Nhắc đến Yên Bái - một tỉnh thuộc vùng núi Tây Bắc là mọi người lại nghĩ ngay đến những phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp. Tuy nhiên, nơi đây không chỉ có phong cảnh đẹp mà còn được biết đến với một cái nôi ẩm thực truyền thống hết sức phong phú và đa dạng. Một trong những món ẩm thực hết sức hấp dẫn đó là xôi ngũ sắc, một món ăn hội tụ được những giá trị truyền thống của đồng bào dân tộc nơi đây.
Mâm xôi ngũ sắc khổng lồ có hình hoa ban 5 cánh bằng nếp Tú lệ được nhuộm 5 màu từ các loại lá cây rừng đã được xác lập kỷ lục Việt Nam năm 2008
Về Mường Lò, mảnh đất miền Tây của tỉnh Yên Bái những ngày đầu xuân, du khách không chỉ được đắm chìm trong cảnh sắc êm ả của núi rừng Tây Bắc mà còn được đắm say trong điệu khắp điệu xòe, cùng thưởng thức các món ăn dân dã đặc sản của người Thái Mường Lò trong đó có món xôi ngũ sắc. Xôi ngũ sắc là đặc sản của đồng bào Thái vùng Mường Lò, tỉnh Yên Bái, được làm từ loại gạo nếp Tú Lệ thơm ngon và được nhuộm 4 màu từ các loại lá cây rừng.
Để có xôi ngon, thơm dẻo người làm nghề phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy trình từ khâu chọn lá nhuộm màu đến việc đồ xôi. Nguyên liệu để nấu xôi phải là gạo nếp Tú Lệ hạt to, trong, một loại nếp thơm ngon và nổi tiếng nhất vùng. Bốn loại lá rừng dùng để nhuộm các màu xanh - đỏ - tím - vàng được người dân lựa chọn kỹ lưỡng, lá không được quá non hay quá già. Sau đó rửa sạch nấu với nước lấy từ suối nguồn ở xã Tú Lệ. Khi đã có nước màu, gạo nếp được cho vào ngâm khoảng 10 tiếng rồi vớt để ráo nước. Gạo ráo nước sẽ được đồ trong chõ xôi truyền thống của đồng bào gọi là Mỏ Lửng - Tay Lung. Chõ xôi hình bầu dục bằng thân cây cọ hoặc gỗ thơm được gọt đẽo để thủng hai đầu, đầu trên có nắp đậy, đầu dưới lót bằng phên nứa, mỗi chõ xôi được hơn 1kg gạo. Quá trình đồ xôi lửa phải đều, đượm than, Xôi chín dẻo, thơm đậm, dù nóng hay nguội nắm chặt tay cũng không dính. Xôi chín được đơm vào đĩa hoặc trình bày theo từng ý tưởng khác nhau với 5 màu xanh - đỏ - tím - vàng - trắng.
Màu xôi đẹp tự nhiên và hấp dẫn, 5 màu chính của xôi là trắng, đỏ, xanh, tím, vàng. Trắng là màu nguyên của gạo, các màu còn lại được tạo nên bằng cách ngâm gạo với nước của các loại lá và củ cây rừng. Những loại lá và củ cây này đều dễ tìm trong rừng, hoặc trong vườn nhà. Mỗi vùng, mỗi dân tộc có một cách làm riêng. Như màu đỏ dùng quả gấc, lá cơm đỏ. Màu xanh dùng lá gừng, lá cơm xôi xanh, hoặc vỏ bưởi, vỏ măng đắng, lá cây ba soi, cây thành ngạnh khô, đốt lấy tro ngâm với nước có pha chút vôi. Màu vàng dùng củ nghệ già giã lấy nước. Màu tím dùng lá cơm tím, hoặc lá cây sau sau (Cây sau sau còn có nhiều tên gọi khác như: sau trắng, phong hương, bạch giao hương, cây thau, sâu trắng, cổ yếm, mạy sâu (Tày), pùm múa đẻng (Dao), chà phai (Mường) để làm thực phẩm và nhuộm xôi).
Xôi ngũ sắc tượng trưng cho ngũ hành: Trắng là màu của kim, xanh là màu của mộc, đen là màu của thủy, đỏ là màu của hỏa, màu vàng là màu của thổ. Người ta quan niệm rằng sự tồn tại của 5 chất này làm nên sự tươi tốt của Thiên - Địa - Nhân. Người xưa quan niệm ngày lễ, tết được ăn xôi năm màu sẽ mang lại nhiều điều may mắn, tốt lành, đồng thời thể hiện khát vọng yêu thương, tình yêu son sắt thủy chung, lòng yêu mẹ kính cha của đồng bào dân tộc Thái Tây Bắc.
Xôi ngũ sắc hội tụ được những giá trị truyền thống và hiện đại, mang ý nghĩa về quan niệm vũ trụ, triết lý âm dương và ý nghĩa nhân sinh cao đẹp. Khẩu cắm lanh là cơm xôi màu đỏ tượng trưng cho khát vọng. Khẩu cắm lăm là cơm xôi màu tím tượng trưng cho trái đất trù phú. Khẩu cắm hương là cơm xôi màu vàng tượng cho sự no ấm đầy đủ. Khẩu khiêu là cơm xôi màu xanh tượng trưng cho màu xanh của núi rừng Tây Bắc. Khẩu nón là cơm xôi màu trắng tượng trưng cho tình yêu trong trắng thủy chung.
Trong chương trình du lịch về cội nguồn năm 2008 của 3 tỉnh Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai, tỉnh Yên Bái đã làm một mâm xôi ngũ sắc bằng nếp Tú lệ được nhuộm 5 màu từ các loại lá cây rừng lớn nhất từ trước đến nay. Mâm xôi ngũ sắc từ 800kg gạo nếp Tú Lệ, gần 400kg lá cây rừng để nhuộm màu, 1.000 lá dong và do 200 hộ dân của xã Nghĩa An - Nghĩa Lộ - Yên Bái thực hiện. Những hộ này đã tham gia đồ chín 300 chõ xôi bằng chõ truyền thống và nguồn nước Tú Lệ.
Có thể nói món xôi ngũ sắc Yên Bái được rất nhiều du khách biết đến không chỉ vì hình thức vô cùng đẹp và bắt mắt mà còn bởi hương vị tuyệt vời khó lẫn với bất kì loại xôi nào khác. Sở dĩ món ăn này lại trở thành đặc sản của nơi đây bởi nó mang đậm nét văn hóa của dân tộc, hội tụ được những giá trị truyền thống và hiện đại, mang ý nghĩa về quan niệm vũ trụ, triết lý âm dương.
Xôi ngũ sắc được chế biến hết sức cầu kì và tỉ mỉ, chính vì thế không phải bất cứ ai cũng có thể nấu được và giữ đúng được hương vị tuyệt vời của nó. Chỉ cần nghe nói đến đã khiến du khách muốn thưởng thức món xôi ngũ sắc Yên Bái bởi hình thức hấp dẫn, hương vị đậm đà, thơm dẻo mang đậm chất núi rừng Tây Bắc. Có thể nói đây là một món ăn hết sức độc đáo và thú vị. Nếu du khách có cơ hội đến đây một lần đừng nên bỏ lỡ món xôi ngũ sắc - ẩm thực độc đáo của núi rừng Yên Bái.
7724 lượt xem
Ban Biên tập
Nhắc đến Yên Bái - một tỉnh thuộc vùng núi Tây Bắc là mọi người lại nghĩ ngay đến những phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp. Tuy nhiên, nơi đây không chỉ có phong cảnh đẹp mà còn được biết đến với một cái nôi ẩm thực truyền thống hết sức phong phú và đa dạng. Một trong những món ẩm thực hết sức hấp dẫn đó là xôi ngũ sắc, một món ăn hội tụ được những giá trị truyền thống của đồng bào dân tộc nơi đây.Về Mường Lò, mảnh đất miền Tây của tỉnh Yên Bái những ngày đầu xuân, du khách không chỉ được đắm chìm trong cảnh sắc êm ả của núi rừng Tây Bắc mà còn được đắm say trong điệu khắp điệu xòe, cùng thưởng thức các món ăn dân dã đặc sản của người Thái Mường Lò trong đó có món xôi ngũ sắc. Xôi ngũ sắc là đặc sản của đồng bào Thái vùng Mường Lò, tỉnh Yên Bái, được làm từ loại gạo nếp Tú Lệ thơm ngon và được nhuộm 4 màu từ các loại lá cây rừng.
Để có xôi ngon, thơm dẻo người làm nghề phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy trình từ khâu chọn lá nhuộm màu đến việc đồ xôi. Nguyên liệu để nấu xôi phải là gạo nếp Tú Lệ hạt to, trong, một loại nếp thơm ngon và nổi tiếng nhất vùng. Bốn loại lá rừng dùng để nhuộm các màu xanh - đỏ - tím - vàng được người dân lựa chọn kỹ lưỡng, lá không được quá non hay quá già. Sau đó rửa sạch nấu với nước lấy từ suối nguồn ở xã Tú Lệ. Khi đã có nước màu, gạo nếp được cho vào ngâm khoảng 10 tiếng rồi vớt để ráo nước. Gạo ráo nước sẽ được đồ trong chõ xôi truyền thống của đồng bào gọi là Mỏ Lửng - Tay Lung. Chõ xôi hình bầu dục bằng thân cây cọ hoặc gỗ thơm được gọt đẽo để thủng hai đầu, đầu trên có nắp đậy, đầu dưới lót bằng phên nứa, mỗi chõ xôi được hơn 1kg gạo. Quá trình đồ xôi lửa phải đều, đượm than, Xôi chín dẻo, thơm đậm, dù nóng hay nguội nắm chặt tay cũng không dính. Xôi chín được đơm vào đĩa hoặc trình bày theo từng ý tưởng khác nhau với 5 màu xanh - đỏ - tím - vàng - trắng.
Màu xôi đẹp tự nhiên và hấp dẫn, 5 màu chính của xôi là trắng, đỏ, xanh, tím, vàng. Trắng là màu nguyên của gạo, các màu còn lại được tạo nên bằng cách ngâm gạo với nước của các loại lá và củ cây rừng. Những loại lá và củ cây này đều dễ tìm trong rừng, hoặc trong vườn nhà. Mỗi vùng, mỗi dân tộc có một cách làm riêng. Như màu đỏ dùng quả gấc, lá cơm đỏ. Màu xanh dùng lá gừng, lá cơm xôi xanh, hoặc vỏ bưởi, vỏ măng đắng, lá cây ba soi, cây thành ngạnh khô, đốt lấy tro ngâm với nước có pha chút vôi. Màu vàng dùng củ nghệ già giã lấy nước. Màu tím dùng lá cơm tím, hoặc lá cây sau sau (Cây sau sau còn có nhiều tên gọi khác như: sau trắng, phong hương, bạch giao hương, cây thau, sâu trắng, cổ yếm, mạy sâu (Tày), pùm múa đẻng (Dao), chà phai (Mường) để làm thực phẩm và nhuộm xôi).
Xôi ngũ sắc tượng trưng cho ngũ hành: Trắng là màu của kim, xanh là màu của mộc, đen là màu của thủy, đỏ là màu của hỏa, màu vàng là màu của thổ. Người ta quan niệm rằng sự tồn tại của 5 chất này làm nên sự tươi tốt của Thiên - Địa - Nhân. Người xưa quan niệm ngày lễ, tết được ăn xôi năm màu sẽ mang lại nhiều điều may mắn, tốt lành, đồng thời thể hiện khát vọng yêu thương, tình yêu son sắt thủy chung, lòng yêu mẹ kính cha của đồng bào dân tộc Thái Tây Bắc.
Xôi ngũ sắc hội tụ được những giá trị truyền thống và hiện đại, mang ý nghĩa về quan niệm vũ trụ, triết lý âm dương và ý nghĩa nhân sinh cao đẹp. Khẩu cắm lanh là cơm xôi màu đỏ tượng trưng cho khát vọng. Khẩu cắm lăm là cơm xôi màu tím tượng trưng cho trái đất trù phú. Khẩu cắm hương là cơm xôi màu vàng tượng cho sự no ấm đầy đủ. Khẩu khiêu là cơm xôi màu xanh tượng trưng cho màu xanh của núi rừng Tây Bắc. Khẩu nón là cơm xôi màu trắng tượng trưng cho tình yêu trong trắng thủy chung.
Trong chương trình du lịch về cội nguồn năm 2008 của 3 tỉnh Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai, tỉnh Yên Bái đã làm một mâm xôi ngũ sắc bằng nếp Tú lệ được nhuộm 5 màu từ các loại lá cây rừng lớn nhất từ trước đến nay. Mâm xôi ngũ sắc từ 800kg gạo nếp Tú Lệ, gần 400kg lá cây rừng để nhuộm màu, 1.000 lá dong và do 200 hộ dân của xã Nghĩa An - Nghĩa Lộ - Yên Bái thực hiện. Những hộ này đã tham gia đồ chín 300 chõ xôi bằng chõ truyền thống và nguồn nước Tú Lệ.
Có thể nói món xôi ngũ sắc Yên Bái được rất nhiều du khách biết đến không chỉ vì hình thức vô cùng đẹp và bắt mắt mà còn bởi hương vị tuyệt vời khó lẫn với bất kì loại xôi nào khác. Sở dĩ món ăn này lại trở thành đặc sản của nơi đây bởi nó mang đậm nét văn hóa của dân tộc, hội tụ được những giá trị truyền thống và hiện đại, mang ý nghĩa về quan niệm vũ trụ, triết lý âm dương.
Xôi ngũ sắc được chế biến hết sức cầu kì và tỉ mỉ, chính vì thế không phải bất cứ ai cũng có thể nấu được và giữ đúng được hương vị tuyệt vời của nó. Chỉ cần nghe nói đến đã khiến du khách muốn thưởng thức món xôi ngũ sắc Yên Bái bởi hình thức hấp dẫn, hương vị đậm đà, thơm dẻo mang đậm chất núi rừng Tây Bắc. Có thể nói đây là một món ăn hết sức độc đáo và thú vị. Nếu du khách có cơ hội đến đây một lần đừng nên bỏ lỡ món xôi ngũ sắc - ẩm thực độc đáo của núi rừng Yên Bái.