Tính đến ngày 30/6/2017, tổng nguồn vốn cho vay các chương trình của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lục Yên đã đạt trên 398,3 tỷ đồng, tăng 19,6 lần so với năm 2003.
Người dân đến giao dịch vay vốn tại Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Lục Yên.
Tiền thân là Ngân hàng Phục vụ người nghèo, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Lục Yên được thành lập theo Quyết định số 667/QĐ - HĐQT ngày 10/5/2003 của Hội đồng Quản trị, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam với nhiệm vụ là thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với nguời nghèo và các đối tượng chính sách khác, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc xóa đói giảm nghèo trên địa bàn.
Từ ngày mới đi vào hoạt động, Phòng Giao dịch luôn được Huyện ủy, HĐND, UBND, Ban đại diện Hội đồng Quản trị NHCSXH huyện quan tâm, tạo điều kiện bằng việc ban hành nhiều văn bản, lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội tạo điều kiện thuận lợi để Ngân hàng triển khai có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trải qua 15 năm hoạt động, Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Lục Yên không ngừng lớn mạnh cả về quy mô hoạt động và chất lượng dịch vụ, đơn vị đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước giao phó, khẳng định vị trí quan trọng của mình là một tổ chức tín dụng đặc thù, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà vì sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương.
Ông Trần Linh Sơn - Phó Giám đốc NHCSXH huyện Lục Yên cho biết: "Ngay sau khi thành lập, Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Lục Yên nhận bàn giao từ Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Kho bạc Nhà nước huyện Lục Yên với tổng nguồn vốn trên 20,3 tỷ đồng, với nhiệm vụ giải quyết cho vay 2 chương trình tín dụng, đó là chương trình cho vay hộ nghèo và chương trình cho vay giải quyết việc từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm.
Tính đến ngày 30/6/2017, tổng nguồn vốn cho vay các chương trình của Ngân hàng đã đạt trên 398,3 tỷ đồng, tăng 19,6 lần so với năm 2003; trong đó, nguồn vốn cân đối từ trung ương là 380,9 tỷ đồng, chiếm 98,3% tổng nguồn vốn, tăng 18,7 lần so với năm 2003; nguồn vốn huy động tại địa phương là 15,8 tỷ đồng, chiếm 3,98% tổng nguồn vốn; nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư do ngân sách tỉnh và ngân sách huyện chuyển sang cho vay chương trình hộ nghèo là 1,49 tỷ đồng, chiếm 0,37% tổng nguồn vốn”.
Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Lục Yên đã ký hợp đồng ủy thác với 4 tổ chức chính trị - xã hội (cấp huyện) tích cực mở rộng mạng lưới hoạt động; phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hội, đoàn thể, chính quyền địa phương thành lập được 366 tổ tiết kiệm và vay vốn với 24 điểm giao dịch được đặt tại trụ sở UBND các xã, thị trấn nhằm phục vụ cho nhân dân đến giao dịch được thuận tiện.
Cán bộ, viên chức của đơn vị đã khắc phục khó khăn, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tham mưu với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt việc cung ứng vốn tín dụng ưu đãi thông qua các chương trình đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Nhiều hình thức cho vay được áp dụng, và đến ngày 30/6/2017 Phòng Giao dịch NHCSXH huyện đã triển khai 12 chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ. Qua đó, đã có 61.036 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn với tổng dư nợ các chương trình đạt 398 tỷ đồng.
Chị Hoàng Thị Vui, thôn Sơn Trung, xã Mai Sơn chia sẻ: "Trước kia, gia đình tôi cực kỳ khó khăn, làm nông nghiệp nhưng không có trâu để cày bừa nên mỗi vụ cày cấy lại phải đi thuê trâu về cày hoặc đổi công cho những hộ khác. Tại một cuộc họp thôn, tôi được nghe cán bộ NHCSXH tuyên truyền, phổ biến về các chương trình cho vay ưu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo, trong đó có chương trình cho vay mua trâu, bò, trồng rừng, khai hoang ruộng nước… Tôi về bàn với gia đình mạnh dạn đăng ký với tổ tiết kiệm và vay vốn của thôn vay 30 triệu đồng để mua trâu nái sinh sản".
"Có vốn lại được sự hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc trâu nái sinh sản của cán bộ chuyên môn nên con trâu của gia đình tôi lớn nhanh, khỏe mạnh, vài tháng sau đã đẻ được một chú nghé con. Đến nay, gia đình đã có 3 con trâu, 10 con lợn, trên 100 con gà, kinh tế ổn định và đã trả hết nợ, thoát nghèo” - chị Vui nói.
Có thể khẳng định, đồng vốn của Nhà nước thông qua hoạt động tín dụng của NHCSXH huyện Lục Yên đến tay người nghèo và các đối tượng chính sách khác, đã tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, tạo việc làm, nâng cao mức sống cho người dân, giúp họ vươn lên thoát nghèo.
1609 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Tính đến ngày 30/6/2017, tổng nguồn vốn cho vay các chương trình của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lục Yên đã đạt trên 398,3 tỷ đồng, tăng 19,6 lần so với năm 2003.Tiền thân là Ngân hàng Phục vụ người nghèo, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Lục Yên được thành lập theo Quyết định số 667/QĐ - HĐQT ngày 10/5/2003 của Hội đồng Quản trị, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam với nhiệm vụ là thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với nguời nghèo và các đối tượng chính sách khác, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc xóa đói giảm nghèo trên địa bàn.
Từ ngày mới đi vào hoạt động, Phòng Giao dịch luôn được Huyện ủy, HĐND, UBND, Ban đại diện Hội đồng Quản trị NHCSXH huyện quan tâm, tạo điều kiện bằng việc ban hành nhiều văn bản, lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội tạo điều kiện thuận lợi để Ngân hàng triển khai có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trải qua 15 năm hoạt động, Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Lục Yên không ngừng lớn mạnh cả về quy mô hoạt động và chất lượng dịch vụ, đơn vị đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước giao phó, khẳng định vị trí quan trọng của mình là một tổ chức tín dụng đặc thù, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà vì sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương.
Ông Trần Linh Sơn - Phó Giám đốc NHCSXH huyện Lục Yên cho biết: "Ngay sau khi thành lập, Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Lục Yên nhận bàn giao từ Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Kho bạc Nhà nước huyện Lục Yên với tổng nguồn vốn trên 20,3 tỷ đồng, với nhiệm vụ giải quyết cho vay 2 chương trình tín dụng, đó là chương trình cho vay hộ nghèo và chương trình cho vay giải quyết việc từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm.
Tính đến ngày 30/6/2017, tổng nguồn vốn cho vay các chương trình của Ngân hàng đã đạt trên 398,3 tỷ đồng, tăng 19,6 lần so với năm 2003; trong đó, nguồn vốn cân đối từ trung ương là 380,9 tỷ đồng, chiếm 98,3% tổng nguồn vốn, tăng 18,7 lần so với năm 2003; nguồn vốn huy động tại địa phương là 15,8 tỷ đồng, chiếm 3,98% tổng nguồn vốn; nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư do ngân sách tỉnh và ngân sách huyện chuyển sang cho vay chương trình hộ nghèo là 1,49 tỷ đồng, chiếm 0,37% tổng nguồn vốn”.
Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Lục Yên đã ký hợp đồng ủy thác với 4 tổ chức chính trị - xã hội (cấp huyện) tích cực mở rộng mạng lưới hoạt động; phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hội, đoàn thể, chính quyền địa phương thành lập được 366 tổ tiết kiệm và vay vốn với 24 điểm giao dịch được đặt tại trụ sở UBND các xã, thị trấn nhằm phục vụ cho nhân dân đến giao dịch được thuận tiện.
Cán bộ, viên chức của đơn vị đã khắc phục khó khăn, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tham mưu với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt việc cung ứng vốn tín dụng ưu đãi thông qua các chương trình đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Nhiều hình thức cho vay được áp dụng, và đến ngày 30/6/2017 Phòng Giao dịch NHCSXH huyện đã triển khai 12 chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ. Qua đó, đã có 61.036 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn với tổng dư nợ các chương trình đạt 398 tỷ đồng.
Chị Hoàng Thị Vui, thôn Sơn Trung, xã Mai Sơn chia sẻ: "Trước kia, gia đình tôi cực kỳ khó khăn, làm nông nghiệp nhưng không có trâu để cày bừa nên mỗi vụ cày cấy lại phải đi thuê trâu về cày hoặc đổi công cho những hộ khác. Tại một cuộc họp thôn, tôi được nghe cán bộ NHCSXH tuyên truyền, phổ biến về các chương trình cho vay ưu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo, trong đó có chương trình cho vay mua trâu, bò, trồng rừng, khai hoang ruộng nước… Tôi về bàn với gia đình mạnh dạn đăng ký với tổ tiết kiệm và vay vốn của thôn vay 30 triệu đồng để mua trâu nái sinh sản".
"Có vốn lại được sự hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc trâu nái sinh sản của cán bộ chuyên môn nên con trâu của gia đình tôi lớn nhanh, khỏe mạnh, vài tháng sau đã đẻ được một chú nghé con. Đến nay, gia đình đã có 3 con trâu, 10 con lợn, trên 100 con gà, kinh tế ổn định và đã trả hết nợ, thoát nghèo” - chị Vui nói.
Có thể khẳng định, đồng vốn của Nhà nước thông qua hoạt động tín dụng của NHCSXH huyện Lục Yên đến tay người nghèo và các đối tượng chính sách khác, đã tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, tạo việc làm, nâng cao mức sống cho người dân, giúp họ vươn lên thoát nghèo.