Trong vài năm trở lại đây, kinh tế - xã hội huyện Văn Yên có những bước tiến đáng khích lệ, nhất là trong phát triển nông - lâm nghiệp. Từ một huyện hàng năm thiếu hàng ngàn tấn lương thực, nay, đã bảo đảm an ninh lương thực ở vùng cao và vùng thấp đã có lúa gạo hàng hóa. Kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển vững chắc góp phần xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Cán bộ khuyến nông huyện kiểm tra quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô vụ đông.
Có được kết quả đó là sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện, trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ khuyến nông từ huyện tới cơ sở.
Cũng như nhiều địa phương khác, đời sống nhân dân Văn Yên chủ yếu dựa vào sản xuất nông - lâm nghiệp nhưng trình độ dân trí cũng như việc áp dụng, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất còn hạn chế. Những năm trước đây, người dân sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính, đầu tư thâm canh gần như không có gì nên mỗi năm thiếu hàng chục ngàn tấn lương thực. Xác định, muốn nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi ngoài yếu tố thời tiết, khí hậu đòi hỏi người nông dân phải biết áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất.
Với nhiệm vụ được giao, Trạm Khuyến nông huyện và các khuyến nông viên cơ sở đã tham mưu, cùng các cấp chính quyền vận động nhân dân đưa giống lúa lai, lúa tiến bộ vào sản xuất. Hàng năm, mở hàng trăm lớp tập huấn kỹ thuật tới hàng ngàn lượt hộ nông dân về thâm canh lúa, chè, trồng ngô đông, ngô bãi và chăn nuôi thủy sản cũng như công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Song song với việc vận động, tuyên truyền tập huấn kỹ thuật, lực lượng khuyến nông còn xây dựng các mô hình trình diễn bằng giống lúa lai, lúa thuần chất lượng cao để bà con làm theo…
Thông qua các mô hình không chỉ cho năng suất, chất lượng lúa, gạo cao hơn hẳn các giống địa phương mà còn kháng sâu bệnh, phù hợp trên nhiều chân ruộng. Trong khi những diện tích ruộng ở vùng thấp không chỉ chắc ăn hai vụ mà còn làm vụ ba, sản xuất theo hướng hàng hóa thì không ít nông dân ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc vẫn chưa áp dụng dẫn đến năng suất, chất lượng thấp. Thế là từ trạm trưởng, trạm phó đến các cán bộ kỹ thuật lại lặn lội lên vùng cao để "ba cùng" với bà con. Nhưng xem ra cách vận động nhanh nhất, hiệu quả nhất vẫn là thực tiễn trên đồng ruộng, bằng các mô hình trình diễn "mắt thấy, tai nghe" cho bà con làm theo.
Với cách “cầm tay chỉ việc” rất cụ thể như: hướng dẫn ngâm ủ mạ, áp dụng lịch gieo cấy, cách làm đất tối thiểu, đầu tư thâm canh, bón phân cân đối, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng liều lượng... Hay như việc trồng và thâm canh sắn, cán bộ khuyến nông “đến tận nhà, rà tận thôn” để hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng cho năng suất cao, rồi kỹ thuật canh tác sắn bền vững trên đất dốc. Từ mấy hộ dân xã Đông Cuông thực hiện ban đầu, nay đã có hàng ngàn hộ dân ở khắp các xã thực hiện với diện tích gần 3.000ha, trong đó, canh tác lâu dài gần 1.000ha, canh tác tạm thời cũng trên 1.000ha.
Cùng với canh tác sắn bền vững, lực lượng cán bộ khuyến nông còn hướng dẫn kỹ thuật, vận động nhân dân thực hiện một số mô hình nuôi tằm bằng lá sắn cho hiệu quả kinh tế cao, giải quyết nhiều việc làm, thu nhập cho nông dân. Thông qua các cuộc vận động, tập huấn kỹ thuật, nhà nông Văn Yên đã biết áp dụng KHKT vào sản xuất lâm - nông nghiệp, chăn nuôi thủy sản một cách thành thạo.
Nhờ đó, năng suất lúa đã đạt bình quân 100 tạ/ha, Văn Yên không chỉ cân đối lương thực trên địa bàn mà cánh đồng Đại - Phú - An và Đông Cuông đã sản xuất lúa gạo làm hàng hóa. Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển không ngừng, đã và đang hình thành một số vùng cây công nghiệp, cây ăn quả chuyên canh với khối lượng hàng hóa lớn. Chăn nuôi thủy sản đang hồi sinh, nhất là chăn nuôi thủy đặc sản như: một số loài cá da trơn, ba ba gai góp phần xóa đói, giảm nghèo trong nông nghiệp, nông thôn.
4700 lượt xem
Theo Ngọc Trúc/Báo Yên Bái
Trong vài năm trở lại đây, kinh tế - xã hội huyện Văn Yên có những bước tiến đáng khích lệ, nhất là trong phát triển nông - lâm nghiệp. Từ một huyện hàng năm thiếu hàng ngàn tấn lương thực, nay, đã bảo đảm an ninh lương thực ở vùng cao và vùng thấp đã có lúa gạo hàng hóa. Kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển vững chắc góp phần xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.Có được kết quả đó là sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện, trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ khuyến nông từ huyện tới cơ sở.
Cũng như nhiều địa phương khác, đời sống nhân dân Văn Yên chủ yếu dựa vào sản xuất nông - lâm nghiệp nhưng trình độ dân trí cũng như việc áp dụng, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất còn hạn chế. Những năm trước đây, người dân sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính, đầu tư thâm canh gần như không có gì nên mỗi năm thiếu hàng chục ngàn tấn lương thực. Xác định, muốn nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi ngoài yếu tố thời tiết, khí hậu đòi hỏi người nông dân phải biết áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất.
Với nhiệm vụ được giao, Trạm Khuyến nông huyện và các khuyến nông viên cơ sở đã tham mưu, cùng các cấp chính quyền vận động nhân dân đưa giống lúa lai, lúa tiến bộ vào sản xuất. Hàng năm, mở hàng trăm lớp tập huấn kỹ thuật tới hàng ngàn lượt hộ nông dân về thâm canh lúa, chè, trồng ngô đông, ngô bãi và chăn nuôi thủy sản cũng như công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Song song với việc vận động, tuyên truyền tập huấn kỹ thuật, lực lượng khuyến nông còn xây dựng các mô hình trình diễn bằng giống lúa lai, lúa thuần chất lượng cao để bà con làm theo…
Thông qua các mô hình không chỉ cho năng suất, chất lượng lúa, gạo cao hơn hẳn các giống địa phương mà còn kháng sâu bệnh, phù hợp trên nhiều chân ruộng. Trong khi những diện tích ruộng ở vùng thấp không chỉ chắc ăn hai vụ mà còn làm vụ ba, sản xuất theo hướng hàng hóa thì không ít nông dân ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc vẫn chưa áp dụng dẫn đến năng suất, chất lượng thấp. Thế là từ trạm trưởng, trạm phó đến các cán bộ kỹ thuật lại lặn lội lên vùng cao để "ba cùng" với bà con. Nhưng xem ra cách vận động nhanh nhất, hiệu quả nhất vẫn là thực tiễn trên đồng ruộng, bằng các mô hình trình diễn "mắt thấy, tai nghe" cho bà con làm theo.
Với cách “cầm tay chỉ việc” rất cụ thể như: hướng dẫn ngâm ủ mạ, áp dụng lịch gieo cấy, cách làm đất tối thiểu, đầu tư thâm canh, bón phân cân đối, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng liều lượng... Hay như việc trồng và thâm canh sắn, cán bộ khuyến nông “đến tận nhà, rà tận thôn” để hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng cho năng suất cao, rồi kỹ thuật canh tác sắn bền vững trên đất dốc. Từ mấy hộ dân xã Đông Cuông thực hiện ban đầu, nay đã có hàng ngàn hộ dân ở khắp các xã thực hiện với diện tích gần 3.000ha, trong đó, canh tác lâu dài gần 1.000ha, canh tác tạm thời cũng trên 1.000ha.
Cùng với canh tác sắn bền vững, lực lượng cán bộ khuyến nông còn hướng dẫn kỹ thuật, vận động nhân dân thực hiện một số mô hình nuôi tằm bằng lá sắn cho hiệu quả kinh tế cao, giải quyết nhiều việc làm, thu nhập cho nông dân. Thông qua các cuộc vận động, tập huấn kỹ thuật, nhà nông Văn Yên đã biết áp dụng KHKT vào sản xuất lâm - nông nghiệp, chăn nuôi thủy sản một cách thành thạo.
Nhờ đó, năng suất lúa đã đạt bình quân 100 tạ/ha, Văn Yên không chỉ cân đối lương thực trên địa bàn mà cánh đồng Đại - Phú - An và Đông Cuông đã sản xuất lúa gạo làm hàng hóa. Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển không ngừng, đã và đang hình thành một số vùng cây công nghiệp, cây ăn quả chuyên canh với khối lượng hàng hóa lớn. Chăn nuôi thủy sản đang hồi sinh, nhất là chăn nuôi thủy đặc sản như: một số loài cá da trơn, ba ba gai góp phần xóa đói, giảm nghèo trong nông nghiệp, nông thôn.