; HTX dịch vụ tổng hợp Kiến Thuận, HTX Vạn Hoa, HTX chè xanh chất lượng cao Bảo Hưng: Sản xuất chè; HTX dịch vụ tổng hợp Thắng Lợi: Chế biến săm lốp cũ thành sản phẩm chất đốt dầu FO-R và một số sản phẩm chất đốt khác; HTX Suối Giàng, HTX du lịch Cường Hải: Sản xuất chè và dịch vụ du lịch cộng đồng,...
Để KTTT thực sự trở thành động lực cho sự phát triển bền vững, trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện thúc đẩy KTTT trên địa bàn tỉnh phát triển về số lượng, đảm bảo chất lượng.
Đồng thời, phối hợp với Liên minh HTX Việt Nam, Liên minh HTX tỉnh hỗ trợ hoàn thiện một số HTX thí điểm và nhân rộng các mô hình HTX chuyển đổi số hoạt động hiệu quả; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về quản lý, nghiệp vụ chuyên môn.
Tỉnh Yên Bái phấn đấu trong năm 2025, thu nhập bình quân của thành viên và người lao động trong HTX đạt 66 triệu đồng/người/năm trở lên; đối với THT đạt 54 triệu đồng/người/năm trở lên, tạo việc làm cho trên 10.300 lao động thường xuyên trong các HTX.
740 lượt xem
Theo VNBUSINESS
Nhận thức rõ về vị trí, vai trò của kinh tế tập thể trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đã đẩy mạnh mô mình HTX, từ đó thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế tại địa phương và tạo công ăn việc làm cho người dân, trong đó có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số.Trong những năm gần đây, kinh tế tập thể (KTTT) Yên Bái có những bước phát triển nhanh, các HTX hình thành và phát triển rộng khắp từ vùng thấp đến vùng cao, tập trung vào các lĩnh vực mà tỉnh có nhiều lợi thế.
Lá cờ đầu về phát triển kinh tế tập thể của tỉnh
Tháng 7/2018, HTX dịch vụ nông nghiệp Huỳnh Phát được cấp đăng ký thành lập HTX và chính thức đi vào hoạt động. HTX đã xây dựng chiến lược phát triển từng giai đoạn với kế hoạch và mục tiêu rõ ràng, góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho hàng chục lao động địa phương.
HTX chuyên sản xuất các loại bếp nóng lạnh, nồi hơi, nồi chưng cất tinh dầu, máy cấy lúa không động cơ, trong đó tiêu biểu là sáng chế bến đun củi nóng lạnh Huỳnh Phát.
Bếp đun củi nóng lạnh Huỳnh Phát hoạt động nhờ nguyên lý đối lưu nhiệt tự nhiên, là sản phẩm tích hợp sử dụng, khi đun nước uống, nấu cơm, nấu canh… nhiệt thừa từ lửa sẽ tỏa ra, thành bếp được thiết kế bộ phận thu nhiệt, tận dụng lượng nhiệt thừa làm nước nóng ở bếp, thông qua hệ thống đường ống chịu nhiệt để đẩy nước nóng 100 độ C lên bình bảo ôn và từ bình bảo ôn dẫn nước nóng đến nhà tắm để lắp vào bát sen gật gù, chậu rửa...
Hiện nay, sản phẩm bếp đun củi nóng lạnh là sản phẩm chủ lực của HTX, được sử dụng thay cho bình nóng lạnh điện, nóng lạnh gas, bình năng lượng mặt trời. Sử dụng nước nóng mà không lo tốn tiền điện, tiền gas, là sản phẩm phù hợp ở nông thôn - với các hộ gia đình còn sử dụng chất đốt bằng củi, rơm rạ, mùn cưa, vỏ trấu...
HTX đã xây dựng 2 nhà xưởng sản xuất với diện tích gần 1.000m2 và các loại máy móc thiết bị gồm: máy cắt, máy hàn, máy hơi, 1 xe bán tải, 1 xe thùng 2,5 tấn. Hiện tại, HTX có 18 đại lý tại các tỉnh thành trong khu vực Đông Bắc và Tây Bắc, sản phẩm đã được lắp đặt tại hầu hết các xã, huyện trong tỉnh Yên Bái và nhiều địa phương ở các tỉnh: Phú Thọ, Lào Cai, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Hà Giang, Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Bình… Doanh thu của HTX tăng từ 3 tỷ đồng năm 2018 lên gần 9 tỷ đồng năm 2024, tạo việc làm thường xuyên cho trên 20 lao động với mức thu nhập từ 7 -10 triệu đồng/người/tháng.
Để HTX dịch vụ nông nghiệp Huỳnh Phát giữ vững thành tích là một trong những lá cờ đầu về phát triển KTTT của tỉnh Yên Bái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Nguyễn Văn Huỳnh cho biết: “Mình mong muốn tiếp tục theo đuổi niềm đam mê sáng tạo, sáng chế ra những máy nông nghiệp có tính ứng dụng cao và đem chính những máy nông nghiệp mà mình sáng chế giới thiệu tới người dân thông qua hoạt động dịch vụ trồng trọt và dịch vụ sau thu hoạch của HTX”.
Được biết, HTX dịch vụ nông nghiệp Huỳnh Phát sẽ được nhận giải thưởng Ngôi sao HTX năm 2025 - Co.op Star Awards 2025 do Liên minh HTX Việt Nam trao tặng tổ chức vào ngày 11/4 tại Thủ đô Hà Nội.
Đóng góp cho sự phát triển kinh tế tại địa phương
Theo lãnh đạo huyện, mô hình kinh tế của HTX dịch vụ nông nghiệp Huỳnh Phát cũng như nhiều HTX khác có đóng góp quan trọng trong công tác giảm nghèo của huyện.
Là một huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, với gần 50% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong những năm qua, huyện Văn Yên đã thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết, chính sách về giảm nghèo, xác định trọng tâm là thay đổi phương thức sản xuất, xây dựng, phát triển các mô hình HTX để người dân từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu, cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc.
“Huyện rất quan tâm các tập thể, cá nhân thành lập mới doanh nghiệp, HTX cũng như là các tổ hợp tác (THT), và xác định đây là một trong những chỉ tiêu chủ yếu để phát triển kinh tế tại địa phương. Theo thống kê mới nhất, tổng số HTX trên địa bàn huyện là 121 HTX với trên 4.200 thành viên, trong đó có 139 thành viên mới, tổng số lao động thường xuyên trong các HTX là trên 1.500 người, các HTX hoạt động đa dạng trong các lĩnh vực”, đại diện UBND huyện Văn Yên thông tin.
Thời gian tới, huyện tiếp tục triển khai nhiều chương trình và dự án để phát triển HTX, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống cho người dân địa phương. Huyện sẽ tận dụng lợi thế về đất đai, khí hậu để phát triển các loại cây trồng chủ lực như quế, chè, cây ăn quả, cũng như sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng. HTX là một mô hình phát triển hiệu quả ở địa phương, giúp tăng cường liên kết giữa người nông dân, nâng cao giá trị sản phẩm và tạo đầu ra ổn định hơn.
Để mô hình đem lại hiệu quả thiết thực, huyện sẽ tổ chức những hoạt động hỗ trợ người dân như: tham quan học tập mô hình thực tế, tổ chức các hội nghị tọa đàm, đối thoại, tư vấn trực tiếp, kết nối các đối tượng thụ hưởng chính sách giảm nghèo với các mô hình, điển hình… Từ đó tạo sinh kế ổn định, giúp người dân nỗ lực vươn lên thoát nghèo bền vững.
Sự chuyển biến trong kinh tế tập thể
Không chỉ gói gọn trong huyện Văn Yên, thời gian qua, khu vực KTTT của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực về mặt nhận thức, đa số cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, các thành viên và người lao động trong HTX đã nhận thức rõ hơn về quan điểm, đường lối phát triển KTTT của Đảng và Nhà nước; tính tất yếu khách quan của KTTT; vai trò của KTTT trong nền kinh tế thị trường. Khu vực KTTT tỉnh đã phát triển nhanh về số lượng các HTX, THT; chất lượng các HTX, THT ngày càng được nâng cao. Vai trò, vị trí của KTTT trong nền kinh tế ngày càng được củng cố.
Lãnh đạo huyện Văn Yên trao đổi kỹ thuật trồng dâu với thành viên HTX.
KTTT của tỉnh đã có bước phát triển mới về số lượng, chất lượng hoạt động được nâng cao, ngành nghề kinh doanh đa dạng với nhiều loại hình dịch vụ đã thúc đẩy kinh tế ở khu vực nông thôn ngày càng phát triển. Hơn nữa, việc hình thành các mô hình HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị sản phẩm đã góp phần tạo việc làm thường xuyên cho các lao động nhàn rỗi ở nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động; góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.
Tổng số HTX năm 2024 là 812 HTX, trong đó thành lập mới 105 HTX, giải thể 20 HTX. Tổng số thành viên trong các HTX ước khoảng 33.573 thành viên; tổng số lao động thường xuyên trong các HTX ước khoảng 10.300 lao động. Tổng số THT năm 2024 ước đạt 5.800 THT, tổng số thành viên trong các THT ước khoảng 28.900 thành viên.
Doanh thu bình quân năm 2024 của các HTX ước đạt 2.200 triệu đồng/HTX, đạt 100% kế hoạch năm, trong đó doanh thu của HTX là 1.430 triệu đồng. Lãi bình quân của các HTX là 470 triệu đồng/HTX, đạt 100% kế hoạch năm. Thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong HTX khoảng 5,5 triệu đồng/người/tháng.
Doanh thu bình quân năm 2024 của các THT ước đạt 385 triệu đồng/THT, đạt 100% kế hoạch năm. Lãi bình quân của các THT là 110 triệu đồng/THT, đạt 100% kế hoạch năm. Thu nhập bình quân của lao động khoảng 4,5 triệu đồng/người/tháng.
Trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã hình thành nhiều mô hình HTX nổi bật, điển hình với cách làm mới, phương thức sản xuất gắn với chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao như: HTX nông nghiệp và phát triển nông thôn Hưng Thành: Sản xuất sản phẩm măng Bát Độ xuất khẩu; HTX dịch vụ tổng hợp Hồng Ca: Sản xuất các sản phẩm từ quế, măng Bát Độ; HTX 6/12 Đào Thịnh, HTX Quế hồi Việt Nam, HTX NLN tổng hợp Công Tâm: Sản xuất các sản phẩm từ quế và chưng cất tinh dầu quế xuất khẩu; HTX chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp MQ, HTX chăn nuôi DGP Yên Bái: Chăn nuôi gà; HTX nuôi trồng thủy sản hồ Thác Bà, HTX nuôi trồng thủy sản Hoàng Kim Xanh: Nuôi cá trên hồ Thác Bà và chế biến các sản phẩm từ cá; HTX dịch vụ tổng hợp xã Tân Nguyên, HTX khai thác đá Tân Minh: Khai thác đá; HTX dịch vụ tổng hợp Kiến Thuận, HTX Vạn Hoa, HTX chè xanh chất lượng cao Bảo Hưng: Sản xuất chè; HTX dịch vụ tổng hợp Thắng Lợi: Chế biến săm lốp cũ thành sản phẩm chất đốt dầu FO-R và một số sản phẩm chất đốt khác; HTX Suối Giàng, HTX du lịch Cường Hải: Sản xuất chè và dịch vụ du lịch cộng đồng,...
Để KTTT thực sự trở thành động lực cho sự phát triển bền vững, trong thời gian tới, tỉnh Yên Bái tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện thúc đẩy KTTT trên địa bàn tỉnh phát triển về số lượng, đảm bảo chất lượng.
Đồng thời, phối hợp với Liên minh HTX Việt Nam, Liên minh HTX tỉnh hỗ trợ hoàn thiện một số HTX thí điểm và nhân rộng các mô hình HTX chuyển đổi số hoạt động hiệu quả; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về quản lý, nghiệp vụ chuyên môn.
Tỉnh Yên Bái phấn đấu trong năm 2025, thu nhập bình quân của thành viên và người lao động trong HTX đạt 66 triệu đồng/người/năm trở lên; đối với THT đạt 54 triệu đồng/người/năm trở lên, tạo việc làm cho trên 10.300 lao động thường xuyên trong các HTX.