Rêu suối (còn gọi là rêu đá) Mường Lò - Yên Bái là một món ăn đặc sản của người Mường Lò, chỉ thưởng thức một lần cũng khó lòng mà quên đi hương vị đậm đà đó.
Rêu suối Mường Lò - Yên Bái là một món ăn đặc sản độc đáo
Rêu suối Mường Lò vừa dài, vừa êm lại vừa rất xanh mát vì thế cho nên từ lâu nó đã trở thành một món ăn của người Thái nơi đây. Để có thể cảm nhận hết vị ngon của rêu thì phải ra tận suối để vớt hoặc hái rêu và trải nghiệm quá trình chế biến của món ẩm thực độc đáo này.
Theo người dân nơi đây, rêu suối Mường Lò xuất hiện rất kỳ lạ, giống như là nó được sinh ra bắt nguồn từ truyền thuyết về dòng Thia vậy. Vào độ tháng 9, tháng 10 cho đến tháng 5 tính theo lịch âm đó là mùa rêu đá ở Mường Lò. Rêu cứ như thế mọc lên ở tất cả các hòn đá có trong suối, chỉ có màu xanh đậm và không hề ra hoa kết quả. Vậy là đều đặn hàng năm, rêu cứ mọc như là một quy luật tự nhiên, khi mọc dài đến kích thước nhất định thì sẽ tự rụng và cuốn trôi theo dòng nước.
Mùa xuân là thời điểm rêu suối Mường Lò ngon nhất. Nếu muốn chọn được rêu sạch và non thì cần phải lấy rêu ở nơi có dòng suối chảy xiết và tập trung nhiều tảng đá to. Tuy nhiên, việc lấy rêu suối cũng không phải đơn giản bởi rêu thường nằm sâu ở dưới nước nên cần lội xuống mới có thể hái được rêu.
Vào ngày Hội Hái rêu, phụ nữ người Thái tấp nập cùng nhau ra suối. Rêu dài miên man, dập dờn trong bụng nước, lúc vớt lên, còn lưu luyến lóng lánh bám nhiều giọt nước. Các cô gái Thái vắt rêu thành từng nắm, rêu mịn mát, nắm tròn như bột lọc.
Rêu suối Mường Lò được bà con rửa sạch chế biến thành món ăn độc đáo
Sau khi làm sạch rêu, người Thái thường trộn hạt dổi, hạt mắc khén cùng ớt, tỏi, gừng, củ xả, lá chanh, rồi thêm ít thịt mỡ. Dùng lá dong được rửa sạch để gói rêu và gia vị, buộc lạt tre túm hai đầu, bẻ quặt hai mép lá lại thành cái hình khum khum treo trên một thanh nẹp tre. Đem tất cả vùi vào trong tro ấm. Không than, không lửa, cũng không hơ khói. Bao giờ lá dong cháy tí tách, thì lấy thanh tre ra, hơ cả gói rêu nướng trên than hoa.
Lá dong cháy đến lớp trong cùng, mỡ và nước xanh thơm mát của rêu suối rỉ ra, thì bày ra đĩa. Khi ăn, mở gói lá dong ra, mùi mắc khén, hạt dổi và mấy chục thứ gia vị cùng hòa trộn ngạt ngào, riêng có rêu vẫn mát lịm, thanh tao. Món rêu nướng (khay/"cay pho") vừa quyến rũ với nghệ thuật thứ thiệt của gia vị ẩm thực Thái, lại vừa giữ được cái mát lành, thơm thảo, dịu dàng của vị rêu suối. Món "cay pỉnh" còn thú vị hơn: đem nguyên liệu rêu và gia vị gói bằng lá lốt hoặc lá chanh. Kẹp các gói nhỏ trên thanh tre tươi trẻ đôi, nướng giòn. Rêu chín, cho vào rán với mỡ lợn.
Món rêu luộc ăn như rau cũng rất lạ. Rêu rửa sạch, tẽ nhỏ, bỏ vào nước luộc gà luộc vịt, đun chín tới. Bà con người Thái, người Tày, người Mông còn rán rêu nhắm rượu. Thả vào miệng, nhấp chút rượu, vị rêu tan chảy trong miệng rất ngon.
Riêng người Tày còn làm bánh mọc với nhân là rêu suối (đồng bào gọi là quẹ). Bột bánh làm bằng gạo nếp ở dạng già hơn cốm một chút. Mỗi khi chuẩn bị cỗ dịp Lễ Tết, họ băm nhỏ rêu với thịt gà thịt vịt, cho vào chõ đồ lên như đồ xôi. Ăn béo ngậy, thơm dịu vị rêu suối. Cái món rêu đồ lên với thịt ấy gần gũi và là nỗi khắc khoải của mỗi người dân ở miền quê sơn cước suốt nhiều thế kỷ qua.
Rêu suối nhiều, nhưng rêu ngon thì ít và có thời điểm nên bà con vùng cao (những nơi có tục ăn rêu) quý rêu lắm. Khách quý thì mới đãi rêu khô trên gác bếp. Rêu thường được tổ chức ăn vào bữa cơm tối, khi đại gia đình đông đủ. Cô dâu Thái thường coi dành phần rêu nướng cho mẹ chồng những mong tròn vẹn hơn cái đạo dâu con.
Rêu suối Mường Lò rất quý và ăn rêu cũng rất tốt đối với sức khỏe của con người. Không chỉ giúp điều hòa khí huyết mà còn có tác dụng giải độc, giải nhiệt cho cơ thể. Chỉ một lần thưởng thức hương vị của rêu suối mới có thể cảm nhận trọn vẹn hương vị độc đáo từ món ăn. Theo tương truyền của người Thái Mường Lò, "Thia" có nghĩa là nước mắt. Con suối là dòng nước mắt của một cô gái Thái yêu đắm say rồi bị chia cắt. Cô khóc đến độ nước mắt biến thành ngòi Thia. Người yêu cô đau xót ra suối tự vẫn, chàng hóa thành viên đá, tóc cô gái biến thành rêu ôm ấp quanh chàng. Có lẽ bởi rêu suối xuất hiện từ câu chuyện tình yêu đầy nước mắt của đôi trai gái cho nên rêu suối ở ngòi Thia - Mường Lò, Yên Bái được xem là ngon nhất cả vùng Tây Bắc.
Đối với người Thái ở Mường Lò, rêu là món ăn chỉ dành để tiếp đãi khách quý. Nào là rêu nướng, rêu rán, nhưng độc đáo nhất vẫn là món trộn với các loại gia vị rồi đem nướng
4087 lượt xem
Ban Biên tập
Rêu suối (còn gọi là rêu đá) Mường Lò - Yên Bái là một món ăn đặc sản của người Mường Lò, chỉ thưởng thức một lần cũng khó lòng mà quên đi hương vị đậm đà đó.Rêu suối Mường Lò vừa dài, vừa êm lại vừa rất xanh mát vì thế cho nên từ lâu nó đã trở thành một món ăn của người Thái nơi đây. Để có thể cảm nhận hết vị ngon của rêu thì phải ra tận suối để vớt hoặc hái rêu và trải nghiệm quá trình chế biến của món ẩm thực độc đáo này.
Theo người dân nơi đây, rêu suối Mường Lò xuất hiện rất kỳ lạ, giống như là nó được sinh ra bắt nguồn từ truyền thuyết về dòng Thia vậy. Vào độ tháng 9, tháng 10 cho đến tháng 5 tính theo lịch âm đó là mùa rêu đá ở Mường Lò. Rêu cứ như thế mọc lên ở tất cả các hòn đá có trong suối, chỉ có màu xanh đậm và không hề ra hoa kết quả. Vậy là đều đặn hàng năm, rêu cứ mọc như là một quy luật tự nhiên, khi mọc dài đến kích thước nhất định thì sẽ tự rụng và cuốn trôi theo dòng nước.
Mùa xuân là thời điểm rêu suối Mường Lò ngon nhất. Nếu muốn chọn được rêu sạch và non thì cần phải lấy rêu ở nơi có dòng suối chảy xiết và tập trung nhiều tảng đá to. Tuy nhiên, việc lấy rêu suối cũng không phải đơn giản bởi rêu thường nằm sâu ở dưới nước nên cần lội xuống mới có thể hái được rêu.
Vào ngày Hội Hái rêu, phụ nữ người Thái tấp nập cùng nhau ra suối. Rêu dài miên man, dập dờn trong bụng nước, lúc vớt lên, còn lưu luyến lóng lánh bám nhiều giọt nước. Các cô gái Thái vắt rêu thành từng nắm, rêu mịn mát, nắm tròn như bột lọc.
Rêu suối Mường Lò được bà con rửa sạch chế biến thành món ăn độc đáo
Sau khi làm sạch rêu, người Thái thường trộn hạt dổi, hạt mắc khén cùng ớt, tỏi, gừng, củ xả, lá chanh, rồi thêm ít thịt mỡ. Dùng lá dong được rửa sạch để gói rêu và gia vị, buộc lạt tre túm hai đầu, bẻ quặt hai mép lá lại thành cái hình khum khum treo trên một thanh nẹp tre. Đem tất cả vùi vào trong tro ấm. Không than, không lửa, cũng không hơ khói. Bao giờ lá dong cháy tí tách, thì lấy thanh tre ra, hơ cả gói rêu nướng trên than hoa.
Lá dong cháy đến lớp trong cùng, mỡ và nước xanh thơm mát của rêu suối rỉ ra, thì bày ra đĩa. Khi ăn, mở gói lá dong ra, mùi mắc khén, hạt dổi và mấy chục thứ gia vị cùng hòa trộn ngạt ngào, riêng có rêu vẫn mát lịm, thanh tao. Món rêu nướng (khay/"cay pho") vừa quyến rũ với nghệ thuật thứ thiệt của gia vị ẩm thực Thái, lại vừa giữ được cái mát lành, thơm thảo, dịu dàng của vị rêu suối. Món "cay pỉnh" còn thú vị hơn: đem nguyên liệu rêu và gia vị gói bằng lá lốt hoặc lá chanh. Kẹp các gói nhỏ trên thanh tre tươi trẻ đôi, nướng giòn. Rêu chín, cho vào rán với mỡ lợn.
Món rêu luộc ăn như rau cũng rất lạ. Rêu rửa sạch, tẽ nhỏ, bỏ vào nước luộc gà luộc vịt, đun chín tới. Bà con người Thái, người Tày, người Mông còn rán rêu nhắm rượu. Thả vào miệng, nhấp chút rượu, vị rêu tan chảy trong miệng rất ngon.
Riêng người Tày còn làm bánh mọc với nhân là rêu suối (đồng bào gọi là quẹ). Bột bánh làm bằng gạo nếp ở dạng già hơn cốm một chút. Mỗi khi chuẩn bị cỗ dịp Lễ Tết, họ băm nhỏ rêu với thịt gà thịt vịt, cho vào chõ đồ lên như đồ xôi. Ăn béo ngậy, thơm dịu vị rêu suối. Cái món rêu đồ lên với thịt ấy gần gũi và là nỗi khắc khoải của mỗi người dân ở miền quê sơn cước suốt nhiều thế kỷ qua.
Rêu suối nhiều, nhưng rêu ngon thì ít và có thời điểm nên bà con vùng cao (những nơi có tục ăn rêu) quý rêu lắm. Khách quý thì mới đãi rêu khô trên gác bếp. Rêu thường được tổ chức ăn vào bữa cơm tối, khi đại gia đình đông đủ. Cô dâu Thái thường coi dành phần rêu nướng cho mẹ chồng những mong tròn vẹn hơn cái đạo dâu con.
Rêu suối Mường Lò rất quý và ăn rêu cũng rất tốt đối với sức khỏe của con người. Không chỉ giúp điều hòa khí huyết mà còn có tác dụng giải độc, giải nhiệt cho cơ thể. Chỉ một lần thưởng thức hương vị của rêu suối mới có thể cảm nhận trọn vẹn hương vị độc đáo từ món ăn. Theo tương truyền của người Thái Mường Lò, "Thia" có nghĩa là nước mắt. Con suối là dòng nước mắt của một cô gái Thái yêu đắm say rồi bị chia cắt. Cô khóc đến độ nước mắt biến thành ngòi Thia. Người yêu cô đau xót ra suối tự vẫn, chàng hóa thành viên đá, tóc cô gái biến thành rêu ôm ấp quanh chàng. Có lẽ bởi rêu suối xuất hiện từ câu chuyện tình yêu đầy nước mắt của đôi trai gái cho nên rêu suối ở ngòi Thia - Mường Lò, Yên Bái được xem là ngon nhất cả vùng Tây Bắc.
Đối với người Thái ở Mường Lò, rêu là món ăn chỉ dành để tiếp đãi khách quý. Nào là rêu nướng, rêu rán, nhưng độc đáo nhất vẫn là món trộn với các loại gia vị rồi đem nướng