Rút ngắn thời gian cấp giấy phép xây dựng; Phó Thủ tướng yêu cầu quản lý, xử lý các hình thức thanh toán điện tử phi pháp; điều kiện đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 12-16/3/2018.
Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2018
Có biện pháp chỉ đạo quyết liệt để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng; phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất; kiểm soát tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng ngay từ đầu năm; sớm vận hành hiệu quả ba đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;... là những nội dung quan trọng tại Nghị quyếtphiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2018 đã được Chính phủ ban hành.
Thủ tướng chỉ thị rút ngắn thời gian cấp giấy phép xây dựng
Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị 08/CT-TTg về việc tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm rút ngắn thời gian cấp giấy phép xây dựng và các thủ tục liên quan. Cụ thể, rút ngắn thời gian cấp phép xây dựng từ 166 ngày xuống còn tối đa không quá 120 ngày (bao gồm giảm thời gian thực hiện thủ tục thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, cấp giấy phép xây dựng 19 ngày; giảm thời gian thực hiện thủ tục thẩm duyệt phòng cháy, chữa cháy 10 ngày; giảm thời gian thực hiện kết nối cấp điện, cấp thoát nước 7 ngày và giảm thời gian đăng ký tài sản sau hoàn công là 10 ngày).
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên
Chính phủ ban hành Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, trong đó quy định điều kiện đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.
Cụ thể, tổ chức đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp phải đáp ứng 7 điều kiện:
1- Là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật và chưa từng bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.
2- Có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên.
3- Thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, chủ sở hữu đối với doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không bao gồm tổ chức hoặc cá nhân từng giữ một trong các chức vụ nêu trên tại doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp và Nghị định này.
4- Ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
5- Có mẫu hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, quy tắc hoạt động, kế hoạch trả thưởng, chương trình đào tạo cơ bản rõ ràng, minh bạch và phù hợp với quy định của Nghị định này.
6- Có hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp, trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin về doanh nghiệp và hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp.
7- Có hệ thống thông tin liên lạc để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp.
Quy định xuất xứ hàng hóa
Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hoá.
Nghị định quy định hàng hoá được coi là có xuất xứ khi thuộc một trong các trường hợp sau: 1- Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ theo quy định; 2- Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ, nhưng đáp ứng các quy định.
6 loại tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
6 loại tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được quy định cụ thể tại Nghị định số 29/2018/NĐ-CP của Chính phủ gồm:
1- Tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật gồm: Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu; vật chứng vụ án, tài sản khác bị tịch thu theo quy định của pháp luật về hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự.
2- Tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, tài sản không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật dân sự; hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan.
3- Tài sản của quỹ xã hội, tài sản của quỹ từ thiện bị giải thể nhưng không có quỹ khác có cùng mục đích hoạt động nhận tài sản chuyển giao hoặc bị giải thể do hoạt động vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật dân sự (tài sản của quỹ bị giải thể).
4- Tài sản do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ nhưng chưa hạch toán ngân sách nhà nước và hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác cho Nhà nước Việt Nam (tài sản do chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước).
5- Tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động.
6- Tài sản được đầu tư theo hình thức đối tác công tư được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán phạt đến 100 triệu đồng
Theo Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập là 50 triệu đồng đối với cá nhân và 100 triệu đồng đối với tổ chức.
Thủ tướng phê duyệt Đề án Quản lý hoạt động truyền thanh - truyền hình cấp huyện
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Quản lý hoạt động truyền thanh - truyền hình cấp huyện đến năm 2020”.
Mục tiêu của Đề án đến năm 2020, 100% cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện được trang bị các thiết bị phục vụ việc số hóa sản xuất chương trình phát thanh; 100% người làm việc tại cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm; 95% cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện được trang bị hệ thống truyền thanh không dây và nâng cấp trên 300 cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện và trạm phát lại truyền thanh - truyền hình theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.
Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy, nổ Khu biệt thự cổ ở Đà Lạt
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã ký Công điện số 339/CĐ-TTg về vụ cháy, nổ ở Khu biệt thự cổ trên đường Trần Hưng Đạo, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Tại Công điện, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng, UBND tỉnh Lâm Đồng và các cơ quan liên quan khẩn trương điều tra, xác minh vụ cháy, nổ tại Khu biệt thự nêu trên; báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/3/2018.
Rà soát quy định về thuế
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Tài chính chỉ đạo cơ quan Thuế kịp thời cung cấp các thông tin, tài liệu về người nộp thuế cho Kiểm toán nhà nước khi có yêu cầu; rà soát các quy định của pháp luật về thuế và pháp luật khác có liên quan để trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung nhằm đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa cơ quan Thuế với Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước khác trong quản lý thuế, bảo đảm thực hiện các chủ trương của Chính phủ về hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; đồng thời nâng cao sự tuân thủ pháp luật của người nộp thuế và chống thất thu ngân sách Nhà nước.
Khẩn trương đề xuất giải pháp xử lý tồn tại một số dự án ngành Công Thương
Văn phòng Chính phủ có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại phiên họp thứ năm Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương.
Phó Thủ tướng yêu cầu các Tập đoàn, Tổng công ty khẩn trương rà soát, đề xuất các giải pháp phù hợp để xử lý các tồn tại, vướng mắc của từng dự án, doanh nghiệp trực thuộc, kịp thời báo cáo Bộ Công Thương.
Phó Thủ tướng yêu cầu quản lý, xử lý các hình thức thanh toán điện tử phi pháp
Chiều 15/3, Văn phòng Chính phủ đã phát đi văn bản của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giao các cơ quan rà soát tình hình và đề xuất biện pháp quản lý, xử lý việc sử dụng các hình thức thanh toán trên internet liên quan tới các hành vi vi phạm pháp luật.
Phó Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng cho DN sản xuất, nhập khẩu ô tô
Văn phòng Chính phủ đã có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về tình hình thực hiện Nghị định số 116/2017/NĐ-CP ngày 17/10/2017 của Chính phủ quy định điều kiện sản xuất, láp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô.
Thông báo kết luận nêu rõ: Chính phủ khẳng định quan điểm đối xử với các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô bình đẳng, không phân biệt doanh nghiệp trong nước - ngoài nước mà cùng hướng đến mục tiêu chung là phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, đáp ứng nhu cầu của thị trường và đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Sau một thời gian có hiệu lực, nhiều chính sách, quy định tiến bộ, phù hợp thực tế, đáp ứng yêu cầu phát triển ô tô tại Việt Nam của Nghị định 116 và Thông tư 03 đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của người dân, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, còn có một số ý kiến phản ánh về một số khó khăn, vướng mắc trong thực hiện liên quan đến sản xuất, nhập khẩu ô tô. Chính phủ giao các Bộ, ngành, địa phương có liên quan chủ động tìm hiểu, giải quyết những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, đồng thời nghiên cứu một cách nghiêm túc để ngày càng hoàn thiện hơn các chính sách về phát triển công nghiệp ô tô.
1283 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Rút ngắn thời gian cấp giấy phép xây dựng; Phó Thủ tướng yêu cầu quản lý, xử lý các hình thức thanh toán điện tử phi pháp; điều kiện đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 12-16/3/2018.Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2018
Có biện pháp chỉ đạo quyết liệt để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng; phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất; kiểm soát tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng ngay từ đầu năm; sớm vận hành hiệu quả ba đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;... là những nội dung quan trọng tại Nghị quyếtphiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2018 đã được Chính phủ ban hành.
Thủ tướng chỉ thị rút ngắn thời gian cấp giấy phép xây dựng
Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị 08/CT-TTg về việc tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm rút ngắn thời gian cấp giấy phép xây dựng và các thủ tục liên quan. Cụ thể, rút ngắn thời gian cấp phép xây dựng từ 166 ngày xuống còn tối đa không quá 120 ngày (bao gồm giảm thời gian thực hiện thủ tục thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, cấp giấy phép xây dựng 19 ngày; giảm thời gian thực hiện thủ tục thẩm duyệt phòng cháy, chữa cháy 10 ngày; giảm thời gian thực hiện kết nối cấp điện, cấp thoát nước 7 ngày và giảm thời gian đăng ký tài sản sau hoàn công là 10 ngày).
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên
Chính phủ ban hành Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, trong đó quy định điều kiện đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.
Cụ thể, tổ chức đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp phải đáp ứng 7 điều kiện:
1- Là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật và chưa từng bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.
2- Có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên.
3- Thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, chủ sở hữu đối với doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không bao gồm tổ chức hoặc cá nhân từng giữ một trong các chức vụ nêu trên tại doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp và Nghị định này.
4- Ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
5- Có mẫu hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, quy tắc hoạt động, kế hoạch trả thưởng, chương trình đào tạo cơ bản rõ ràng, minh bạch và phù hợp với quy định của Nghị định này.
6- Có hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp, trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin về doanh nghiệp và hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp.
7- Có hệ thống thông tin liên lạc để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp.
Quy định xuất xứ hàng hóa
Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hoá.
Nghị định quy định hàng hoá được coi là có xuất xứ khi thuộc một trong các trường hợp sau: 1- Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ theo quy định; 2- Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ, nhưng đáp ứng các quy định.
6 loại tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
6 loại tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được quy định cụ thể tại Nghị định số 29/2018/NĐ-CP của Chính phủ gồm:
1- Tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật gồm: Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu; vật chứng vụ án, tài sản khác bị tịch thu theo quy định của pháp luật về hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự.
2- Tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, tài sản không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật dân sự; hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan.
3- Tài sản của quỹ xã hội, tài sản của quỹ từ thiện bị giải thể nhưng không có quỹ khác có cùng mục đích hoạt động nhận tài sản chuyển giao hoặc bị giải thể do hoạt động vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật dân sự (tài sản của quỹ bị giải thể).
4- Tài sản do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ nhưng chưa hạch toán ngân sách nhà nước và hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác cho Nhà nước Việt Nam (tài sản do chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước).
5- Tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động.
6- Tài sản được đầu tư theo hình thức đối tác công tư được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán phạt đến 100 triệu đồng
Theo Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập là 50 triệu đồng đối với cá nhân và 100 triệu đồng đối với tổ chức.
Thủ tướng phê duyệt Đề án Quản lý hoạt động truyền thanh - truyền hình cấp huyện
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Quản lý hoạt động truyền thanh - truyền hình cấp huyện đến năm 2020”.
Mục tiêu của Đề án đến năm 2020, 100% cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện được trang bị các thiết bị phục vụ việc số hóa sản xuất chương trình phát thanh; 100% người làm việc tại cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm; 95% cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện được trang bị hệ thống truyền thanh không dây và nâng cấp trên 300 cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện và trạm phát lại truyền thanh - truyền hình theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.
Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy, nổ Khu biệt thự cổ ở Đà Lạt
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã ký Công điện số 339/CĐ-TTg về vụ cháy, nổ ở Khu biệt thự cổ trên đường Trần Hưng Đạo, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Tại Công điện, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng, UBND tỉnh Lâm Đồng và các cơ quan liên quan khẩn trương điều tra, xác minh vụ cháy, nổ tại Khu biệt thự nêu trên; báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/3/2018.
Rà soát quy định về thuế
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Tài chính chỉ đạo cơ quan Thuế kịp thời cung cấp các thông tin, tài liệu về người nộp thuế cho Kiểm toán nhà nước khi có yêu cầu; rà soát các quy định của pháp luật về thuế và pháp luật khác có liên quan để trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung nhằm đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa cơ quan Thuế với Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước khác trong quản lý thuế, bảo đảm thực hiện các chủ trương của Chính phủ về hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; đồng thời nâng cao sự tuân thủ pháp luật của người nộp thuế và chống thất thu ngân sách Nhà nước.
Khẩn trương đề xuất giải pháp xử lý tồn tại một số dự án ngành Công Thương
Văn phòng Chính phủ có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại phiên họp thứ năm Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương.
Phó Thủ tướng yêu cầu các Tập đoàn, Tổng công ty khẩn trương rà soát, đề xuất các giải pháp phù hợp để xử lý các tồn tại, vướng mắc của từng dự án, doanh nghiệp trực thuộc, kịp thời báo cáo Bộ Công Thương.
Phó Thủ tướng yêu cầu quản lý, xử lý các hình thức thanh toán điện tử phi pháp
Chiều 15/3, Văn phòng Chính phủ đã phát đi văn bản của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giao các cơ quan rà soát tình hình và đề xuất biện pháp quản lý, xử lý việc sử dụng các hình thức thanh toán trên internet liên quan tới các hành vi vi phạm pháp luật.
Phó Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng cho DN sản xuất, nhập khẩu ô tô
Văn phòng Chính phủ đã có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về tình hình thực hiện Nghị định số 116/2017/NĐ-CP ngày 17/10/2017 của Chính phủ quy định điều kiện sản xuất, láp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô.
Thông báo kết luận nêu rõ: Chính phủ khẳng định quan điểm đối xử với các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô bình đẳng, không phân biệt doanh nghiệp trong nước - ngoài nước mà cùng hướng đến mục tiêu chung là phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, đáp ứng nhu cầu của thị trường và đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Sau một thời gian có hiệu lực, nhiều chính sách, quy định tiến bộ, phù hợp thực tế, đáp ứng yêu cầu phát triển ô tô tại Việt Nam của Nghị định 116 và Thông tư 03 đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của người dân, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, còn có một số ý kiến phản ánh về một số khó khăn, vướng mắc trong thực hiện liên quan đến sản xuất, nhập khẩu ô tô. Chính phủ giao các Bộ, ngành, địa phương có liên quan chủ động tìm hiểu, giải quyết những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, đồng thời nghiên cứu một cách nghiêm túc để ngày càng hoàn thiện hơn các chính sách về phát triển công nghiệp ô tô.