Yên Bái từ lâu đã được biết đến là miền đất có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, những ruộng bậc thang đẹp hút hồn du khách. Nhưng bên cạnh đó, vùng đất này còn sở hữu một nền văn hóa ẩm thực với nhiều đặc sản lừng danh và một trong số đó là thịt trâu sấy khô (còn gọi là thịt trâu gác bếp) của người Thái đen Mường Lò.
Thịt trâu sấy khô món ăn nổi tiếng Miền Tây - Yên Bái
Ai đã từng một lần đến xứ Mường Lò, được thưởng thức các món ăn đặc sản của đồng bào các dân tộc nơi đây hẳn không thể không biết đến món thịt trâu sấy khô (Nhứa khoai giảng) của người Thái đen.
Không biết món thịt trâu sấy khô có từ bao giờ, theo lời kể của các vị cao niên người Thái đen vùng Mường Lò, đã từ lâu lắm rồi, kể từ khi họ sinh ra đã thấy có món thịt trâu sấy khô trong sinh hoạt văn hoá ẩm thực của đồng bào. Tuy nhiên, vì thời gian từ khi chế biến cho đến khi ăn được của món ăn này là tương đối dài nên chỉ vào các dịp đặc biệt như: ngày lễ, ngày tết, ngày hội… thì các gia đình người Thái mới hay làm.
Để có được món thịt trâu sấy khô ngon như ý, ngay từ khâu ban đầu là chọn nguyên liệu, người Thái đen đã rất cẩn thận. Nếu là loại trâu được nuôi theo kiểu bán công nghiệp hoặc nhốt ở chuồng nhà thì chắc chắn sẽ không được chọn để làm món thịt trâu sấy khô. Vì theo những người có kinh nghiệm trong việc chế biến món ăn này cho biết thì thịt của những chú trâu này không chắc và thơm như trâu được nuôi thả tự nhiên.
Để làm món thịt trâu sấy khô, người Thái đen vùng Mường Lò vẫn chỉ chọn 100% nguyên liệu là thịt từ bắp của những chú trâu nhà thả rông trên các nương đồi, sườn núi. Những con trâu sau khi giết thịt và được làm sạch, sẽ được lọc các thớ thịt ra thành từng miếng có chiều rộng khoảng 7- 8 cm, chiều dài khoảng 15 cm và dày khoảng 2-3 cm, dần cho thật mềm rồi băm nhỏ sả, gừng, tỏi, ớt, hạt mắc khén (còn gọi là tiêu rừng) giã nhỏ trộn đều, ướp thịt trâu với hỗn hợp gia vị đó sao cho vừa đủ.
Thời gian ướp khoảng 2- 3 tiếng, sau đó buộc lạt treo lên gác bếp hoặc sấy trên than củi để hong khói, để xa cho thịt chín từ từ, chín đều, không được để thịt sát than củi tránh bên ngoài thì bị cháy, bên trong lại không chín. Dần dần thịt sẽ khô, chín do sức nóng của gia vị tẩm ướp và của khói bếp củi quanh năm đỏ lửa. Thịt được sấy như thế cho đến khi vừa chín, không nên sấy khô quá ăn sẽ bị dai và cứng, mất vị ngọt, sau một khoảng thời gian chừng 2- 3 tháng thì ăn được.
Khi những miếng thịt trâu sấy đã đượm mùi hấp dẫn rất riêng của nó, người ta gỡ ra bọc bằng giấy báo, nếu gia đình nào có điều kiện thì cho vào tủ lạnh để ăn dần. Còn với các hộ gia đình vùng cao vẫn đun bằng bếp củi thì họ sẽ treo lên trên gác bếp hun khói và ăn trong một thời gian dài. Khi ăn, lấy ra thì dùng đồ xôi đồ lại khoảng 20 - 30 phút là ăn được hoặc bằng cách nướng trên bếp than củi hoặc vùi trong bếp tro nóng, sau đó dùng chày gỗ đập dập, xé tơi nhỏ chấm với nước mắm pha chanh, tỏi, ớt, đường hoặc tương ớt tuỳ theo sở thích.
Món ăn này rất phù hợp khi thưởng thức cùng bia và rượu trong những dịp tụ hội bạn bè, người thân, đặc biệt là trong những ngày lễ, Tết. Nếu từng có cơ hội nhâm nhi món thịt trâu khô gác bếp này, chắc chắn bạn sẽ muốn quay lại để thưởng thức thêm nhiều lần nữa. Nếu có dịp đến Yên Bái, du khách đừng quên thưởng thức và mua một ít thịt trâu gác bếp đặc sản miền Tây Yên Bái về làm quà.
4732 lượt xem
Ban Biên tập
Yên Bái từ lâu đã được biết đến là miền đất có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, những ruộng bậc thang đẹp hút hồn du khách. Nhưng bên cạnh đó, vùng đất này còn sở hữu một nền văn hóa ẩm thực với nhiều đặc sản lừng danh và một trong số đó là thịt trâu sấy khô (còn gọi là thịt trâu gác bếp) của người Thái đen Mường Lò.Ai đã từng một lần đến xứ Mường Lò, được thưởng thức các món ăn đặc sản của đồng bào các dân tộc nơi đây hẳn không thể không biết đến món thịt trâu sấy khô (Nhứa khoai giảng) của người Thái đen.
Không biết món thịt trâu sấy khô có từ bao giờ, theo lời kể của các vị cao niên người Thái đen vùng Mường Lò, đã từ lâu lắm rồi, kể từ khi họ sinh ra đã thấy có món thịt trâu sấy khô trong sinh hoạt văn hoá ẩm thực của đồng bào. Tuy nhiên, vì thời gian từ khi chế biến cho đến khi ăn được của món ăn này là tương đối dài nên chỉ vào các dịp đặc biệt như: ngày lễ, ngày tết, ngày hội… thì các gia đình người Thái mới hay làm.
Để có được món thịt trâu sấy khô ngon như ý, ngay từ khâu ban đầu là chọn nguyên liệu, người Thái đen đã rất cẩn thận. Nếu là loại trâu được nuôi theo kiểu bán công nghiệp hoặc nhốt ở chuồng nhà thì chắc chắn sẽ không được chọn để làm món thịt trâu sấy khô. Vì theo những người có kinh nghiệm trong việc chế biến món ăn này cho biết thì thịt của những chú trâu này không chắc và thơm như trâu được nuôi thả tự nhiên.
Để làm món thịt trâu sấy khô, người Thái đen vùng Mường Lò vẫn chỉ chọn 100% nguyên liệu là thịt từ bắp của những chú trâu nhà thả rông trên các nương đồi, sườn núi. Những con trâu sau khi giết thịt và được làm sạch, sẽ được lọc các thớ thịt ra thành từng miếng có chiều rộng khoảng 7- 8 cm, chiều dài khoảng 15 cm và dày khoảng 2-3 cm, dần cho thật mềm rồi băm nhỏ sả, gừng, tỏi, ớt, hạt mắc khén (còn gọi là tiêu rừng) giã nhỏ trộn đều, ướp thịt trâu với hỗn hợp gia vị đó sao cho vừa đủ.
Thời gian ướp khoảng 2- 3 tiếng, sau đó buộc lạt treo lên gác bếp hoặc sấy trên than củi để hong khói, để xa cho thịt chín từ từ, chín đều, không được để thịt sát than củi tránh bên ngoài thì bị cháy, bên trong lại không chín. Dần dần thịt sẽ khô, chín do sức nóng của gia vị tẩm ướp và của khói bếp củi quanh năm đỏ lửa. Thịt được sấy như thế cho đến khi vừa chín, không nên sấy khô quá ăn sẽ bị dai và cứng, mất vị ngọt, sau một khoảng thời gian chừng 2- 3 tháng thì ăn được.
Khi những miếng thịt trâu sấy đã đượm mùi hấp dẫn rất riêng của nó, người ta gỡ ra bọc bằng giấy báo, nếu gia đình nào có điều kiện thì cho vào tủ lạnh để ăn dần. Còn với các hộ gia đình vùng cao vẫn đun bằng bếp củi thì họ sẽ treo lên trên gác bếp hun khói và ăn trong một thời gian dài. Khi ăn, lấy ra thì dùng đồ xôi đồ lại khoảng 20 - 30 phút là ăn được hoặc bằng cách nướng trên bếp than củi hoặc vùi trong bếp tro nóng, sau đó dùng chày gỗ đập dập, xé tơi nhỏ chấm với nước mắm pha chanh, tỏi, ớt, đường hoặc tương ớt tuỳ theo sở thích.
Món ăn này rất phù hợp khi thưởng thức cùng bia và rượu trong những dịp tụ hội bạn bè, người thân, đặc biệt là trong những ngày lễ, Tết. Nếu từng có cơ hội nhâm nhi món thịt trâu khô gác bếp này, chắc chắn bạn sẽ muốn quay lại để thưởng thức thêm nhiều lần nữa. Nếu có dịp đến Yên Bái, du khách đừng quên thưởng thức và mua một ít thịt trâu gác bếp đặc sản miền Tây Yên Bái về làm quà.