Dự án Giảm nghèo giai đoạn II được triển khai trên địa bàn huyện Lục Yên từ năm 2010 và sẽ kết thúc trong năm 2018.
Nhiều hộ dân trong vùng Dự án Giảm nghèo giai đoạn II ở huyện Lục Yên được hỗ trợ chăn nuôi đã thoát nghèo.
Để Dự án đạt hiệu quả cao theo các mục tiêu đề ra, ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động, Ban Quản lý Dự án giảm nghèo (DAGN) huyện đã phát huy tinh thần trách nhiệm của từng cán bộ với cách làm công khai, minh bạch, loại bỏ tham nhũng, tiêu cực.
DAGN giai đoạn II huyện Lục Yên được triển khai tại 7 xã gồm: Tân Phượng, Mường Lai, Phan Thanh, Tân Lập, Khánh Hòa, Phúc Lợi, Động Quan. Đây là những xã có tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 50% và có tỷ lệ hộ nghèo là dân tộc thiểu số chiếm từ 77% đến trên 90%.
Qua 7 năm triển khai, Dự án đã đầu tư xây dựng 15 công trình đường giao thông với chiều dài trên 21 km; 12 cầu, ngầm, cống, chiều dài trên 676 m; 4 công trình thủy lợi tưới cho 63 ha ruộng nước; 1 công trình nước sạch cho 52 hộ hưởng lợi; 1 công trình chợ rộng 786 m2; 2 công trình kè bê tông dài 166,8 m và 17 nhà sinh hoạt cộng đồng, rộng 2.128 m2.
Đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng các công trình được đầu tư cho thấy đều phát huy tốt hiệu quả sử dụng, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. Các công trình đường đã rút ngắn thời gian đi lại, giao thương hàng hóa, đảm bảo giao thông trong mùa mưa lũ. Các công trình thủy lợi đã góp phần tăng diện tích tưới tiêu, nâng cao năng suất cây trồng.
Cùng với đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn, Dự án Ngân sách phát triển xã có 151 tiểu dự án với những đặc trưng riêng, chú trọng hơn đến hoạt động sinh kế của người dân, trong đó ưu tiên hơn cho phụ nữ trong hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và dịch vụ sản xuất.
Cùng cán bộ Ban Quản lý DAGN đưa về thăm xã Tân Lập và tại thôn Bản Tại, người dân rất phấn khởi vì năm 2015 được Dự án đầu tư xây mới cầu tràn với kinh phí trên 1 tỷ đồng, dài 138 m, rộng 4 m. Cây cầu đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân không chỉ ở Bản Tại mà cả trăm hộ ở Bản Chang, Bản Hạ, Bản Lũng...
Ông Hoàng Liên Hiệp - Bí thư Đảng ủy, Trưởng ban Phát triển xã phấn khởi bày tỏ: "DAGN từ năm 2010 đến nay đã thực hiện tại xã 131 tiểu dự án về xây dựng cơ sở hạ tầng, tiểu dự án sinh kế với tổng kinh phí trên 7 tỷ đồng và trên 800 hộ tham gia. Các công trình đầu tư gồm: 2 nhà sinh hoạt cộng đồng, trên 8 km đường bê tông, 2 km đường đất, 1 cầu cứng, 1 ngầm tràn và thực hiện 71 tiểu dự án sinh kế về chăn nuôi lợn, gà, vịt, dê… Dự án đã tạo đà cho kinh tế nông nghiệp nông thôn của Tân Lập những năm gần đây có nhiều đổi mới và góp phần quan trọng để xã đạt 7/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới”.
Một trong những tiểu dự án sinh kế được đánh giá là thành công nhất ở Lục Yên, đó là tiểu dự án nuôi lợn nái sinh sản và xây dựng hầm biogas triển khai từ 2013 đối với 10 hộ ở thôn Bản São, xã Tân Lập.
Chị Nông Thị Luận - Trưởng nhóm chăn nuôi tâm sự: "Mỗi hộ được hỗ trợ 1 lợn nái, thuốc thú y, cám, chuồng trại và đến cuối năm, lợn nái sinh được 80 lợn con. Thấy hiệu quả kinh tế, năm 2015, nhóm kết nạp thêm 5 hộ và lấy tiền từ quỹ của nhóm cho các hộ mới vay để đầu tư lợn nái. Sau gần vài năm, nhóm hiện có 33 lợn nái và mỗi hộ trung bình có từ 5 đến 10 lợn thịt. Các hộ còn xây dựng hầm biogas để đảm bảo vệ sinh môi trường, tiết kiệm nhiên liệu. Đến nay, nhóm không còn hộ nghèo”.
Một tiểu dự án khác cũng được đánh giá cao là tiểu dự án trồng cam tại thôn 3, xã Mường Lai. Bà Hoàng Thị Phượng - Tổ trưởng Tổ hợp tác cho biết: "Chúng tôi thực hiện tiểu dự án này từ tháng 4/2012 với 10 hộ tham gia, trong đó có 3 hộ kinh tế trung bình, 7 hộ nghèo. Mô hình này trồng giống cam sành với 0,72 ha, được hỗ trợ 360 cây giống, phân bón, thuốc phòng bệnh, được hướng dẫn kỹ thuật. Sau 4 năm trồng, chăm sóc, năm 2016 mỗi cây cho thu 50 kg quả, thu được 324 triệu đồng. Thấy được hiệu quả của tiểu dự án này, hiện nay số hộ của Tổ hợp tác đã lên 28 hộ với diện tích cam đã trồng trên 5 ha, 2.628 cây”.
Nói về những tác động của Dự án, Bà Hoàng Thị Ảnh - Phó trưởng Ban Quản lý DAGN giai đoạn II của huyện Lục Yên cho biết : "DAGN giai đoạn II sẽ kết thúc vào giữa năm 2018. Đến thời điểm này có thể khẳng định, Dự án đã đạt mục tiêu đề ra. Qua trao đổi trực tiếp với người dân vùng Dự án, trên 95% số người hưởng lợi đều hài lòng với sự lựa chọn, thiết kế và thực hiện các hoạt động của Dự án; 97% số hộ trong vùng Dự án được cải thiện và tiếp cận cơ sở hạ tầng cơ bản; thu nhập các hộ dân được hưởng lợi tăng thêm 30% so với trước…".
"Với khẩu hiệu "Không để ai bị bỏ lại phía sau”, chúng tôi sẽ không ngừng nỗ lực phấn đấu để mọi người trong vùng Dự án đều được hưởng lợi từ Dự án, góp phần vào công tác xóa đói, giảm nghèo, tạo đà cho kinh tế, xã hội của huyện Lục Yên” - bà Ảnh nói.
1336 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Dự án Giảm nghèo giai đoạn II được triển khai trên địa bàn huyện Lục Yên từ năm 2010 và sẽ kết thúc trong năm 2018. Để Dự án đạt hiệu quả cao theo các mục tiêu đề ra, ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động, Ban Quản lý Dự án giảm nghèo (DAGN) huyện đã phát huy tinh thần trách nhiệm của từng cán bộ với cách làm công khai, minh bạch, loại bỏ tham nhũng, tiêu cực.
DAGN giai đoạn II huyện Lục Yên được triển khai tại 7 xã gồm: Tân Phượng, Mường Lai, Phan Thanh, Tân Lập, Khánh Hòa, Phúc Lợi, Động Quan. Đây là những xã có tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 50% và có tỷ lệ hộ nghèo là dân tộc thiểu số chiếm từ 77% đến trên 90%.
Qua 7 năm triển khai, Dự án đã đầu tư xây dựng 15 công trình đường giao thông với chiều dài trên 21 km; 12 cầu, ngầm, cống, chiều dài trên 676 m; 4 công trình thủy lợi tưới cho 63 ha ruộng nước; 1 công trình nước sạch cho 52 hộ hưởng lợi; 1 công trình chợ rộng 786 m2; 2 công trình kè bê tông dài 166,8 m và 17 nhà sinh hoạt cộng đồng, rộng 2.128 m2.
Đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng các công trình được đầu tư cho thấy đều phát huy tốt hiệu quả sử dụng, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. Các công trình đường đã rút ngắn thời gian đi lại, giao thương hàng hóa, đảm bảo giao thông trong mùa mưa lũ. Các công trình thủy lợi đã góp phần tăng diện tích tưới tiêu, nâng cao năng suất cây trồng.
Cùng với đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn, Dự án Ngân sách phát triển xã có 151 tiểu dự án với những đặc trưng riêng, chú trọng hơn đến hoạt động sinh kế của người dân, trong đó ưu tiên hơn cho phụ nữ trong hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và dịch vụ sản xuất.
Cùng cán bộ Ban Quản lý DAGN đưa về thăm xã Tân Lập và tại thôn Bản Tại, người dân rất phấn khởi vì năm 2015 được Dự án đầu tư xây mới cầu tràn với kinh phí trên 1 tỷ đồng, dài 138 m, rộng 4 m. Cây cầu đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân không chỉ ở Bản Tại mà cả trăm hộ ở Bản Chang, Bản Hạ, Bản Lũng...
Ông Hoàng Liên Hiệp - Bí thư Đảng ủy, Trưởng ban Phát triển xã phấn khởi bày tỏ: "DAGN từ năm 2010 đến nay đã thực hiện tại xã 131 tiểu dự án về xây dựng cơ sở hạ tầng, tiểu dự án sinh kế với tổng kinh phí trên 7 tỷ đồng và trên 800 hộ tham gia. Các công trình đầu tư gồm: 2 nhà sinh hoạt cộng đồng, trên 8 km đường bê tông, 2 km đường đất, 1 cầu cứng, 1 ngầm tràn và thực hiện 71 tiểu dự án sinh kế về chăn nuôi lợn, gà, vịt, dê… Dự án đã tạo đà cho kinh tế nông nghiệp nông thôn của Tân Lập những năm gần đây có nhiều đổi mới và góp phần quan trọng để xã đạt 7/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới”.
Một trong những tiểu dự án sinh kế được đánh giá là thành công nhất ở Lục Yên, đó là tiểu dự án nuôi lợn nái sinh sản và xây dựng hầm biogas triển khai từ 2013 đối với 10 hộ ở thôn Bản São, xã Tân Lập.
Chị Nông Thị Luận - Trưởng nhóm chăn nuôi tâm sự: "Mỗi hộ được hỗ trợ 1 lợn nái, thuốc thú y, cám, chuồng trại và đến cuối năm, lợn nái sinh được 80 lợn con. Thấy hiệu quả kinh tế, năm 2015, nhóm kết nạp thêm 5 hộ và lấy tiền từ quỹ của nhóm cho các hộ mới vay để đầu tư lợn nái. Sau gần vài năm, nhóm hiện có 33 lợn nái và mỗi hộ trung bình có từ 5 đến 10 lợn thịt. Các hộ còn xây dựng hầm biogas để đảm bảo vệ sinh môi trường, tiết kiệm nhiên liệu. Đến nay, nhóm không còn hộ nghèo”.
Một tiểu dự án khác cũng được đánh giá cao là tiểu dự án trồng cam tại thôn 3, xã Mường Lai. Bà Hoàng Thị Phượng - Tổ trưởng Tổ hợp tác cho biết: "Chúng tôi thực hiện tiểu dự án này từ tháng 4/2012 với 10 hộ tham gia, trong đó có 3 hộ kinh tế trung bình, 7 hộ nghèo. Mô hình này trồng giống cam sành với 0,72 ha, được hỗ trợ 360 cây giống, phân bón, thuốc phòng bệnh, được hướng dẫn kỹ thuật. Sau 4 năm trồng, chăm sóc, năm 2016 mỗi cây cho thu 50 kg quả, thu được 324 triệu đồng. Thấy được hiệu quả của tiểu dự án này, hiện nay số hộ của Tổ hợp tác đã lên 28 hộ với diện tích cam đã trồng trên 5 ha, 2.628 cây”.
Nói về những tác động của Dự án, Bà Hoàng Thị Ảnh - Phó trưởng Ban Quản lý DAGN giai đoạn II của huyện Lục Yên cho biết : "DAGN giai đoạn II sẽ kết thúc vào giữa năm 2018. Đến thời điểm này có thể khẳng định, Dự án đã đạt mục tiêu đề ra. Qua trao đổi trực tiếp với người dân vùng Dự án, trên 95% số người hưởng lợi đều hài lòng với sự lựa chọn, thiết kế và thực hiện các hoạt động của Dự án; 97% số hộ trong vùng Dự án được cải thiện và tiếp cận cơ sở hạ tầng cơ bản; thu nhập các hộ dân được hưởng lợi tăng thêm 30% so với trước…".
"Với khẩu hiệu "Không để ai bị bỏ lại phía sau”, chúng tôi sẽ không ngừng nỗ lực phấn đấu để mọi người trong vùng Dự án đều được hưởng lợi từ Dự án, góp phần vào công tác xóa đói, giảm nghèo, tạo đà cho kinh tế, xã hội của huyện Lục Yên” - bà Ảnh nói.