CTTĐT - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch triển khai phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2018 - 2021.
Phấn đấu đến năm 2021 có 80% hộ gia đình có điểm rửa tay, có nước và có xà phòng thường xuyên để rửa tay
Mục tiêu của Kế hoạch phấn đấu đến năm 2021, toàn tỉnh có 70% hộ gia đình nông thôn sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; 100% trường học và trạm y tế xã có đủ nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh (điểm trường chính); 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh có cam kết bảo vệ môi trường; 80% hộ gia đình có điểm rửa tay, có nước và có xà phòng thường xuyên để rửa tay; Ít nhất 50 xã được công nhận đạt tiêu chí "Vệ sinh toàn xã"; 100% lãnh đạo các đơn vị y tế trong tỉnh và cán bộ chuyên trách được đào tạo, tập huấn nội dung triển khai các hoạt động vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng, vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình, vệ sinh trong cơ sở y tế và nơi làm việc.
100% các cơ sở cấp nước tập trung có công suất ≥ 1.000 m3/ngày đêm và 70% trạm cấp nước tập trung quy mô < 1.000 m3/ngày đêm được kiểm tra, giám sát vệ sinh và chất lượng nước hàng năm; 90% nguồn nước nhỏ lẻ hộ gia đình được giám sát về vệ sinh hàng năm; 100% lãnh đạo các đơn vị y tế, Thanh tra Sở Y tế và cán bộ chuyên trách được đào tạo, tập huấn với nội dung triển khai các hoạt động về thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng nước; 100% lãnh đạo và cán bộ chuyên trách các đơn vị cấp nước đô thị, 70% cán bộ phụ trách trạm cấp nước nông thôn được tập huấn, đào tạo về thực hiện công tác vệ sinh, bảo đảm chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt theo quy địnhp; 100% các đơn vị y tế cơ sở triển khai công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về đảm bảo vệ sinh chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt.
Để đạt được những mục tiêu trên, tỉnh đưa nội dung phong trào VSYN NCSKND vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương; tuyên truyền về các quan điểm chỉ đạo, mục đích, ý nghĩa của phong trào VSYN NCSKND và các nội dung đảm bảo thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu vệ sinh phòng chống dịch bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng; thông qua các cuộc họp, mít tinh, giao ban, hội nghị… Tuyên truyền thông qua pa nô, áp phích ở nơi công cộng, nơi tập trung đông dân cư. Tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng, vận động người dân giữ gìn vệ sinh nguồn nước, dụng cụ chứa nước. Thực hiện đúng quy định về xử lý nguồn nước ăn, uống, nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường trong tình trạng khẩn cấp bão lụt, thiên tai. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức y tế và các hoạt động văn hóa, nghệ thuật quần chúng chủ đề về vệ sinh và nâng cao sức khỏe. Tổ chức phát động chiến dịch truyền thông hưởng ứng ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân theo các chủ đề hang năm.
Chỉ đạo, hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố triển khai mô hình và nhân rộng "Vệ sinh toàn xã", nhân rộng các mô hình về vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng do các dự án thực hiện. Xây dựng và triển khai mô hình cơ sở y tế Xanh - Sạch - Đẹp. Xây dựng, sử dụng và bảo quản công trình vệ sinh trong cở sở y tế, tăng cường truyên thông thay đổi hành vi vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng trong cơ sở y tế đặc biệt là với bệnh nhân và người nhà.
Triển khai công tác kiểm tra, giám sát bảo đảm thực hiện có hiệu quả phong trào VSYN NCSKND, chú trọng vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng, vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình, vệ sinh trong cơ sở y tế, trường học và nơi làm việc.
Lồng ghép các nội dung hoạt động của phong trào vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân vào chương trình, phong trào, dự án: Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới; Chương trình mở rộng Quy mô vệ sinh và nước sạch Nông thôn dựa trên kết quả; Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; Phong trào thi đua yêu nước...
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin, chuyển giao công nghệ về vệ sinh phòng bệnh. Tăng cường công tác xã hội hóa, mời gọi các tổ chức quốc tế trong đầu tư cho các hoạt động về vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng, vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình, vệ sinh trong cơ sở y tế và nơi làm việc, vệ sinh môi trường phòng chống dịch. Đẩy mạnh xã hội hoá, đa dạng các nguồn lực tài chính và từng bước tăng mức đầu tư cho phong trào VSYN NCSKND. Sử dụng nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu, dự án có liên quan tới vệ sinh và nâng cao sức khoẻ để lồng ghép triển khai phong trào, như: Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới; Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và Nước sạch nông thôn dựa trên kết quả; Các chương trình dự án khác có mục tiêu vệ sinh….. Huy động sự đầu tư của người dân trong việc xây dựng, sử dụng các công trình nước sạch, nhà tiêu, chuồng, trại gia súc, gia cầm và thu gom, xử lý rác thải hộ gia đình theo đúng Chiến lược cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020 của Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000.
1316 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch triển khai phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2018 - 2021.Mục tiêu của Kế hoạch phấn đấu đến năm 2021, toàn tỉnh có 70% hộ gia đình nông thôn sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; 100% trường học và trạm y tế xã có đủ nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh (điểm trường chính); 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh có cam kết bảo vệ môi trường; 80% hộ gia đình có điểm rửa tay, có nước và có xà phòng thường xuyên để rửa tay; Ít nhất 50 xã được công nhận đạt tiêu chí "Vệ sinh toàn xã"; 100% lãnh đạo các đơn vị y tế trong tỉnh và cán bộ chuyên trách được đào tạo, tập huấn nội dung triển khai các hoạt động vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng, vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình, vệ sinh trong cơ sở y tế và nơi làm việc.
100% các cơ sở cấp nước tập trung có công suất ≥ 1.000 m3/ngày đêm và 70% trạm cấp nước tập trung quy mô 3/ngày đêm được kiểm tra, giám sát vệ sinh và chất lượng nước hàng năm; 90% nguồn nước nhỏ lẻ hộ gia đình được giám sát về vệ sinh hàng năm; 100% lãnh đạo các đơn vị y tế, Thanh tra Sở Y tế và cán bộ chuyên trách được đào tạo, tập huấn với nội dung triển khai các hoạt động về thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng nước; 100% lãnh đạo và cán bộ chuyên trách các đơn vị cấp nước đô thị, 70% cán bộ phụ trách trạm cấp nước nông thôn được tập huấn, đào tạo về thực hiện công tác vệ sinh, bảo đảm chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt theo quy địnhp; 100% các đơn vị y tế cơ sở triển khai công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về đảm bảo vệ sinh chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt.
Để đạt được những mục tiêu trên, tỉnh đưa nội dung phong trào VSYN NCSKND vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương; tuyên truyền về các quan điểm chỉ đạo, mục đích, ý nghĩa của phong trào VSYN NCSKND và các nội dung đảm bảo thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu vệ sinh phòng chống dịch bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng; thông qua các cuộc họp, mít tinh, giao ban, hội nghị… Tuyên truyền thông qua pa nô, áp phích ở nơi công cộng, nơi tập trung đông dân cư. Tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng, vận động người dân giữ gìn vệ sinh nguồn nước, dụng cụ chứa nước. Thực hiện đúng quy định về xử lý nguồn nước ăn, uống, nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường trong tình trạng khẩn cấp bão lụt, thiên tai. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức y tế và các hoạt động văn hóa, nghệ thuật quần chúng chủ đề về vệ sinh và nâng cao sức khỏe. Tổ chức phát động chiến dịch truyền thông hưởng ứng ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân theo các chủ đề hang năm.
Chỉ đạo, hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố triển khai mô hình và nhân rộng "Vệ sinh toàn xã", nhân rộng các mô hình về vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng do các dự án thực hiện. Xây dựng và triển khai mô hình cơ sở y tế Xanh - Sạch - Đẹp. Xây dựng, sử dụng và bảo quản công trình vệ sinh trong cở sở y tế, tăng cường truyên thông thay đổi hành vi vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng trong cơ sở y tế đặc biệt là với bệnh nhân và người nhà.
Triển khai công tác kiểm tra, giám sát bảo đảm thực hiện có hiệu quả phong trào VSYN NCSKND, chú trọng vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng, vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình, vệ sinh trong cơ sở y tế, trường học và nơi làm việc.
Lồng ghép các nội dung hoạt động của phong trào vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe nhân dân vào chương trình, phong trào, dự án: Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới; Chương trình mở rộng Quy mô vệ sinh và nước sạch Nông thôn dựa trên kết quả; Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; Phong trào thi đua yêu nước...
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin, chuyển giao công nghệ về vệ sinh phòng bệnh. Tăng cường công tác xã hội hóa, mời gọi các tổ chức quốc tế trong đầu tư cho các hoạt động về vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng, vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình, vệ sinh trong cơ sở y tế và nơi làm việc, vệ sinh môi trường phòng chống dịch. Đẩy mạnh xã hội hoá, đa dạng các nguồn lực tài chính và từng bước tăng mức đầu tư cho phong trào VSYN NCSKND. Sử dụng nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu, dự án có liên quan tới vệ sinh và nâng cao sức khoẻ để lồng ghép triển khai phong trào, như: Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới; Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và Nước sạch nông thôn dựa trên kết quả; Các chương trình dự án khác có mục tiêu vệ sinh….. Huy động sự đầu tư của người dân trong việc xây dựng, sử dụng các công trình nước sạch, nhà tiêu, chuồng, trại gia súc, gia cầm và thu gom, xử lý rác thải hộ gia đình theo đúng Chiến lược cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020 của Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000.