Thời điểm hiện tại, công tác tìm kiếm cứu nạn và dọn dẹp, vệ sinh môi trường vẫn đang gấp rút được đồng loạt các lực lượng triển khai tại các vùng bị thiệt hại do đợt mưa lũ lịch sử vừa qua trên địa bàn huyện Mù Cang Chải. Tuy nhiên, một trong những vấn đề chúng tôi muốn đề cập tới ở đây là không thể chủ quan với hiện trạng nơi đầu nguồn con lũ – khe Kháo Giống, đỉnh Háng Đề Chà thuộc xã Kim Nọi.
Đầu nguồn con lũ tại bản Kháo Giống, xã Kim Nọi
Ngược con dốc dài hơn 10km từ trung tâm huyện, các điểm sạt lở và những dòng nước vẫn tiếp tục âm ỉ trong tiết trời ảm đạm. Phía trên các đỉnh núi, những mảng rừng lớn đã bị rửa trôi, trơ ra những vệt đất đỏ loang lổ lưng trời. Đầu nguồn lũ, đỉnh núi Háng Đề Chà bị xẻ dọc thành hàng chục đường rãnh sâu hoắm, trơ toàn đá tảng khổ lớn.
Những đường rãnh này chính là "đường dẫn” của cơn lũ đổ về phía trung tâm huyện. Nguy hiểm ở chỗ, những khối đá lớn này đã bị rửa trôi hết bùn đất xung quanh, độ bám của chúng vào nền đất không còn chắc chắc nữa. Với thời tiết biến đổi thất thường như ở Mù Cang Chải, không thể không đề phòng việc lại có thêm những cơn mưa lớn, tiếp tục khoét sâu xuống chân các khối đá và dịch chuyển chúng, khiến chúng tiếp tục lăn xuống phía dưới, theo các đường rãnh đã được tạo sẵn và "dọn sạch” của cơn lũ ống lúc trước mà không còn cây cối, bùn đất tạo ma sát cản trở...
Nếu điều đó xảy ra, tốc độ và sức tàn phá của chúng sẽ thực sự rất khủng khiếp và ngoài tầm kiểm soát. Do đó, ngoài việc khẩn trương tiến hành công tác tìm kiếm cứu nạn, vệ sinh môi trường, việc cấp thiết lúc này là cấp ủy, chính quyền huyện Mù Cang Chải và các cơ quan hữu trách cần có biện pháp thăm dò, đánh giá mức độ nguy hiểm của những khối đá nơi đầu nguồn để nhanh chóng có phương án xử lý cũng như cảnh báo cho người dân và đông đảo các lực lượng đang tham gia ứng trực, cứu lũ.
Không thể để tồn tại tâm lý chủ quan kiểu như: "cả trăm năm nay chỗ này không bao giờ có lũ”, hoặc "lũ to như thế rồi thì không còn lũ về đường này nữa” như một số người dân bàn tán mà chúng tôi tình cờ nghe được.
Vẫn còn rất nhiều khối đá lớn và lớn hơn như thế này đang nằm trên đầu nguồn lũ.
Được biết, không chỉ có bản Kháo Giống, đỉnh Háng Đề Chà mới xuất hiện hiện tượng trên, mà ở các đỉnh núi cao khác thuộc các xã: Lao Chải, Mồ Dề, Khao Mang, Hồ Bốn…, nước mưa cũng đã rửa trôi lượng lớn bùn đất, cây cối, chỉ còn trơ lại những tảng đá lớn, nguy cơ sạt lở, đá lăn thường trực bất kỳ lúc nào. Do đó, người dân ở các khu vực này cần đề cao hơn nữa tinh thần cảnh giác, sớm có phương án di chuyển tài sản, vật nuôi và đặc biệt là người để ngăn ngừa thiệt hại khi mùa mưa lũ vẫn còn tiếp diễn.
1195 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Thời điểm hiện tại, công tác tìm kiếm cứu nạn và dọn dẹp, vệ sinh môi trường vẫn đang gấp rút được đồng loạt các lực lượng triển khai tại các vùng bị thiệt hại do đợt mưa lũ lịch sử vừa qua trên địa bàn huyện Mù Cang Chải. Tuy nhiên, một trong những vấn đề chúng tôi muốn đề cập tới ở đây là không thể chủ quan với hiện trạng nơi đầu nguồn con lũ – khe Kháo Giống, đỉnh Háng Đề Chà thuộc xã Kim Nọi. Ngược con dốc dài hơn 10km từ trung tâm huyện, các điểm sạt lở và những dòng nước vẫn tiếp tục âm ỉ trong tiết trời ảm đạm. Phía trên các đỉnh núi, những mảng rừng lớn đã bị rửa trôi, trơ ra những vệt đất đỏ loang lổ lưng trời. Đầu nguồn lũ, đỉnh núi Háng Đề Chà bị xẻ dọc thành hàng chục đường rãnh sâu hoắm, trơ toàn đá tảng khổ lớn.
Những đường rãnh này chính là "đường dẫn” của cơn lũ đổ về phía trung tâm huyện. Nguy hiểm ở chỗ, những khối đá lớn này đã bị rửa trôi hết bùn đất xung quanh, độ bám của chúng vào nền đất không còn chắc chắc nữa. Với thời tiết biến đổi thất thường như ở Mù Cang Chải, không thể không đề phòng việc lại có thêm những cơn mưa lớn, tiếp tục khoét sâu xuống chân các khối đá và dịch chuyển chúng, khiến chúng tiếp tục lăn xuống phía dưới, theo các đường rãnh đã được tạo sẵn và "dọn sạch” của cơn lũ ống lúc trước mà không còn cây cối, bùn đất tạo ma sát cản trở...
Nếu điều đó xảy ra, tốc độ và sức tàn phá của chúng sẽ thực sự rất khủng khiếp và ngoài tầm kiểm soát. Do đó, ngoài việc khẩn trương tiến hành công tác tìm kiếm cứu nạn, vệ sinh môi trường, việc cấp thiết lúc này là cấp ủy, chính quyền huyện Mù Cang Chải và các cơ quan hữu trách cần có biện pháp thăm dò, đánh giá mức độ nguy hiểm của những khối đá nơi đầu nguồn để nhanh chóng có phương án xử lý cũng như cảnh báo cho người dân và đông đảo các lực lượng đang tham gia ứng trực, cứu lũ.
Không thể để tồn tại tâm lý chủ quan kiểu như: "cả trăm năm nay chỗ này không bao giờ có lũ”, hoặc "lũ to như thế rồi thì không còn lũ về đường này nữa” như một số người dân bàn tán mà chúng tôi tình cờ nghe được.
Vẫn còn rất nhiều khối đá lớn và lớn hơn như thế này đang nằm trên đầu nguồn lũ.
Được biết, không chỉ có bản Kháo Giống, đỉnh Háng Đề Chà mới xuất hiện hiện tượng trên, mà ở các đỉnh núi cao khác thuộc các xã: Lao Chải, Mồ Dề, Khao Mang, Hồ Bốn…, nước mưa cũng đã rửa trôi lượng lớn bùn đất, cây cối, chỉ còn trơ lại những tảng đá lớn, nguy cơ sạt lở, đá lăn thường trực bất kỳ lúc nào. Do đó, người dân ở các khu vực này cần đề cao hơn nữa tinh thần cảnh giác, sớm có phương án di chuyển tài sản, vật nuôi và đặc biệt là người để ngăn ngừa thiệt hại khi mùa mưa lũ vẫn còn tiếp diễn.