CTTĐT – Sau 7 năm thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện Văn Yên đạt 58,6%, lao động qua đào tạo nghề đạt 42,5%. Chất lượng lao động khu vực nông thôn tăng lên đã góp phần giải quyết bài toán việc làm, nâng cao thu nhập, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế và thay đổi bộ mặt nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới của huyện.
Giáo viên Trung tâm Dạy nghề và GDTX huyện Văn Yên hướng dẫn người dân vùng quế chế tác đồ thủ công mỹ nghề từ vỏ quế
Xác định Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nhằm đào tạo đội ngũ lao động có trình độ tay nghề, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế; chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông lâm nghiệp sang công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và để hoàn thành các mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện, tỉnh đề ra, huyện Văn Yên đã thực hiện nhiều các giải pháp để nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn như: Đẩy mạnh công tác chỉ đạo, điều hành, công tác điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của người dân, tư vấn, hướng dẫn người lao động lựa chọn và đăng ký nghề học phù hợp với điều kiện của gia đình và khả năng của từng lao động; phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn giải quyết việc làm cho người lao động sau khi đã được học nghề. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho lao động nông thôn về vai trò, ý nghĩa của công tác đào tạo nghề đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội luôn được quan tâm. Nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội về dạy nghề cho lao động nông thôn đã có bước chuyển biến tích cực. Các ngành, đoàn thể của huyện đã tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động hội viên tham gia học nghề, đặc biệt là công tác chỉ đạo hội cấp dưới tham gia vào công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại địa phương.
Kết quả sau 7 năm triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg, số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp trên địa bàn huyện là 4.811người, với tổng kinh phí trên 5,4 tỷ đồng. Qua thống kê của các xã, thị trấn, tỷ lệ lao động có việc làm sau học nghề là 98,8%. Tỷ lệ lao động nông thôn sau khi học nghề làm đúng so với nghề đào tạo đạt 80%; có 112 lao động nông thôn thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp; 194 lao động được doanh nghiệp tuyển dụng sau khi được đào tạo nghề. Đặc biệt có 171 hộ gia đình có người tham gia học nghề đã thoát nghèo sau 1 năm học nghề; 375 hộ gia đình có người tham gia học nghề trở thành hộ khá.Tỷ lệ lao động nông thôn trên địa bàn huyện chuyển từ lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp sau học nghề là 645 lao động/1337 lao động chiếm 48,42%.
Qua 7 năm thực hiện Đề án 1956 đã đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện đạt 58,6%, lao động qua đào tạo nghề đạt 42,5%. Chất lượng lao động khu vực nông thôn tăng lên đã góp phần giải quyết bài toán việc làm, nâng cao thu nhập, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế và thay đổi bộ mặt nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới của huyện./.
1091 lượt xem
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Sau 7 năm thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện Văn Yên đạt 58,6%, lao động qua đào tạo nghề đạt 42,5%. Chất lượng lao động khu vực nông thôn tăng lên đã góp phần giải quyết bài toán việc làm, nâng cao thu nhập, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế và thay đổi bộ mặt nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới của huyện.Xác định Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nhằm đào tạo đội ngũ lao động có trình độ tay nghề, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế; chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông lâm nghiệp sang công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và để hoàn thành các mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện, tỉnh đề ra, huyện Văn Yên đã thực hiện nhiều các giải pháp để nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn như: Đẩy mạnh công tác chỉ đạo, điều hành, công tác điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của người dân, tư vấn, hướng dẫn người lao động lựa chọn và đăng ký nghề học phù hợp với điều kiện của gia đình và khả năng của từng lao động; phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn giải quyết việc làm cho người lao động sau khi đã được học nghề. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho lao động nông thôn về vai trò, ý nghĩa của công tác đào tạo nghề đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội luôn được quan tâm. Nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội về dạy nghề cho lao động nông thôn đã có bước chuyển biến tích cực. Các ngành, đoàn thể của huyện đã tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động hội viên tham gia học nghề, đặc biệt là công tác chỉ đạo hội cấp dưới tham gia vào công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại địa phương.
Kết quả sau 7 năm triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg, số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp trên địa bàn huyện là 4.811người, với tổng kinh phí trên 5,4 tỷ đồng. Qua thống kê của các xã, thị trấn, tỷ lệ lao động có việc làm sau học nghề là 98,8%. Tỷ lệ lao động nông thôn sau khi học nghề làm đúng so với nghề đào tạo đạt 80%; có 112 lao động nông thôn thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp; 194 lao động được doanh nghiệp tuyển dụng sau khi được đào tạo nghề. Đặc biệt có 171 hộ gia đình có người tham gia học nghề đã thoát nghèo sau 1 năm học nghề; 375 hộ gia đình có người tham gia học nghề trở thành hộ khá.Tỷ lệ lao động nông thôn trên địa bàn huyện chuyển từ lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp sau học nghề là 645 lao động/1337 lao động chiếm 48,42%.
Qua 7 năm thực hiện Đề án 1956 đã đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện đạt 58,6%, lao động qua đào tạo nghề đạt 42,5%. Chất lượng lao động khu vực nông thôn tăng lên đã góp phần giải quyết bài toán việc làm, nâng cao thu nhập, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế và thay đổi bộ mặt nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới của huyện./.