Là huyện vùng cao, các công trình hạ tầng nông thôn còn thô sơ, thiếu thốn. Để từng bước đầu tư, nâng cao chất lượng các công trình nhằm tăng hiệu quả sử dụng cho đời sống nhân dân, huyện Mù Cang Chải đã chỉ đạo, đôn đốc sát sao các ban, ngành chuyên môn tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án đầu tư xây dựng hàng năm trên địa bàn.
Thi công tuyến đường từ trung tâm huyện Mù Cang Chải đi trung tâm xã Mồ Dề.
Trong năm 2017, Mù Cang Chải được đầu tư trên 71,2 tỷ đồng xây dựng cơ bản. Trong đó, vốn Chương trình 30a trên 31,7 tỷ, gồm công trình khởi công mới trên 17,5 tỷ đồng, còn lại là công trình chuyển tiếp; nguồn vốn Chương trình 135 trên 22,5 tỷ, trong đó trên 10,5 tỷ chuyển tiếp đã thanh toán khối lượng hoàn thành, còn lại trên 11,9 tỷ đang tiếp tục triển khai các công trình mới; nguồn vốn nông thôn mới trên 17 tỷ đồng chủ yếu là các dự án chuyển tiếp như: thủy lợi Ma Lừ Thàng giai đoạn 2, xã Dế Xu Phình có tổng vốn đầu tư trên 3 tỷ đồng, quy mô tưới cho 40 ha; thủy lợi Chờ Lẩu Trông, xã Mồ Dề tổng mức đầu tư trên 2,7 tỷ đồng, quy mô tưới cho trên 35 ha; kiên cố hóa thủy lợi Mí Háng Tủa Chử, xã Púng Luông tổng vốn đầu tư 2,8 tỷ đồng, quy mô tưới cho trên 15 ha ruộng...
Là một trong những xã đang được đầu tư khá nhiều hạng mục, tổng các công trình đầu tư gần 40 tỷ đồng, xã Mồ Dề chủ yếu tập trung vào kiên cố hóa thủy lợi với trên 38 tỷ đồng, còn lại đầu tư đường giao thông, trường học. Ông Sùng A Lù - Chủ tịch UBND xã Mồ Dề cho biết: "Xã Mồ Dề có trên 740 hộ, với 4.300 khẩu; kinh tế chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi nhỏ lẻ tự cung tự cấp; hộ nghèo còn trên 530 hộ; xã có 10 bản thì có 6 bản ở cách xa trung tâm xã từ 7 đến 10 km, giao thông đi lại chủ yếu là đường đất, đường mòn rất khó khăn.
Những năm gần đây, cùng với sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, xã đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia đóng góp công sức, hiến đất tạo mọi điều kiện thuận lợi giải phóng mặt bằng để các công trình đầu tư được thi công, hoàn thành theo kế hoạch, sớm đưa vào sử dụng.
Nhờ đó, công trình thủy lợi ở bản Màng Mủ B, được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình 30a đã hoàn thành tiến độ xây lắp đạt trên 50%; thủy lợi Háng Xê, bản Háng Pù Loa hoàn thành tiến độ xây lắp 100%; thủy lợi Mùa Sông Cớ hoàn thành tiến độ xây lắp công trình 95% được đầu tư bởi nguồn vốn Chương trình 135; thủy lợi Chờ Lẩu Trông được đầu tư nhờ nguồn vốn nông thôn mới hoàn thành 100% tiến độ xây lắp.
Các công trình đã góp phần đảm bảo nước tưới cho trên 140 ha ruộng của xã. Đặc biệt, tuyến đường từ trung tâm xã đi trung tâm huyện Mù Cang Chải có chiều dài 3,2 km, địa hình phức tạp, đường có độ dốc cao, hiểm trở, đi lại, vận chuyển hàng hóa, vật liệu xây dựng, nông sản... rất khó khăn, nhất là khi trời mưa cũng đang được đầu tư mở rộng mặt đường, bê tông hóa; hiện tiến độ thi công công trình đã đạt trên 40%”.
Được biết, La Pán Tẩn cũng là một trong những xã được đầu tư nhiều hạng mục công trình, nhưng do địa hình đồi núi, các bản ở cách xa nhau nên còn một số bản đường đi lại vẫn là đường đất, chưa được sử dụng điện lưới quốc gia. Hiện nay, xã đang được Nhà nước đầu tư trạm hạ thế và kéo điện cho nhân dân ở bản Trống Tông. Hết mùa mưa tiếp tục bê tông hóa đường đi các bản: Tà Chí Lừ, Pú Nhu và Hấu Đề để nhân dân đi lại thuận lợi hơn và phát triển kinh tế, xã hội.
Đối với xã Nậm Khắt, năm 2016, sau khi thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Nậm Khắt thực hiện sáp nhập các điểm lẻ về trường trung tâm có thiếu một số phòng học, phòng ở cho học sinh và đã được đầu tư 6 phòng học kiên cố hiện đang hoàn thành tiến độ xây dựng, dự kiến đưa vào sử dụng sau trong tháng 9. Công trình này sẽ góp phần ổn định học tập, ăn ở cho học sinh. Ngoài các xã trên, Mù Cang Chải còn nhiều xã khác như: Nậm Có, Cao Phạ, Hồ Bốn... cũng đang được đầu tư xây dựng đường, trường, thủy lợi...
Cùng với sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền huyện và đặc biệt là các xã còn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực đóng góp công sức cũng như hiến đất ở, đất hoa màu, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các công trình được triển khai thuận lợi, sớm được đưa vào sử dụng giúp cho việc đi lại, sản xuất, học tập được tốt hơn, từng bước nâng cao đời sống nhân dân.
1371 lượt xem
Theo Báo Yên Bái
Là huyện vùng cao, các công trình hạ tầng nông thôn còn thô sơ, thiếu thốn. Để từng bước đầu tư, nâng cao chất lượng các công trình nhằm tăng hiệu quả sử dụng cho đời sống nhân dân, huyện Mù Cang Chải đã chỉ đạo, đôn đốc sát sao các ban, ngành chuyên môn tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án đầu tư xây dựng hàng năm trên địa bàn. Trong năm 2017, Mù Cang Chải được đầu tư trên 71,2 tỷ đồng xây dựng cơ bản. Trong đó, vốn Chương trình 30a trên 31,7 tỷ, gồm công trình khởi công mới trên 17,5 tỷ đồng, còn lại là công trình chuyển tiếp; nguồn vốn Chương trình 135 trên 22,5 tỷ, trong đó trên 10,5 tỷ chuyển tiếp đã thanh toán khối lượng hoàn thành, còn lại trên 11,9 tỷ đang tiếp tục triển khai các công trình mới; nguồn vốn nông thôn mới trên 17 tỷ đồng chủ yếu là các dự án chuyển tiếp như: thủy lợi Ma Lừ Thàng giai đoạn 2, xã Dế Xu Phình có tổng vốn đầu tư trên 3 tỷ đồng, quy mô tưới cho 40 ha; thủy lợi Chờ Lẩu Trông, xã Mồ Dề tổng mức đầu tư trên 2,7 tỷ đồng, quy mô tưới cho trên 35 ha; kiên cố hóa thủy lợi Mí Háng Tủa Chử, xã Púng Luông tổng vốn đầu tư 2,8 tỷ đồng, quy mô tưới cho trên 15 ha ruộng...
Là một trong những xã đang được đầu tư khá nhiều hạng mục, tổng các công trình đầu tư gần 40 tỷ đồng, xã Mồ Dề chủ yếu tập trung vào kiên cố hóa thủy lợi với trên 38 tỷ đồng, còn lại đầu tư đường giao thông, trường học. Ông Sùng A Lù - Chủ tịch UBND xã Mồ Dề cho biết: "Xã Mồ Dề có trên 740 hộ, với 4.300 khẩu; kinh tế chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi nhỏ lẻ tự cung tự cấp; hộ nghèo còn trên 530 hộ; xã có 10 bản thì có 6 bản ở cách xa trung tâm xã từ 7 đến 10 km, giao thông đi lại chủ yếu là đường đất, đường mòn rất khó khăn.
Những năm gần đây, cùng với sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, xã đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia đóng góp công sức, hiến đất tạo mọi điều kiện thuận lợi giải phóng mặt bằng để các công trình đầu tư được thi công, hoàn thành theo kế hoạch, sớm đưa vào sử dụng.
Nhờ đó, công trình thủy lợi ở bản Màng Mủ B, được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình 30a đã hoàn thành tiến độ xây lắp đạt trên 50%; thủy lợi Háng Xê, bản Háng Pù Loa hoàn thành tiến độ xây lắp 100%; thủy lợi Mùa Sông Cớ hoàn thành tiến độ xây lắp công trình 95% được đầu tư bởi nguồn vốn Chương trình 135; thủy lợi Chờ Lẩu Trông được đầu tư nhờ nguồn vốn nông thôn mới hoàn thành 100% tiến độ xây lắp.
Các công trình đã góp phần đảm bảo nước tưới cho trên 140 ha ruộng của xã. Đặc biệt, tuyến đường từ trung tâm xã đi trung tâm huyện Mù Cang Chải có chiều dài 3,2 km, địa hình phức tạp, đường có độ dốc cao, hiểm trở, đi lại, vận chuyển hàng hóa, vật liệu xây dựng, nông sản... rất khó khăn, nhất là khi trời mưa cũng đang được đầu tư mở rộng mặt đường, bê tông hóa; hiện tiến độ thi công công trình đã đạt trên 40%”.
Được biết, La Pán Tẩn cũng là một trong những xã được đầu tư nhiều hạng mục công trình, nhưng do địa hình đồi núi, các bản ở cách xa nhau nên còn một số bản đường đi lại vẫn là đường đất, chưa được sử dụng điện lưới quốc gia. Hiện nay, xã đang được Nhà nước đầu tư trạm hạ thế và kéo điện cho nhân dân ở bản Trống Tông. Hết mùa mưa tiếp tục bê tông hóa đường đi các bản: Tà Chí Lừ, Pú Nhu và Hấu Đề để nhân dân đi lại thuận lợi hơn và phát triển kinh tế, xã hội.
Đối với xã Nậm Khắt, năm 2016, sau khi thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Nậm Khắt thực hiện sáp nhập các điểm lẻ về trường trung tâm có thiếu một số phòng học, phòng ở cho học sinh và đã được đầu tư 6 phòng học kiên cố hiện đang hoàn thành tiến độ xây dựng, dự kiến đưa vào sử dụng sau trong tháng 9. Công trình này sẽ góp phần ổn định học tập, ăn ở cho học sinh. Ngoài các xã trên, Mù Cang Chải còn nhiều xã khác như: Nậm Có, Cao Phạ, Hồ Bốn... cũng đang được đầu tư xây dựng đường, trường, thủy lợi...
Cùng với sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền huyện và đặc biệt là các xã còn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực đóng góp công sức cũng như hiến đất ở, đất hoa màu, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các công trình được triển khai thuận lợi, sớm được đưa vào sử dụng giúp cho việc đi lại, sản xuất, học tập được tốt hơn, từng bước nâng cao đời sống nhân dân.