Thống kê hàng năm cho thấy, vào mùa mưa bão ở huyện Văn Yên thường xảy ra tố lốc, ngập úng, lũ quét và sạt lở đất. Mới đây nhất từ đêm ngày 5/8 đến rạng sáng 6/8, trên địa bàn huyện Văn Yên có mưa to đến rất to đã gây sạt lở đất tại thôn Làng Chiềng, xã Ngòi A làm 1 người chết, 4 người bị thương.
ảnh minh họa
Năm 2016, thiên tai, đặc biệt là mưa lũ đã làm 36 ngôi nhà bị sập đổ, hư hỏng; gây thiệt hại trên 434 ha lúa, hoa màu, cuốn trôi làm chết 75 con gia súc, 288 con gia cầm, làm hư hỏng, sạt lở nhiều ao, hồ, đầm, nhiều tuyến đường trọng yếu và ước tính thiệt hại trên 15 tỷ đồng.
Mùa mưa bão năm nay, trên địa bàn huyện cũng đã xảy ra mưa to gây lũ quét, ngập úng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sản xuất của các hộ dân. Sau thiệt hại của bão số 2, mới đây nhất từ đêm ngày 5/8 đến rạng sáng 6/8, trên địa bàn huyện Văn Yên có mưa to đến rất to đã gây sạt lở đất tại thôn Làng Chiềng, xã Ngòi A làm 1 người chết, 4 người bị thương.
Mưa to cũng đã làm sập đổ hoàn toàn 3 ngôi nhà, 50 nhà bị hư hỏng, 21 hộ phải di dời đến nơi an toàn. Mưa lũ làm thiệt hại 4,2 ha lúa, 1,2 ha ao bị bồi lấp, 3 con trâu bị cuốn trôi, gây sạt lở taluy nhiều tuyến đường trọng yếu.
Để chủ động phòng, chống giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do mưa bão gây ra, ngay từ đầu mùa mưa bão huyện Văn Yên đã tiến hành kiện toàn lại ban chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN) từ huyện đến cơ sở; giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Các xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện chủ động rà soát xây dựng kế hoạch PCTT - TKCN sát với thực tế của từng đơn vị và địa phương mình.
Huyện cũng đã tập trung đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao năng lực phòng, chống lũ quét, sạt lở đất trong cộng đồng dân cư. Xây dựng các công trình phòng, chống thiên tai; cảnh báo sớm về mức độ nguy hại của bão lũ, tổ chức di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm; nâng cao năng lực tổ chức ứng cứu, khắc phục thiên tai theo phương châm "bốn tại chỗ".
Ông Khổng Giang Lam - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Yên cho biết: " Ngay từ đầu mùa mưa bão, huyện chỉ đạo các địa phương tập trung khơi thông, gỡ bỏ những công trình, vật cản lấn chiếm gây ách tắc dòng chảy; kiểm tra các nơi xung yếu, ven sông suối có nguy cơ lũ quét cao, taluy dễ sạt lở để có biện pháp di dời lên khu vực an toàn. Thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo kịp thời tình hình, diễn biến khi có mưa lũ xảy ra”.
Theo rà soát, hiện tại huyện Văn Yên còn 958 hộ dân đang cư trú gần những khu vực có nguy cơ về lũ quét, sạt lở như ven suối và chân taluy cao. Trong đó, còn 195 hộ nguy cơ bị lũ quét, 550 hộ nguy cơ sạt lở đất và 213 hộ nguy cơ bị ngập lụt. Huyện Văn Yên đã tập trung vận động người dân di dời khỏi các khu vực này; đồng thời, chuẩn bị đầy đủ lương thực, vật tư, trang thiết bị để ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra.
Cùng với việc thông báo và kiên quyết di chuyển dân ra khỏi vùng nguy hiểm, huyện cũng chỉ đạo các cấp, các ngành các địa phương chuẩn bị tốt phương án phòng, chống bão lũ bảo đảm giao thông, thông tin liên lạc thông suốt và lực lượng cơ động ứng cứu khi cần thiết. Tại các xã đều đã biết sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị đo mưa đơn giản, cũng như các phương tiện ứng cứu.
Ông Lê Cao Tấn - Phó Chủ tịch UBND xã An Bình cho biết: " Xã An Bình có 25 hộ nằm trong nguy cơ ngập úng, sạt lở đất. Đến nay, xã đã di dời được 15 hộ dân đến nơi ở mới; số còn lại tiếp tục vận động, tuyên truyền người dân đến khu tái định của xã; đồng thời, chuẩn bị đầy đủ lương thực, vật tư, trang thiết bị để ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra. Các hộ dân sống gần suối, vận động nhân dân mua sắm thuyền, bè, mảng; cùng với đó, đã sẵn sàng lực lượng phương tiện ứng cứu kịp thời khi mưa bão xảy ra”.
Mặc dù đã chủ động trong công tác PCLB, tuy nhiên, theo Ban Chỉ huy PCTT-TKCN huyện thì công tác phòng chống bão lũ ở Văn Yên còn một số hạn chế cần khắc phục: lực lượng cũng như phương tiện cứu hộ tại các xã, thôn, bản còn thiếu và yếu; phương châm "bốn tại chỗ" ở một số cơ sở chưa đồng đều, vững chắc; nguy hại nhất là, một bộ phận người dân còn chủ quan, vẫn sinh sống tại chân núi cao, ven sông suối; cá biệt một số hộ dân vẫn đi bắt cá, vớt củi khi có mưa lũ trên các suối lớn rất dễ gặp nguy hiểm khi có mưa lớn...
Dự báo từ nay đến hết tháng 10, tình hình mưa bão còn nhiều diễn biến phức tạp, các địa phương cần có biện pháp kiên quyết, kịp thời di dời những hộ dân sống ở vùng nguy hiểm ven suối, đề phòng hậu quả xấu xảy ra trong những đợt mưa bão sắp tới.
Phương án phòng chống đơn giản và hiệu quả nhất là, phải tiếp tục nâng cao năng lực phòng, chống trong cộng đồng dân cư. Bởi thực tế chỉ ở thôn, bản mình đang sinh sống thì người dân mới hiểu rõ nhất ở đó thường xảy ra những loại thiên tai gì, vào thời điểm nào để biết cách phòng tránh.
1140 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Thống kê hàng năm cho thấy, vào mùa mưa bão ở huyện Văn Yên thường xảy ra tố lốc, ngập úng, lũ quét và sạt lở đất. Mới đây nhất từ đêm ngày 5/8 đến rạng sáng 6/8, trên địa bàn huyện Văn Yên có mưa to đến rất to đã gây sạt lở đất tại thôn Làng Chiềng, xã Ngòi A làm 1 người chết, 4 người bị thương. Năm 2016, thiên tai, đặc biệt là mưa lũ đã làm 36 ngôi nhà bị sập đổ, hư hỏng; gây thiệt hại trên 434 ha lúa, hoa màu, cuốn trôi làm chết 75 con gia súc, 288 con gia cầm, làm hư hỏng, sạt lở nhiều ao, hồ, đầm, nhiều tuyến đường trọng yếu và ước tính thiệt hại trên 15 tỷ đồng.
Mùa mưa bão năm nay, trên địa bàn huyện cũng đã xảy ra mưa to gây lũ quét, ngập úng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sản xuất của các hộ dân. Sau thiệt hại của bão số 2, mới đây nhất từ đêm ngày 5/8 đến rạng sáng 6/8, trên địa bàn huyện Văn Yên có mưa to đến rất to đã gây sạt lở đất tại thôn Làng Chiềng, xã Ngòi A làm 1 người chết, 4 người bị thương.
Mưa to cũng đã làm sập đổ hoàn toàn 3 ngôi nhà, 50 nhà bị hư hỏng, 21 hộ phải di dời đến nơi an toàn. Mưa lũ làm thiệt hại 4,2 ha lúa, 1,2 ha ao bị bồi lấp, 3 con trâu bị cuốn trôi, gây sạt lở taluy nhiều tuyến đường trọng yếu.
Để chủ động phòng, chống giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do mưa bão gây ra, ngay từ đầu mùa mưa bão huyện Văn Yên đã tiến hành kiện toàn lại ban chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN) từ huyện đến cơ sở; giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Các xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện chủ động rà soát xây dựng kế hoạch PCTT - TKCN sát với thực tế của từng đơn vị và địa phương mình.
Huyện cũng đã tập trung đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao năng lực phòng, chống lũ quét, sạt lở đất trong cộng đồng dân cư. Xây dựng các công trình phòng, chống thiên tai; cảnh báo sớm về mức độ nguy hại của bão lũ, tổ chức di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm; nâng cao năng lực tổ chức ứng cứu, khắc phục thiên tai theo phương châm "bốn tại chỗ".
Ông Khổng Giang Lam - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Yên cho biết: " Ngay từ đầu mùa mưa bão, huyện chỉ đạo các địa phương tập trung khơi thông, gỡ bỏ những công trình, vật cản lấn chiếm gây ách tắc dòng chảy; kiểm tra các nơi xung yếu, ven sông suối có nguy cơ lũ quét cao, taluy dễ sạt lở để có biện pháp di dời lên khu vực an toàn. Thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo kịp thời tình hình, diễn biến khi có mưa lũ xảy ra”.
Theo rà soát, hiện tại huyện Văn Yên còn 958 hộ dân đang cư trú gần những khu vực có nguy cơ về lũ quét, sạt lở như ven suối và chân taluy cao. Trong đó, còn 195 hộ nguy cơ bị lũ quét, 550 hộ nguy cơ sạt lở đất và 213 hộ nguy cơ bị ngập lụt. Huyện Văn Yên đã tập trung vận động người dân di dời khỏi các khu vực này; đồng thời, chuẩn bị đầy đủ lương thực, vật tư, trang thiết bị để ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra.
Cùng với việc thông báo và kiên quyết di chuyển dân ra khỏi vùng nguy hiểm, huyện cũng chỉ đạo các cấp, các ngành các địa phương chuẩn bị tốt phương án phòng, chống bão lũ bảo đảm giao thông, thông tin liên lạc thông suốt và lực lượng cơ động ứng cứu khi cần thiết. Tại các xã đều đã biết sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị đo mưa đơn giản, cũng như các phương tiện ứng cứu.
Ông Lê Cao Tấn - Phó Chủ tịch UBND xã An Bình cho biết: " Xã An Bình có 25 hộ nằm trong nguy cơ ngập úng, sạt lở đất. Đến nay, xã đã di dời được 15 hộ dân đến nơi ở mới; số còn lại tiếp tục vận động, tuyên truyền người dân đến khu tái định của xã; đồng thời, chuẩn bị đầy đủ lương thực, vật tư, trang thiết bị để ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra. Các hộ dân sống gần suối, vận động nhân dân mua sắm thuyền, bè, mảng; cùng với đó, đã sẵn sàng lực lượng phương tiện ứng cứu kịp thời khi mưa bão xảy ra”.
Mặc dù đã chủ động trong công tác PCLB, tuy nhiên, theo Ban Chỉ huy PCTT-TKCN huyện thì công tác phòng chống bão lũ ở Văn Yên còn một số hạn chế cần khắc phục: lực lượng cũng như phương tiện cứu hộ tại các xã, thôn, bản còn thiếu và yếu; phương châm "bốn tại chỗ" ở một số cơ sở chưa đồng đều, vững chắc; nguy hại nhất là, một bộ phận người dân còn chủ quan, vẫn sinh sống tại chân núi cao, ven sông suối; cá biệt một số hộ dân vẫn đi bắt cá, vớt củi khi có mưa lũ trên các suối lớn rất dễ gặp nguy hiểm khi có mưa lớn...
Dự báo từ nay đến hết tháng 10, tình hình mưa bão còn nhiều diễn biến phức tạp, các địa phương cần có biện pháp kiên quyết, kịp thời di dời những hộ dân sống ở vùng nguy hiểm ven suối, đề phòng hậu quả xấu xảy ra trong những đợt mưa bão sắp tới.
Phương án phòng chống đơn giản và hiệu quả nhất là, phải tiếp tục nâng cao năng lực phòng, chống trong cộng đồng dân cư. Bởi thực tế chỉ ở thôn, bản mình đang sinh sống thì người dân mới hiểu rõ nhất ở đó thường xảy ra những loại thiên tai gì, vào thời điểm nào để biết cách phòng tránh.