CTTĐT - Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
Ảnh minh hoạ: sdrc.com.vn
Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tham mưu, đề xuất UBND tỉnh các chương trình, kế hoạch, đề án nhằm tăng cường năng lực và công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030; thực hiện tốt công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường; tập huấn, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ để các địa phương, cơ quan, đơn vị và người dân thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.
Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra và thường xuyên giám sát, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường; xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; tiếp tục duy trì hoạt động của đường dây nóng để kịp thời tiếp nhận và giải quyết các ý kiến phản ánh của doanh nghiệp, người dân và các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.
Giao Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh chủ trì kiểm tra và thường xuyên giám sát tình hình xử lý ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các sở, ngành và địa phương liên quan trong quá trình thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh từng bước hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động và đối với các khu công nghiệp quy hoạch xây dựng mới hoặc các khu công nghiệp dự kiến điều chỉnh quy hoạch phải thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
Không cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư dự án có công nghệ sản xuất lạc hậu, công nghệ đã bị loại thải hoặc đang có xu hướng bị loại thải từ các nước khác, công nghệ sản xuất gây ô nhiễm môi trường vào trong khu công nghiệp đang quản lý.
Đối với các sở, ban, ngành còn lại của tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; tích cực phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh và các địa phương trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
Không tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư dự án có công nghệ sản xuất lạc hậu, công nghệ đã bị loại thải hoặc đang có xu hướng bị loại thải từ các nước khác, công nghệ sản xuất gây ô nhiễm môi trường.
Đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường, từng bước nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong công tác bảo vệ môi trường; nâng cao chất lượng xác nhận cam kết bảo vệ môi trường, thẩm định kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường. Trong đó phải đặc biệt chú trọng thẩm định công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đảm bảo tính khả thi và hiệu quả xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường.
Chủ động kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở trên địa bàn quản lý, nhất là đối với những cơ sở mà thủ tục hồ sơ về bảo vệ môi trường do Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường để ngăn chặn, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.
Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nhất là những cơ sở có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường như y tế, sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm, chăn nuôi gia súc….
Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các mô hình bảo vệ môi trường như: Mô hình thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; mô hình khu dân cư tự quản để thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt đã được Sở Tài nguyên và Môi trường, các ngành, các cấp phổ biến, hướng dẫn.
Xây dựng kế hoạch từng bước đầu tư, hoàn thiện đầy đủ hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường tại các Cụm công nghiệp theo quy định tại Thông tư số 31/2016/TT-BTNTM ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Quan tâm đào tạo, nâng cao năng lực của cán bộ trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
Chủ động và kịp thời giải quyết, xử lý đối với các cơ sở vi phạm, các cơ sở gây ô nhiễm môi trường khi có phản ánh của nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng.
Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn, thường xuyên giám sát, kịp thời phát hiện các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường để xử lý hoặc đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.
1196 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tham mưu, đề xuất UBND tỉnh các chương trình, kế hoạch, đề án nhằm tăng cường năng lực và công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030; thực hiện tốt công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường; tập huấn, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ để các địa phương, cơ quan, đơn vị và người dân thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.
Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra và thường xuyên giám sát, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường; xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; tiếp tục duy trì hoạt động của đường dây nóng để kịp thời tiếp nhận và giải quyết các ý kiến phản ánh của doanh nghiệp, người dân và các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.
Giao Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh chủ trì kiểm tra và thường xuyên giám sát tình hình xử lý ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các sở, ngành và địa phương liên quan trong quá trình thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh từng bước hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động và đối với các khu công nghiệp quy hoạch xây dựng mới hoặc các khu công nghiệp dự kiến điều chỉnh quy hoạch phải thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
Không cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư dự án có công nghệ sản xuất lạc hậu, công nghệ đã bị loại thải hoặc đang có xu hướng bị loại thải từ các nước khác, công nghệ sản xuất gây ô nhiễm môi trường vào trong khu công nghiệp đang quản lý.
Đối với các sở, ban, ngành còn lại của tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; tích cực phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh và các địa phương trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
Không tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư dự án có công nghệ sản xuất lạc hậu, công nghệ đã bị loại thải hoặc đang có xu hướng bị loại thải từ các nước khác, công nghệ sản xuất gây ô nhiễm môi trường.
Đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường, từng bước nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong công tác bảo vệ môi trường; nâng cao chất lượng xác nhận cam kết bảo vệ môi trường, thẩm định kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường. Trong đó phải đặc biệt chú trọng thẩm định công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đảm bảo tính khả thi và hiệu quả xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường.
Chủ động kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở trên địa bàn quản lý, nhất là đối với những cơ sở mà thủ tục hồ sơ về bảo vệ môi trường do Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường để ngăn chặn, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.
Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nhất là những cơ sở có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường như y tế, sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm, chăn nuôi gia súc….
Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các mô hình bảo vệ môi trường như: Mô hình thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; mô hình khu dân cư tự quản để thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt đã được Sở Tài nguyên và Môi trường, các ngành, các cấp phổ biến, hướng dẫn.
Xây dựng kế hoạch từng bước đầu tư, hoàn thiện đầy đủ hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường tại các Cụm công nghiệp theo quy định tại Thông tư số 31/2016/TT-BTNTM ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Quan tâm đào tạo, nâng cao năng lực của cán bộ trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
Chủ động và kịp thời giải quyết, xử lý đối với các cơ sở vi phạm, các cơ sở gây ô nhiễm môi trường khi có phản ánh của nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng.
Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn, thường xuyên giám sát, kịp thời phát hiện các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường để xử lý hoặc đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.