Những năm qua, sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp huyện Văn Yên có bước phát triển đột phá cả về số lượng và chất lượng, trong đó chế biến tinh dầu quế, tinh bột sắn, gỗ rừng trồng và khai thác vật liệu xây dựng là các ngành chủ lực, chiếm tỷ trọng tương đối lớn.
Lĩnh vực chế biến gỗ rừng trồng ở huyện Văn Yên tiếp tục có sự phát triển ổn định.
Dù vậy, bước vào năm 2017, những tác động từ giá cả, thị trường xuất khẩu đã khiến cho một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp (CN - TTCN) chủ lực của huyện bị ảnh hưởng, dẫn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn.
Cụ thể, trong lĩnh vực khai thác quặng, toàn huyện có 7 doanh nghiệp và hợp tác xã đăng ký khai thác quặng sắt, đồng, graphit; tuy nhiên, đến thời điểm này mới chỉ có 3 doanh nghiệp hoạt động, còn lại mới đang trong giai đoạn đầu tư cơ sở hạ tầng, chưa đi vào khai thác. Trong khi đó, thị trường tiêu thụ quặng sắt giảm mạnh nên tổng sản lượng khai thác quặng sắt trong những tháng đầu năm của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn huyện chỉ đạt 6.650 tấn. Bên cạnh đó, đầu ra của sản phẩm tinh bột sắn gặp nhiều khó khăn cũng khiến các nhà máy sản xuất tinh bột sắn phải hoạt động cầm chừng.
Đặc biệt, thị trường sắn lát khô do giá xuống thấp, không tiêu thụ được đã khiến các cơ sở sản xuất sản phẩm này phải ngừng hoạt động.
Ngoài ra, hoạt động sản xuất CN - TTCN huyện Văn Yên cũng còn gặp nhiều khó khăn do các cơ sở sản xuất chủ yếu nhỏ lẻ, vốn đầu tư thấp; sản phẩm sản xuất chủ yếu là thô và sơ chế nên giá trị kinh tế không cao, sức cạnh tranh thấp; trình độ tay nghề của người lao động thấp, chưa được đào tạo bài bản; cơ sở hạ tầng 2 cụm công nghiệp của huyện chưa được đầu tư đáp ứng yêu cầu; từ đó, chưa thu hút được các nhà đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại cụm công nghiệp…
Trước những khó khăn trên, huyện Văn Yên không ngừng củng cố và phát triển, thâm canh tăng năng suất các vùng nguyên liệu tập trung: vùng trồng sắn, vùng quế, vùng nguyên liệu giấy, vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng…
Cùng với đó, huyện phát huy tối đa nguồn lực, xây dựng kết cấu hạ tầng, mời gọi và tạo điều kiện thu hút những doanh nghiệp đầu tư chế biến sản phẩm nông - lâm sản trở thành hàng hóa tinh; huy động và tập trung các nguồn vốn trung ương, địa phương để hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư máy móc, kỹ thuật hiện đại; tăng cường xúc tiến, tìm kiếm thị trường…
Bên cạnh đó, huyện tập trung duy trì ổn định các nhà máy, cơ sở chế biến tinh bột sắn, tinh dầu quế nhằm hạn chế sự mất cân bằng giữa vùng nguyên liệu và cơ sở sở chế biến; tiếp tục củng cố và duy trì các cơ sở chế biến gỗ rừng trồng… Với những giải pháp cụ thể nêu trên, sản xuất CN - TTCN huyện Văn Yên trong những tháng đầu năm 2017 vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá.
Cụ thể, 7 tháng đầu năm 2017, giá trị sản xuất CN - TTCN toàn huyện đạt trên 466,2 tỷ đồng (giá so sánh), đạt 58,3% so với kế hoạch huyện giao, bằng 106,9% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, các sản phẩm chủ lực vẫn đạt giá trị sản lượng khá, đóng góp quan trọng vào tổng giá trị sản xuất CN - TTCN của toàn huyện. Đặc biệt, dù gặp nhiều khó khăn nhưng giá trị chế biến sắn vẫn đạt 232,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất CN - TTCN và giá trị hàng hóa xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm trên địa bàn huyện.
Phát huy kết quả đạt được, huyện Văn Yên phấn đấu giá trị sản xuất CN - TTCN trong năm 2017 đạt 800 tỷ đồng. Để hoàn thành mục tiêu này, huyện tiếp tục xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến; thu hút đầu tư, tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp tự nhân, hợp tác xã, kinh tế trang trại phát triển; thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách ưu đãi của Nhà nước, của tỉnh, huyện để các doanh nghiệp thuận lợi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh…
1434 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Những năm qua, sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp huyện Văn Yên có bước phát triển đột phá cả về số lượng và chất lượng, trong đó chế biến tinh dầu quế, tinh bột sắn, gỗ rừng trồng và khai thác vật liệu xây dựng là các ngành chủ lực, chiếm tỷ trọng tương đối lớn.Dù vậy, bước vào năm 2017, những tác động từ giá cả, thị trường xuất khẩu đã khiến cho một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp (CN - TTCN) chủ lực của huyện bị ảnh hưởng, dẫn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn.
Cụ thể, trong lĩnh vực khai thác quặng, toàn huyện có 7 doanh nghiệp và hợp tác xã đăng ký khai thác quặng sắt, đồng, graphit; tuy nhiên, đến thời điểm này mới chỉ có 3 doanh nghiệp hoạt động, còn lại mới đang trong giai đoạn đầu tư cơ sở hạ tầng, chưa đi vào khai thác. Trong khi đó, thị trường tiêu thụ quặng sắt giảm mạnh nên tổng sản lượng khai thác quặng sắt trong những tháng đầu năm của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn huyện chỉ đạt 6.650 tấn. Bên cạnh đó, đầu ra của sản phẩm tinh bột sắn gặp nhiều khó khăn cũng khiến các nhà máy sản xuất tinh bột sắn phải hoạt động cầm chừng.
Đặc biệt, thị trường sắn lát khô do giá xuống thấp, không tiêu thụ được đã khiến các cơ sở sản xuất sản phẩm này phải ngừng hoạt động.
Ngoài ra, hoạt động sản xuất CN - TTCN huyện Văn Yên cũng còn gặp nhiều khó khăn do các cơ sở sản xuất chủ yếu nhỏ lẻ, vốn đầu tư thấp; sản phẩm sản xuất chủ yếu là thô và sơ chế nên giá trị kinh tế không cao, sức cạnh tranh thấp; trình độ tay nghề của người lao động thấp, chưa được đào tạo bài bản; cơ sở hạ tầng 2 cụm công nghiệp của huyện chưa được đầu tư đáp ứng yêu cầu; từ đó, chưa thu hút được các nhà đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại cụm công nghiệp…
Trước những khó khăn trên, huyện Văn Yên không ngừng củng cố và phát triển, thâm canh tăng năng suất các vùng nguyên liệu tập trung: vùng trồng sắn, vùng quế, vùng nguyên liệu giấy, vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng…
Cùng với đó, huyện phát huy tối đa nguồn lực, xây dựng kết cấu hạ tầng, mời gọi và tạo điều kiện thu hút những doanh nghiệp đầu tư chế biến sản phẩm nông - lâm sản trở thành hàng hóa tinh; huy động và tập trung các nguồn vốn trung ương, địa phương để hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư máy móc, kỹ thuật hiện đại; tăng cường xúc tiến, tìm kiếm thị trường…
Bên cạnh đó, huyện tập trung duy trì ổn định các nhà máy, cơ sở chế biến tinh bột sắn, tinh dầu quế nhằm hạn chế sự mất cân bằng giữa vùng nguyên liệu và cơ sở sở chế biến; tiếp tục củng cố và duy trì các cơ sở chế biến gỗ rừng trồng… Với những giải pháp cụ thể nêu trên, sản xuất CN - TTCN huyện Văn Yên trong những tháng đầu năm 2017 vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá.
Cụ thể, 7 tháng đầu năm 2017, giá trị sản xuất CN - TTCN toàn huyện đạt trên 466,2 tỷ đồng (giá so sánh), đạt 58,3% so với kế hoạch huyện giao, bằng 106,9% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, các sản phẩm chủ lực vẫn đạt giá trị sản lượng khá, đóng góp quan trọng vào tổng giá trị sản xuất CN - TTCN của toàn huyện. Đặc biệt, dù gặp nhiều khó khăn nhưng giá trị chế biến sắn vẫn đạt 232,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất CN - TTCN và giá trị hàng hóa xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm trên địa bàn huyện.
Phát huy kết quả đạt được, huyện Văn Yên phấn đấu giá trị sản xuất CN - TTCN trong năm 2017 đạt 800 tỷ đồng. Để hoàn thành mục tiêu này, huyện tiếp tục xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến; thu hút đầu tư, tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp tự nhân, hợp tác xã, kinh tế trang trại phát triển; thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách ưu đãi của Nhà nước, của tỉnh, huyện để các doanh nghiệp thuận lợi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh…