Bộ Y tế vừa phê duyệt Kế hoạch quốc gia Truyền thông vận động thực hiện giảm muối trong khẩu phần ăn để phòng, chống tăng huyết áp, đột quỵ và các bệnh không lây nhiễm khác giai đoạn 2018 - 2025.
Ảnh minh họa
Kế hoạch được triển khai trên toàn quốc, từ năm 2018 đến năm 2025.
Kế hoạch đặt ra mục tiêu xây dựng môi trường hỗ trợ, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của mỗi người dân để giảm muối trong khẩu phần ăn hàng ngày nhằm phòng chống tăng huyết áp, đột quỵ, các bệnh tim mạch và bệnh không lây nhiễm khác, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Cụ thể, Bộ đặt ra chỉ tiêu: Giảm mức tiêu thụ muối trung bình của người trưởng thành xuống còn dưới 7 gam/người/ngày trên 30% cơ sở kinh doanh, cung cấp dịch vụ ăn uống thực hiện ít nhất một biện pháp giảm muối trong nấu ăn, chế biến và cung cấp thực phẩm; trên 30% số cơ sở sản xuất thực phẩm bao gói sẵn có ít nhất 1 sản phẩm được giảm muối và dán nhãn sản phẩm có công bố hàm lượng muối, chỉ báo thực phẩm có nhiều muối và cảnh báo sức khỏe của ăn nhiều muối.
Bên cạnh đó, trên 90% số người được phát hiện mức tăng huyết áp, đột quỵ, các bệnh tim mạch và bệnh liên quan khác được tư vấn, hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giảm muối; 90% cán bộ y tế liên quan trong các sơ sở khám, chữa bệnh có đủ năng lực và thực hiện tư vấn, hướng dẫn chế độ ăn giảm muối trong quản lý, điều trị cho bệnh nhân tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường và các bệnh liên quan khác; 90% cán bộ y tế liên quan tuyến huyện, xã và nhân viên y tế thôn bản có đủ năng lực và thực hiện truyền thông, tư vấn giảm ăn muối cho người dân.
Một trong các giải pháp được đưa ra là nghiên cứu và đưa vào sản xuất, kinh doanh các loại muối, nước chấm, gia vị mặn giảm lượng natri bảo đảm chất lượng dinh dưỡng và an toàn thực phẩm. Đồng thời, xây dựng các mô hình thí điểm về can thiệp giảm tiêu thụ muối tại hộ gia đình, trường học, cơ quan, xí nghiệp, nhà hàng, doanh nghiệp…, tổ chức đánh giá, hoàn thiện và nhân rộng mô hình có hiệu quả.
Áp dụng các biện pháp giảm muối trong nhà hàng, quán ăn bao gồm: lựa chọn thực phẩm ít muối; giảm muối trong chế biến thức ăn và trong khi nấu ăn; bỏ bớt chủng loại và giảm bớt lượng gia vị, mắm, muối ở trên bàn ăn của khách. Tổ chức bữa ăn học đường giảm muối và bảo đảm dinh dưỡng cho học sinh bán trú/nội trú; quản lý hoạt động của căng – tin, dịch vụ trong trường học nhằm hạn chế tiếp cận của học sinh với các thực phẩm có nhiều muối; thực thi quy định không bán thực phẩm không có lợi cho sức khỏe ở khu vực cổng trường…
Ở nước ta hiện nay cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người bị tăng huyết áp, cứ 3 trường hợp tử vong thì có 1 trường hợp do các bệnh tim mạch. Nguyên nhân chủ yếu là tai biến mạch máu não. Theo các chuyên gia y tế, do người dân ăn quá nhiều muối nên tỷ lệ người mắc huyết áp cao ở nước ta gia tăng.
962 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Bộ Y tế vừa phê duyệt Kế hoạch quốc gia Truyền thông vận động thực hiện giảm muối trong khẩu phần ăn để phòng, chống tăng huyết áp, đột quỵ và các bệnh không lây nhiễm khác giai đoạn 2018 - 2025.Kế hoạch được triển khai trên toàn quốc, từ năm 2018 đến năm 2025.
Kế hoạch đặt ra mục tiêu xây dựng môi trường hỗ trợ, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của mỗi người dân để giảm muối trong khẩu phần ăn hàng ngày nhằm phòng chống tăng huyết áp, đột quỵ, các bệnh tim mạch và bệnh không lây nhiễm khác, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Cụ thể, Bộ đặt ra chỉ tiêu: Giảm mức tiêu thụ muối trung bình của người trưởng thành xuống còn dưới 7 gam/người/ngày trên 30% cơ sở kinh doanh, cung cấp dịch vụ ăn uống thực hiện ít nhất một biện pháp giảm muối trong nấu ăn, chế biến và cung cấp thực phẩm; trên 30% số cơ sở sản xuất thực phẩm bao gói sẵn có ít nhất 1 sản phẩm được giảm muối và dán nhãn sản phẩm có công bố hàm lượng muối, chỉ báo thực phẩm có nhiều muối và cảnh báo sức khỏe của ăn nhiều muối.
Bên cạnh đó, trên 90% số người được phát hiện mức tăng huyết áp, đột quỵ, các bệnh tim mạch và bệnh liên quan khác được tư vấn, hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giảm muối; 90% cán bộ y tế liên quan trong các sơ sở khám, chữa bệnh có đủ năng lực và thực hiện tư vấn, hướng dẫn chế độ ăn giảm muối trong quản lý, điều trị cho bệnh nhân tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường và các bệnh liên quan khác; 90% cán bộ y tế liên quan tuyến huyện, xã và nhân viên y tế thôn bản có đủ năng lực và thực hiện truyền thông, tư vấn giảm ăn muối cho người dân.
Một trong các giải pháp được đưa ra là nghiên cứu và đưa vào sản xuất, kinh doanh các loại muối, nước chấm, gia vị mặn giảm lượng natri bảo đảm chất lượng dinh dưỡng và an toàn thực phẩm. Đồng thời, xây dựng các mô hình thí điểm về can thiệp giảm tiêu thụ muối tại hộ gia đình, trường học, cơ quan, xí nghiệp, nhà hàng, doanh nghiệp…, tổ chức đánh giá, hoàn thiện và nhân rộng mô hình có hiệu quả.
Áp dụng các biện pháp giảm muối trong nhà hàng, quán ăn bao gồm: lựa chọn thực phẩm ít muối; giảm muối trong chế biến thức ăn và trong khi nấu ăn; bỏ bớt chủng loại và giảm bớt lượng gia vị, mắm, muối ở trên bàn ăn của khách. Tổ chức bữa ăn học đường giảm muối và bảo đảm dinh dưỡng cho học sinh bán trú/nội trú; quản lý hoạt động của căng – tin, dịch vụ trong trường học nhằm hạn chế tiếp cận của học sinh với các thực phẩm có nhiều muối; thực thi quy định không bán thực phẩm không có lợi cho sức khỏe ở khu vực cổng trường…
Ở nước ta hiện nay cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người bị tăng huyết áp, cứ 3 trường hợp tử vong thì có 1 trường hợp do các bệnh tim mạch. Nguyên nhân chủ yếu là tai biến mạch máu não. Theo các chuyên gia y tế, do người dân ăn quá nhiều muối nên tỷ lệ người mắc huyết áp cao ở nước ta gia tăng.