Căn cứ Quyết định số 2277, ngày 05/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt đề cương Đề án “Chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2017 - 2020 định hướng đến năm 2030.
Sản phẩm Sơn tra Mù Cang Chải
Theo đó, trên địa bàn huyện Mù Cang Chải hiện có một số sản phẩm được thị trường ưa chuộng và tiêu thụ gồm: Sơn Tra, Thảo quả, Lợn đen bản địa, Gà đen và một số sản phẩm khác như: Mật ong, đồ thổ cẩm và sử dụng các dịch vụ du lịch. Những sản phẩm này được chia thành các nhóm đó là: Nhóm Thực phẩm, nhóm Thảo dược, nhóm Vải và may mặc và nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, các sản phẩm nêu trên chỉ có một sản phẩm có đăng ký công bố chất lượng đó là quả Sơn tra. Sản lượng của các sản phẩm qua khảo sát năm 2016 tổng sản lượng thịt hơi lợn đen xuất chuồng là 1.198 tấn; gà đen 30,5 tấn; Sơn tra khoảng 1.700 tấn; Thảo quả khoảng 60 tấn; Nhóm Vải may mặc mỗi năm sản xuất khoảng 400 đến 500 sản phẩm doanh thu ước đạt khoảng 300 triệu đồng/năm; Nhóm Nhà nghỉ du lịch cộng đồng mới phát triển từ năm 2015 đến nay, hiện có 02 điểm chủ yếu phục vụ khách du lịch trong tuần lễ Danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang.
Một mô hình nuôi Gà đen tại Mù Cang Chải
Các sản phẩm hàng hóa nông sản của huyện mang tính đặc thù của huyện vùng cao nên được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh biết đến và có nhu cầu tiêu thụ và sử dụng, sản phẩm chưa đủ để cung cấp ra thị trường, đó là cơ hội cho nhân dân mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, những sản phẩm này chủ yếu bán lẻ cho cá nhân thu mua, chưa thành lập được các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, hộ sản xuất kinh doanh nên chưa có các tổ chức kinh tế đầu tư vào sản xuất để mở rộng thị trường.
Trong thời gian tới, huyện Mù Cang Chải tiếp tục tuyên truyền cho các hộ gia đình có điều kiện để thành lập các tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, hộ sản xuất kinh doanh thu mua, sơ chế các sản phẩm nhằm tạo thành các thương hiệu của địa phương. Tiếp tục chỉ đạo nhân dân các xã trong huyện sản xuất, thâm canh diện tích cây Thảo quả, phát triển thêm diện tích cây Sơn tra, mở rộng chăn nuôi phát triển đàn lợn đen bản địa, gà đen. Tuy nhiên để thực hiện được mục tiêu đó, huyện Mù Cang Chải cũng rất cần sự quan tâm của UBND tỉnh, các Sở, ngành chức năng xem xét phân bổ nguồn vốn để phát triển, nâng cao chất lượng hạ tầng kinh tế nhất là giao thông nông thôn, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tạo cơ hội phát triển du lịch, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ cơ sở tham quan học tập kinh nghiệm tại các tỉnh bạn …
1378 lượt xem
Theo Trang TTĐT huyện Mù Cang Chải
Căn cứ Quyết định số 2277, ngày 05/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt đề cương Đề án “Chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2017 - 2020 định hướng đến năm 2030.Theo đó, trên địa bàn huyện Mù Cang Chải hiện có một số sản phẩm được thị trường ưa chuộng và tiêu thụ gồm: Sơn Tra, Thảo quả, Lợn đen bản địa, Gà đen và một số sản phẩm khác như: Mật ong, đồ thổ cẩm và sử dụng các dịch vụ du lịch. Những sản phẩm này được chia thành các nhóm đó là: Nhóm Thực phẩm, nhóm Thảo dược, nhóm Vải và may mặc và nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, các sản phẩm nêu trên chỉ có một sản phẩm có đăng ký công bố chất lượng đó là quả Sơn tra. Sản lượng của các sản phẩm qua khảo sát năm 2016 tổng sản lượng thịt hơi lợn đen xuất chuồng là 1.198 tấn; gà đen 30,5 tấn; Sơn tra khoảng 1.700 tấn; Thảo quả khoảng 60 tấn; Nhóm Vải may mặc mỗi năm sản xuất khoảng 400 đến 500 sản phẩm doanh thu ước đạt khoảng 300 triệu đồng/năm; Nhóm Nhà nghỉ du lịch cộng đồng mới phát triển từ năm 2015 đến nay, hiện có 02 điểm chủ yếu phục vụ khách du lịch trong tuần lễ Danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang.
Một mô hình nuôi Gà đen tại Mù Cang Chải
Các sản phẩm hàng hóa nông sản của huyện mang tính đặc thù của huyện vùng cao nên được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh biết đến và có nhu cầu tiêu thụ và sử dụng, sản phẩm chưa đủ để cung cấp ra thị trường, đó là cơ hội cho nhân dân mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, những sản phẩm này chủ yếu bán lẻ cho cá nhân thu mua, chưa thành lập được các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, hộ sản xuất kinh doanh nên chưa có các tổ chức kinh tế đầu tư vào sản xuất để mở rộng thị trường.
Trong thời gian tới, huyện Mù Cang Chải tiếp tục tuyên truyền cho các hộ gia đình có điều kiện để thành lập các tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, hộ sản xuất kinh doanh thu mua, sơ chế các sản phẩm nhằm tạo thành các thương hiệu của địa phương. Tiếp tục chỉ đạo nhân dân các xã trong huyện sản xuất, thâm canh diện tích cây Thảo quả, phát triển thêm diện tích cây Sơn tra, mở rộng chăn nuôi phát triển đàn lợn đen bản địa, gà đen. Tuy nhiên để thực hiện được mục tiêu đó, huyện Mù Cang Chải cũng rất cần sự quan tâm của UBND tỉnh, các Sở, ngành chức năng xem xét phân bổ nguồn vốn để phát triển, nâng cao chất lượng hạ tầng kinh tế nhất là giao thông nông thôn, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tạo cơ hội phát triển du lịch, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ cơ sở tham quan học tập kinh nghiệm tại các tỉnh bạn …